logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 28/09/2013 lúc 06:58:01(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Nếu bây giờ cụ cho phép, tôi sẽ chỉ dùng duy nhất ba chủ này, từ nay tới khi tôi bỏ nghề viết để về vườn đuổi gà cho bản thân tôi, tôi cam đoan mí cụ, những bài của tôi, tuy cùng một đề tựa nhưng không bài nào giống bài nào cả. Tại sao vậy? Tại vì rằng thì là, trên đời này bất cứ một điều gì xảy ra cũng khiến cho cụ phải đặt câu hỏi, nếu không thành lời thì cũng thành một suy nghĩ ở trong đầu.
Cụ nhớ cái bài ngày hôm qua không? Tự nhiên tôi nhắc tới cái gánh hát trên nóc tủ của tôi, một điều mà cả mấy năm nay tôi không nói tới. Tại sao vậy. Đó là cái thắc mắc đầu tiên hiện ra trong óc tôi. Rồi sau khi viết xong bài, tôi suy nghĩ cả đêm để tìm hiểu lý do, tại sao tôi lại bỏ bê, xao lãng không nói đến nó, không dùng nó như một kho đề tài dự trữ mỗi khi bí? Thế rồi nghĩ quanh nghĩ quẩn một hồi một câu hỏi tại sao vậy lại hiện ra lần thứ hai. Tại sao tự nhiên tôi lại nghĩ đến nó mà lôi nó dậy?
Mới nói sơ sơ vậy thôi mà cụ đã thấy biết bao nhiêu là tại sao rồi. Nếu bây giờ cụ đồng ý cho phép tôi cứ tuần tự như tiến, trả lời từ đầu sông cho tói ngọn nguồn thì chỉ bấy nhiêu câu tại sao thôi, ít nhất tôi cũng đã phải có tới 5,6 bài, có đầu có đuôi, có xuôi có ngược để hầu chuyện cụ rồi. Nghề viết như vậy, xem ra cũng chẳng mấy vất vả, và cũng chẳng khó khăn gì. Chỉ cần có ý kiến và tìm tòi mọi sự để trả lời cho có nghĩa lý mà thôi. Cái khó là có ý kiến. Có ý kiến là có đề tài. Có đề tài là có câu hỏi. Có câu hỏi là có câu trả lời. Cứ thế mà viết. Thế là có bài. Dễ như ăn cơm sườn phải không cụ. Miễn là cụ viết văn cho suôn sẻ, đừng viết tiếng Việt bồi hay là đầy lỗi chính tả là xong ngay. Làm sao tán cho trơn tru đưa độc giả vào mê hồn trận là thành tài. Cụ nói làm sao để cho độc giả xem riết rồi chẳng biết cụ muốn nói cái thống chế gì, như vậy là ăn tiền. Vì cái nghề viết báo dễ thế cho nên tôi mới hành từ năm nẳm tới giờ chứ mà khó thì tôi đã bỏ lâu rồi.
Cụ có cần tôi phải kể lại sự tích cái gánh hát trên nóc tủ của tôi không nhĩ? Thôi thì lâu quá rồi, tôi cũng nên nhắc lại một tí để cho quí cụ dễ theo dõi câu chuyện của tôi. Tôi cứ lấy bụng tôi mà suy ra bụng cụ. Cũng chỉ tại cái tính nhớ dai và hay bắt chước của tôi mà ra cái chuyện gánh hát. Tôi đọc được ở đâu cái bài, tác giả khuyên mọi người cần phải có nhiều bạn. Nếu chẳng may cụ không có bạn thật thì cụ phải bịa ra một số bạn bằng cách tưởng tượng ra. Cụ nghĩ đến bất cứ một người nào rồi cụ tưởng tượng người đó là bạn cụ. Nếu cụ không tìm ra người thật thì cụ phải bịa ra một người, đàn ông, đàn bà già hay trẻ tùy ý cụ. Cụ đặt cho họ một cái tên, cụ tìm cho họ một cái ảnh, cụ dán họ xung quanh chỗ nào cụ hay ngồi nhất. Rồi cụ coi họ như người thật, cụ nói chuyện với người ta. Cụ hỏi thăm người ta, rồi cụ lại tự trả lời. Cụ làm như cụ và người bạn tưởng tượng ấy đang bàn luận về một đề tài gì đấy. Có khi hai người đồng ý, có khi hai người bất đồng ý, cãi nhau loạn xị cả lên. Thế là, nhờ cái sân khấu ảo của cuộc đời cùng những người bạn vô hình này, lúc nào cụ cũng bận rộn, vui vẻ, có nhiều người xung quanh, nói chuyện, lý luận, thảo luận, nói hành nói tỏi, gossip tùm lum, với cụ về mọi chuyện đời. Thế là cụ không bị mắc cái tội cô đơn, một mình tú sơn, chẳng ai chơi với. Có một thời cái gánh hát của tôi xôm tụ lắm, rất nhiều người thật người giả, thảo luận về chuyện trên trời dưới đất rất là vui. Nhưng có một cái phiền là vì cái gánh hát này mà tôi mắc phải cái bệnh nói một mình. Nhiều bạn thật lại tưởng là tôi mắc bệnh điên. Vì thế mà tôi dẹp tiệm. Hai nữa tôi là người quảng giao cho nên thiếu gì người thật để nói, đâu có cần người giả. Nhưng có cái gánh hát này, nhiều khi cũng cứu nguy trong những cơn bí nặng. Tôi không muốn mang tiến là người sắp hóa dại cho nên tôi dẹp gánh hát là vì thế.
Cho nên, cụ thấy không, bất cứ chuyện gì ở đời cũng có mặt trái mặt phải. Thành thử, khi luận chuyện đời, cụ không nên kết luận vội vàng. Và nhất là khi đánh giá con người, cụ lại càng phải thận trọng. Có người, mới gặp cụ tưởng hay tưởng tốt, nhưng giao tiếp ít lâu cụ lại thấy thật ra thì họ chẳng tử tế tí nào. Hoặc trái lại. Đừng vội vàng, gặp ai một lần rồi khen toáng lên như là gặp Phật Quan Âm. Vừa mới đựng độ một lần đã ghét đào đất đổ đi mà sai bét. Tìm hiểu lòng người, cần rất nhiều thì giờ để suy xét. Chẳng dễ kết luận tí nào.
Tôi có đọc được một câu của một ông Phú Lang Xa, hay là bà cũng chả biết. Cụ ấy phán một câu nghe ra có lý ra phết. Chả biết trong trường hợp nào mà cụ ấy nói chắc như đinh đóng cột: Con người ta, chẳng là thiên thần mà cũng chẳng phải là ác quỉ. Tiếng Tây nó là L'homme est ni l'ange, ni bête. Có lý đấy chứ phải không cụ.
Có những người, có lúc cụ thấy họ tử tế với cụ vô cùng, vừa dễ thương vừa dễ tính, sẵn sàng bỏ qua tất cả những điều nhỏ nhặt mà cụ vì vô ý làm thiệt thòi cho họ. Họ cũng không bắt lỗi bắt phải cụ. Người Giao Chỉ mình thì có câu yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo.Hình như bà Nguyễn Thị Vinh cũng có câu thơ rằng thì là chưa hề ghét ai như đã từng ghét người mình đã yêu. Tôi có nhắc lại sai thì xin cụ lượng thứ, tôi với thơ là hai thứ kỵ nhau như nước với lửa, mà lại còn là thơ tình nữa thi xin lỗi tôi nhớ đại khái được cái ý của câu thơ là tốt lắm rồi. Cụ đòi hỏi thêm nữa thì chắc tôi bỏ bài này đi, viết bài khác, chẳng thơ, chẳng tình, cho nó an toàn trên xa lộ. Đại ý bà ấy muốn triết lý là yêu nhau lắm, ghét nhau đâu ý mà. Người mình yêu mà nhiều khi mình còn ghét như đào đất đổ đi huống chi người ngoài, người dưng, người chẳng yêu cũng chẳng ghét, hay là người có khi ghét có khi yêu. Tại sao thế nhỉ? Thì có gì là lạ vì con người chẳng là thánh mà cũng chẳng là ma. Tính tình thay đổi. Cho nên lúc này thì thấy dễ thương. Lúc kia thì lại thấy dễ ghét. Rất là dễ hiểu.
Cho nên triết lý của tôi về cái sự giao tế giữa con người và con người cũng rất dễ hiểu, nhưng đôi khi cũng rất khó hiểu. Cho nên, khi cụ không hiểu thì cụ chỉ việc nói rằng hơi đâu mà tìm hiểu tâm lý con người. Đây là một môn học mất nhiều ngày giờ, mà sau khi tốt nghiệp lại rất khó tìm việc, đi làm lại chẳng có mấy đồng lương. Cho nên ít ai muốn học. Vì không học cho nên không hiểu là chuyện thường.
Vì thế, lời khuyên của tôi – xin lỗi cụ là tôi khuyên tôi, hay là khuyên mấy cái người đào kép trên sân khấu cuộc đời của tôi thôi chứ không dám khuyên cụ đâu. Vì mấy người này khi tôi để lời vào miệng họ làm sao thì họ nhắc lại làm vậy, khi tôi bảo họ im thì họ im cho nên họ chỉ theo đuôi tôi cho nên ý kiến của họ không đáng kể. Cụ thông minh, tài giỏi, cụ có ý kiến của cụ, tôi làm sao để lời của tôi vào miệng cụ được cơ chứ.
Khi tôi thấy người này tử tể với tôi tôi chỉ nghi nhớ và cũng chẳng dám bám víu vào tình yêu ấy, vì tôi biết, chẳng bao lâu nó sẽ thay đổi. Khi tôi thấy người khi ghét tôi, tôi lại tự nhủ, chắc là cụ ấy đang sề nẹc cuộc đời cho nên cụ ấy ghét lây sang tôi. Tôi cũng chẳng để tâm. Nói thật chứ ngay cái người thân yêu nhất của cụ, lúc nào cũng ở cạnh cụ mà liệu cụ ấy có yêu cụ hết lòng hết sức hết cả trí khôn không ý chứ? Ở đây mà đòi tất cả mọi người, tất cả mọi lúc đều thương mình. Có thể cụ ấy yêu cụ đấy, nhưng mà có phải lúc nào cụ ấy cũng ngoan ngoãn làm những sự cụ muốn hay là nghe những lời cụ bảo không?
Tạo sao vậy? Thế thì làm sao mà sống ở trên đời? Câu hỏi rất hợp lý. Nhưng mà tôi chẳng phải là một nhà tâm lý học cho nên tôi không trả lời được. Thế thì làm sao mà giao dịch với ai? Biết tin ai bây giờ? Tin ai thì tin nhưng chớ tin vào sự thủy chung như nhất của con người là được rồi. Cuộc đời vẫn tiếp tục từ hàng triệu triệu năm về trước và giờ này cũng vẫn đang tiếp tục? Cho dù cụ tin hay không tin. Tại sao lại như thế được nhỉ?
Tại vì thế thì thế chứ sao?
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.