logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 23/09/2013 lúc 08:38:31(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Giỗ Tổ sân khấu vốn là một hoạt động mang tính lễ hội truyền thống Việt Nam, là một tập tục cúng bái có tầm vóc quan trọng như việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình Việt Nam. Đây là dịp để các nghệ sĩ cùng tụ họp thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với Tổ nghiệp, với những bậc tiền bối có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sân khấu.

UserPostedImage
Nghệ sĩ Văn Chung và Chí Tâm giới thiệu về ý nghĩa ngày giỗ tổ
Theo tục lệ giỗ tổ được tổ chức ba ngày (từ ngày 11 đến 13 tháng tám âm lịch, gồm nghi thức cúng chay, cúng mặn và cúng gà ra mắt tổ nghiệp). Nhạc sĩ cổ nhạc guitare phím lõm Hoàng Phúc bảo rằng, “Nếu ở trong nước, mỗi sân khấu đều tổ chức cúng tổ rất quy mô. Thì tại hải ngoại, dù điều kiện hạn chế, các đoàn hát không nhiều như trong nước, nhưng cứ vào ngày giỗ tổ, các nghệ sĩ tại hải ngoại lại rộn ràng, trang nghiêm tổ chức ngày giỗ tổ thật thành tâm.
“Từ những giỗ Tổ trong phạm vi nhỏ như tại gia của nghệ sĩ, của soạn giả, bầu show, hay những tổ chức quy mô hơn tại các nhà hàng để phục vụ khán giả với chương trình văn nghệ đặc sắc....
“Việc “chạy show” cúng Tổ từ sân khấu này sang sân khấu khác cũng là một nét độc đáo, thú vị ngay trong nước, và ra đến hải ngoại cũng không ngoại lệ, đã để lại nhiều kỷ niệm vui với các nghệ sĩ và bản thân tôi. Đây thật sự là ngày tết của nghệ sĩ, nhạc sĩ.”
Mùa giỗ tổ sân khấu 2013 năm nay, phóng viên Viễn Đông đã có dịp tham dự 2 chương trình cúng tổ thật trang trọng và ý nghĩa của đoàn nghệ thuật sân khấu Văn Lang (do chị Mai Chân làm trưởng đoàn) tổ chức vào tối thứ Hai, 16-9-2013 (ngay đúng ngày giỗ tổ 12-8 âm lịch) tại nhà hàng Paracel Seafood, thành phố Westminster; và chương trình cúng tổ tổ chức vào tối thứ Ba, 17-9-2013 (nhằm ngày 13-8 âm lịch) trực tiếp truyền hình ngay trong chương trình Cổ Nhạc Phương Nam, của đài truyền hình VHN, do nghệ sĩ Tuấn Châu (trưởng đoàn cải lương Tân Dạ Lý) và nghệ sĩ lão thành Văn Chung, nghệ sĩ Ngọc Đáng phụ trách, tại sân khấu đài truyền hình VHN, thành phố Fountain Valley.
Được biết nghề hát không quan niệm có một vị Tổ riêng nào mà Tổ nghiệp là tất cả những người có công lao xây dựng và phát triển nền nghệ thuật truyền thống từ hàng trăm năm trước. Tại nhà Truyền Thống của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ đường Cô Bắc, thành phố Sài Gòn, có thờ Ông Tổ làm bằng một loại danh mộc chạm trổ công phu, bên trong có Tam Vị Thánh Tổ và 12 cốt ông. Mười-hai cốt ông là danh xưng để gọi chung các bậc tiền bối đã dày công sáng lập nên sự nghiệp có liên quan tới sân khấu như các vị: Tổ Sư, Thánh Sư, Tiên Sư, Tam Giáo đạo Sư, Lão lang Thần. Thập Nhị Công nghệ. Đây là mười hai ông Tổ các ngành nghề như nghề thợ mộc, nghề dệt vải, ngành âm nhạc. . . để nhớ đến công lao của những ngành nghề khác phụ trợ cho sân khấu. 12 cốt ông là tượng trưng cho 12 ông Tổ của các ngành nghề có liên quan tới sân khấu.



Chương trình nghệ thuật đặc sắc
Đến với chương trình tại hai buổi cúng tổ trên, các khán giả mộ điệu cải lương đã được xem lại những trích đoạn kinh điển, những bài ca cổ hay, những ca cảnh được dàn dựng công phu, những bài tân nhạc vui tươi... với sự góp mặt của rất đông các nghệ sĩ, ca sĩ thuộc nhiều thế hệ của sân khấu cải lương, tân nhạc... Các nghệ sĩ, ca sĩ đã cùng nhau dâng lên vị tổ nghiệp những vật phẩm quý giá, những nén hương ngát thơm, những đóa hồng đỏ thắm, những lời nguyện cầu thành tâm và những tiết mục ca vũ nhạc kịch đặc sắc để kính mừng vị tổ sư của mình. Đây còn là dịp để những nghệ sĩ hải ngoại thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn,” tri ân những vị “Tổ,” những lớp nghệ sĩ tiền phong có công sáng lập, bồi đắp nghệ thuật sân khấu, và tri ân khán giả – những người đã “nuôi sống” nền sân khấu hải ngoại. Dẫu nền sân khấu ấy vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn chưa phát triển rực rỡ, nhưng những tiếng hát, lời ca của quê hương, vẻ đẹp của nghệ thuật dân tộc, vẫn được các nghệ sĩ đi trước lưu giữ, truyền lại cho các nghệ sĩ trẻ tiếp nối giữ gìn.
Chương trình nghệ thuật do các nghệ sĩ của đoàn nghệ thuật sân khấu Văn Lang góp vui trong đêm cúng tổ với màn mở đầu các nghệ sĩ Xuân Mỹ, Vĩnh Khang, Minh Hùng hát bài “Dạ Cổ Hoài Lang,” Tấn Tài 2 “Xử Án Bàng Quý Phi,” Minh Cảnh em “Chiều Mưa Anh Về,” những trích đoạn cải lương thật màu sắc, như “Mộc Quế Anh” do nghệ sĩ Phượng Hồng, Xuân Mỹ, Vĩnh Khang, “Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ” do các nghệ sĩ Ngọc Đáng, Thanh Kim Mỹ, Tuấn Phong thể hiện. Linh Tâm- Cẩm Thu “Chuyện Tình Chàng Nghệ Sĩ Và Cô Lái Đò”….
Chương trình nghệ thuật trong chương trình cúng tổ trực tiếp truyền hình tại đài truyền hình VHN của chương trình Cổ nhạc Phương Nam đã được dàn dựng quy mô hơn và thu hút được rất đông các nghệ sĩ tài danh bên sân khấu cải lương, tân nhạc... tham dự. Nhiều nghệ sĩ cao niên tài hoa một thời, như Văn Chung, Hương Huyền, cho đến những nghệ sĩ tài sắc như Phượng Liên, Ngọc Đáng, Hương Lan, Chí Tâm, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Mai Lệ Huyền, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm, Tuấn Châu, Ngọc Ánh, Mạnh Đình, Linh Tâm, Cẩm Thu, Bảo Chung, Philip Nam... và những nghệ sĩ như Thanh Kim Mỹ, Bình Trang... nghệ sĩ trẻ Y Phụng, Xuân Mỹ, Hồng Loan, Bảo Lộc, Gia Bảo, Vĩnh Khang, Minh Hùng, Quỳnh Hoa....
Sau nghi thức trang nghiêm dâng lên tổ thầy lời nguyện cầu, các nghệ sĩ Văn Chung, Hương Huyền, Bảo Quốc, Phượng Liên, Ngọc Đáng, Chí Tâm, Thanh Thanh Tâm, Hồng Loan... đã cùng hát vang bài cổ nhạc “Dâng Lên Tổ” do nghệ sĩ Chí Tâm biên soạn.Sau vài lời tri ân đến vị thầy tổ sân khấu, tri ân khán giả và ban giám đốc VHN tạo điều kiện để tổ chức chương trình cúng tổ thật ý nghĩa với các nghệ sĩ của nghệ sĩ lão thành Văn Chung, để giúp các khán giả hiểu thêm vài điều về ý nghĩa ngày giỗ tổ sân khấu, nghệ sĩ Chí Tâm đã có vài phút chia sẻ đến với mọi người về những tài liệu mà anh sưu tầm được về vị tổ sân khấu theo nhiều truyền thuyết khác nhau.
Lần lượt từng nghệ sĩ, trong những vai trò khác nhau, tân nhạc, cổ nhạc, trích đoạn cải lương, trích đoạn hồ quảng... đã phô diễn tài nghệ ca, diễn, để kính dâng lên tổ, đem đến những phút giây nhiều cảm xúc cho khán giả thưởng ngoạn, thết đãi một bữa tiệc nghệ thuật đặc sắc đến với mọi người.
Màn liên khúc vọng cổ với sự góp mặt của khoảng 30 nghệ sĩ cải lương tại miền Nam California và một số nghệ sĩ từ tiểu bang xa về tham dự. Trích đoạn “Tình Sử Dương Quý Phi” với nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm trong vai Dương Quý Phi, Tuấn Châu vai Đường Minh Hoàng, Linh Tâm vai An Lộc Sơn cũng nhận được những tràng pháo tay khen ngợi của các khán giả, bởi tài ca, diễn và y trang rực rỡ của các nghệ sĩ. Trích đoạn “Nhụy Kiều Tướng Quân” với nghệ sĩ Thanh Kim Mỹ và Tuấn Phong tạo được cảm xúc hào hùng cho người xem. Màn hoạt cảnh “Vợ Chồng Làm Biếng” và “Trai Tài Gái Sắc” của Hồng Loan, Bảo Lộc, Gia Bảo thật vui tươi, đem lại những tiếng cười thật ý nhị cho mọi người.
Riêng màn độc diễn của nghệ sĩ Cẩm Thu chỉ mười lăm phút ngắn ngủi trong trích đoạn Võ Tòng sát tẩu đã in một dấu ấn khó quên trong đêm diễn, chị đã hoàn toàn chinh phục khán giả với lối xuất chiều sâu và đầy nội tâm. Không xiêm y lộng lẫy, chỉ cóPhan Kim Liên và nỗi đau xé lòng (kết hợp với tiếng nói vọng từ sân khấu) đã đủkhiến khán giả theo dõi. Màn độc diễn độc đáo, những “nhân vật phụ” hiện diện trong trích đoạn bằng tiếng nói vọng ra từ hậu trường, những hiệu ứng âm thanh.. và nghệ sĩ Cẩm Thu cùng diễn như “họ” đang đứng trực tiếp bên cạnh. Chị khiến khán giả phải rớt nước mắt thương nàng Phan Kim Liên khi bị lão chủ cưỡng đoạt đời con gái, hay phải hứng chịu sự hành hạ, dày vò trong cơn ghen tuông với những cái tát nảy lửa, những đòn ngắt nhéo “ảo” của mụ chủ độc ác được chị hứng chịu quá thật với nét mặt choáng váng, thất thần, thân hình rúm ró vì đau đớn... Chưa hết tái tê, nàng phải đau đớn đến ê chề khi bị gả cho người chồng tật nguyền, dị dạng Võ Đại Lang...
Điểm son của chương trình cúng tổ tại đài VHN lần này, do nghệ sĩ Tuấn Châu khởi xướng chính là từ sự đóng góp hiện kim của các nghệ sĩ và khán giả tham gia trong đêm diễn, được khoảng $5,200 Mỹ kim, và một số tiền từ các khán giả khắp các tiểu bang xem chương trình trực tiếp truyền hình gửi về, sẽ được ban tổ chức dùng toàn bộ để nghệ sĩ Bảo Quốc cầm về Việt Nam đem đến tặng cho các nghệ sĩ nghèo khó, neo đơn tại Việt Nam.
Được biết toàn bộ chi phí chương trình đều do bạn bè nghệ sĩ Tuấn Châu và ban giám đốc đài VHN bảo trợ, nên số tiền thu được trong đêm diễn sẽ không trừ chi phí, mà dành trọn vẹn để giúp các nghệ sĩ khó khăn tại Việt Nam. Đây là một nghĩa cử thật đẹp từ những tấm lòng của các nghệ sĩ và khán giả tại hải ngoại nhân mùa giỗ tổ năm nay.
Chị Quý Ngọc, một khán giả yêu thích cải lương đến dự ngày cúng tổ chia sẻ, năm nào lễ cúng tổ, chị cũng đưa con gái mình đến dự, vì chị thấy đây là chương trình rất ý nghĩa không chỉ dành cho các nghệ sĩ, mà cả với khán giả, vừa được xem nhiều tài năng nghệ thuật biểu diễn, vừa có dịp hiểu hơn về nghiệp tổ, là cách để dạy cho con của chị hiểu và yêu hơn vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam.

Tâm sự nghệ sĩ về sự huyền diệu của tổ thầy và thăng trầm trong nghề

Bà bầu Thúy Uyển của đoàn nghệ thuật Dân Nam Thúy Uyển đến dự buổi cúng tổ tại đài VHN, nói với người viết rằng, ngay trưa ngày 12 tháng tám âm lịch tại tư gia của bà cũng đã diễn ra buổi cúng tổ thật trang trọng, với khá đông các nghệ sĩ tham gia, năm nào bà cũng đứng ra tổ chức cúng tổ với quy mô khi thì lớn, khi thì nhỏ, nhưng có nơi nào cúng, bà cũng đều đến thắp hương và chia vui với bạn bè đồng nghiệp. Bà bảo bà rất tin vào tổ nghiệp và những khi gặp khó khăn trong nghề, bà luôn nguyện cầu với tổ để được trợ giúp, bà ước mong khán giả hãy luôn ủng hộ các nghệ sĩ trong mọi lĩnh vực nghệ thuật, để nghệ sĩ được cơ hội cống hiến tài năng của mình đến với khán giả gần xa.
Chị Mai Chân (trưởng đoàn Văn Lang) cho biết đã 5 năm qua, kể từ khi đoàn Văn Lang thành lập, cứ đến ngày giỗ tổ chị luôn thấy nôn nao, và thấy mình có bổn phận để tưởng nhớ đến tổ sư của mình, những người đã dầy công tạo lập ra sự nghiệp cải lương, và luôn tin tưởng rằng ở cõi xa xăm, các vị tổ sư luôn hướng mắt về đây luôn độ trì cho các nghệ sĩ trên sân khấu đem lại tinh hoa nghệ thuật văn hóa dân tộc phục vụ khán giả gần xa. Mong quý vị khán giả hãy luôn ủng hộ nghệ sĩ qua những show diễn, những chiếc vé của khán giả là động lực giúp các nghệ sĩ và khán giả song hành cùng nhau trong công cuộc bảo tồn văn hóa cổ truyền, nhắc nhở các bạn trẻ gốc Việt về nguồn cội dân tộc Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu nói rằng ông thấy những người có công thành lập ngành nghệ thuật, là giúp ít cho đời rất nhiều. Ông nói, “Vì văn hóa là tải đạo, mà sân khấu là cuộc đời thu gọn, nhiều tấm gương rất hay, chính vì vậy, sân khấu là bộ môn văn hóa. Mà mình là những người lưu vong, nên càng phải giữ gìn nền văn hóa dân tộc cho con em sau này. Những nghệ sĩ trẻ hải ngoại vẫn đang tiếp nối lớp đi trước, là điều rất quý.”
Nghệ sĩ Hương Huyền kể rằng ông rất tin sự linh thiêng của Tổ nghiệp, cá nhân ông mỗi khi gần đến suất hát, giọng khàn, hay chân đau nhức đi đứng khó khăn, ông thường nguyện tổ để khi lên sân khấu, sẽ làm tròn vai diễn, thì ông luôn được như ước nguyện. Ông kể lại về sự huyền nhiệm mà tổ đã che chở cho anh em nghệ sĩ đoàn Thanh Nga trong một suất hát vở “Tiếng Trống Mê Linh” sau năm 1975, đoàn đã bị kẻ xấu ném lựu đạn, mà không nghệ sĩ nào bị tử thương, mà chỉ bị thương thôi. Lần đó, trong lớp diễn quy tụ các nghệ sĩ trên sân khấu, khi Trưng Trắc (Thanh Nga) làm lễ tuyên thề cùng toàn quân, dân chống lại Tô Định, tấm màn nhung từ từ khép lại khi đèn sân khấu tắt hết, chỉ còn những ánh sáng từ các ngọn đuốc của các nhân vật trong lớp diễn giơ cao “Xin thề giết giặc.” “Bấy giờ tổ đã khiến cho người kéo màn nhung kéo sớm hơn vài giây so với những đêm diễn trước đó, thành ra trái lựu đạn bị ném lên, thì bị cản lại, nên các nghệ sĩ Thanh Nga, Chí Hiếu, Xuân Lan... chỉ bị thương, chứ nếu không có tấm màn, thì có lẽ sẽ nhiều người nằm xuống rồi.”
Buổi lễ giỗ tổ sân khấu đã kết thúc, nhưng tinh thần và ý nghĩa của ngày giỗ tổ vẫn vang vọng trong trái tim các nghệ sĩ và khán giả. Với họ, vị ân sư, tổ thầy vẫn luôn luôn huyền diệu, mãi mãi giúp đỡ những nghệ sĩ tâm huyết trót ăn cơm tổ nghiệp, nên vẫn nặng nợ với “nghiệp tằm.” Dẫu thăng trầm, khó khăn, nhưng vẫn luôn luôn dâng vẻ đẹp của nghệ thuật đến muôn người, và với họ, nếu có kiếp tái sinh, vẫn xin chọn “nghiệp tằm,” để đến thác vẫn còn vương tơ!
Băng Huyền/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.