logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 28/09/2013 lúc 07:01:01(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Nói đến 36 phố phường, ai cũng hiểu đấy là phố phường Hà Nội. 36 phố là những phố nghề, mỗi phố đều có chữ Hàng: Hàng Da, Hàng Gà, Hàng Bột, Hàng Gai, Hàng Đậu,v.v..

Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
Hàng Mứt hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.

Trải qua bao thay đổi, ngày nay, các phố tên cũ vẫn còn mà sinh hoạt thì đã khác. Hàng Quạt bán toàn đồ thờ, khung ảnh, Hàng Lược bán cá cảnh, Hàng Khoai bán máy móc gia dụng, Hàng Cháo bán phụ tùng xe đạp, Hàng Trống tập trung nhiều Fine Art Gallery. Phố Hàng Khay nhiều cửa hàng mỹ nghệ, máy ảnh, tranh. Phố Hàng Dầu bán toàn dày guốc, phố Hàng Tre bán toàn lòng lợn, nhà hàng choán hết lề đường làm nhà bếp, từng thau ruột lợn trắng hếu đem ra kỳ cọ, chà xát, khách bộ hành không có lối đi. Hàng Than nay là phố Bánh Cốm....
UserPostedImage
Hoa trong phố


Một vài phố còn chút ít hình ảnh xưa: Hàng Thiếc vẫn còn tiếng đe búa gò thùng chan chát. Hàng Mành vẫn còn mành trúc mành tre, Hàng Mã vẫn rực rỡ giấy màu của lồng đèn, đồ cúng, Hàng Bông bán vải vóc áo quần….
Ba sáu phố phường còn gọi là Phố Cổ hoặc Phố Tây. Ông bạn họa sĩ đưa tôi qua một vài phố còn sót dăm ba gian nhà cổ hiếm thấy thời nay. Không hiểu vì không tiền để sửa chữa hay do không được phép. Một vài ngôi nhà phảng phất nét tranh Phố Cổ của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Dù các phố đã được sửa sang nhiều, nhưng du khách và người Hà Nội vẫn gọi Phố Cổ. Phố Cổ lúc nào cũng khách Tây qua lại nên còn được gọi Phố Tây. Phố Tây có nhiều hàng ăn ngon, nhiều quán café Internet....
Thả bộ từ phố nọ qua phố kia, khách thấy dễ chịu về cái không khí buôn bán của người Hà Nội. Cửa hàng nào cũng nho nhỏ gọn gàng và đầy ắp hàng hóa. Dù không mua, khách cũng thích lan man qua những phố bán đồ mỹ nghệ. Những sản phẩm bằng mây tre, gỗ, sành sứ... la liệt trên hè. Cây cối trên đường phố Hà Nội cũng có vẻ đẹp riêng biệt, cây trồng để lên tự nhiên, không cắt xén o ép như các thành phố khác, lại càng khác xa cây trên đường phố ở Cali. Nhiều cây lâu đời vươn cao tới lầu hai lầu ba, cành nhánh mềm mại ẻo lả rất nên thơ. Tôi mang máy ảnh đi la cà như người rỗi việc. Đi quanh Phố Cổ tôi gặp nhiều cụ bà Bắc Kỳ rất lạ. Khuôn mặt như đông lại cả cuộc đời tối tăm u buồn, khuôn mặt khắc khoải lo âu, hoặc một nét vui rất hiếm vừa thoáng qua. Nếu lấy một hình ảnh cho “Mẹ Việt Nam,” tôi chọn chân dung một bà cụ Bắc Kỳ. Tôi là người Trung, tôi không hề phân biệt.
Đang rình chụp một cụ bà ngồi canh hàng bên kia phố, chợt có tiếng người chào:
- Chú ở xa tới hả chú.
Quay lại thấy một cô bé lớn người mà thấp chừng thước tư.
- Sao cháu biết, cháu ở đâu?
- Cháu thấy chú lang thang chụp ảnh, cháu ở Đà Nẵng.
- Cháu du lịch?
- Cháu làm bên phòng Tư Vấn Du Học ra liên hệ công tác.
- Cháu thấy phố phường Hà Nội thế nào?
- Phố nhỏ nhiều hàng đông du khách.
Tôi ngẫm cười về câu nhận xét của cô bé “Tư Vấn Du Học.”
Cho đến bây giờ người Việt mua bán vẫn không có giá nhất định, phải mặc cả, nếu trả hớ là chịu thiệt. Không có chuyện mua xong trả lại dù trả ngay tại chỗ. Mỗi cửa hàng, bên cạnh sản phẩm chính, còn bày các thứ lặt vặt khác như chè (trà), bánh kẹo, đồ lưu niệm, có khi dọn ngay một chiếc bàn nhỏ bán thịt heo, rau cải… Hàng nước chè thì gần như chỗ nào cũng có. Hầu hết các quán ăn bình dân không có nước uống. Trong Nam, vào quán, bao giờ cũng có sẵn bình trà (loại trà chỉ có màu mà không mùi vị). Miền Bắc, ăn xong, khách phải qua nơi khác uống nước. Mỗi cốc nước chè 500 đồng, tất nhiên là thơm ngon, nhưng nếu người phương xa đến có khi chê chát, không uống được. Chẳng hiểu tục lệ này do sự thỏa thuận giữa hàng nước và hàng ăn hay là phát sinh tự nhiên. Có một điều rất tiện cho chủ là, khách ăn xong không lấy cớ trà nước cà kê choán chỗ người khác. Lúc đầu, tôi hơi khó chịu, nhưng quen lại thấy hay. Trà nước phải có không khí riêng, trong lúc thưởng thức một cốc trà ngon mà phải ngồi giữa chốn ồn ào ăn nhậu thì không mấy thú. Ra ngồi vỉa hè, nhấp từng hớp trà nóng, nhìn khách đi đường thích hơn nhiều.
Phố Phường sinh hoạt như vậy rất đúng nghĩa. Hình ảnh gợi lên rõ ràng. Trong Nam có Phố mà không Phường vì một con Phố bán đủ thứ mặt hàng. Sau này do sự đổi thay cũng có một hai phố chuyên: Trương Công Kiều bán đồ cổ, có phố bán toàn đồ sắt hay áo quần nhưng không tạo được phong cách Phố Pường Hà Nội. Phố phường trong Nam thiếu vẻ thân mật ấm cúng, chỉ có ồn ào nhộn nhịp. Phố Lê Lợi, phố Nguyễn Huệ đứng đắn trang nghiêm kiểu phương Tây, đi một hai lần đã mỏi chân.
Tôi thích Phố Phường Hà Nội. Qua lại nhiều lần mà vẫn thấy hay thấy đẹp. Đẹp bởi cái vẻ khiêm nhường mộc mạc, đầy phong vị Việt nam. Thực tình, người ta vẫn muốn tỏ ra văn minh, cao sang, nói theo kiểu ngày trước là “Tây học”. Bởi thế cửa hiệu nào cũng chua tiếng Anh, tuy không thấy ông Tây bà Đầm nào vào, và họ cũng chẳng mua các thứ hàng ấy làm gì. Một cửa hàng vải ghi nơi tủ kính: "Sale of 30%," ý nói bán giảm giá 30%. Ngày trước nhà văn Thạch Lam cũng đã ghi nhận những điều tương tự, khi các ông chủ hiệu viết tiếng Tây.
UserPostedImage
Bốt hàng Đậu

Khu Phố Cổ tuy không rộng mà đi mãi vẫn không hết, lúc nào cũng tưởng như mới qua lần đầu. Trên cao nhìn xuống mới thấy hay. Từ tầng 5 City View (phố Cầu Gỗ) chẳng hạn, ngồi nhâm nhi cafe mà nhìn xuống, sẽ thấy rất vui mắt. Giữa ngã năm, xe cộ qua lại như mắc cửi, có một chị quang gánh lửng thửng đi, như đi trong sân nhà mình... Xe lớn xe nhỏ, liệu mà chạy. Lắm khi thật hồi hộp, cứ tưởng xe nọ đâm xe kia, nhưng không sao cả, họ tránh nhau tài tình như xe có gắn sensor tự động. Chính từ trên tầng lầu này tôi đã chụp được tác phẩm “Gặp Gỡ,” một tác phẩm rất thường mà ý nghĩa.
Có một phố khá nhộn nhịp và tất bật, phố Gầm Cầu, nằm ngay chân cầu Long Biên. Không hiểu ngày xưa có phố này không. Phố Gầm Cầu hoạt động từ hai ba giờ sáng. Đây là một bãi chợ, hàng hoá đổ về từ các vùng ngoại ô lân cận. Vào những ngày “rét hại”, mới thấy nỗi vất vả cực nhọc của giới buôn thúng bán mẹt. Những chị đàn bà, ăn mặc mỏng manh, với chiếc xe đạp trành, phía sau có giỏ bội hoặc thúng, họ chen chúc mua hàng để sáng ngày đi bán lẻ dọc phố. Cuộc sống lầm than như thế nên cảnh tìm đường lao động nước ngoài hay lấy chồng Đài Loan ngày càng nhiều, cho dù báo chí trong nước có nói lên sự thật phủ phàng về đời sống của họ.

UserPostedImage
Phố ngày Tết

Người Việt trong nước, sống, hoạt động, hết sức thoải mái tự nhiên, không đặt nặng vấn đề nghi lễ. Không "sorry, thank you" gì cả. Cho thì cầm, đụng chạm nhau thì văng tục, hoặc "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân," hoặc cả hai cùng lẳng lặng “chuồn” (1).
Đi giữa Phố Phường Hà Nội, không phải lo chuyện ăn uống. Quán ăn hè phố nhiều vô kể. Người Hà Nội dễ ăn nên quán nào cũng đông khách. Phở, bún, cơm, cháo, miến, mì… quán trong nhà, quán đầu hẻm, quán bên hè... người ăn chẳng nề hà sang hèn. Thanh lịch Hà thành, cốt cách Tràng An có lẽ ngày nay hơi hiếm
UserPostedImage
Hàng mỹ nghệ


Rảo phố vào những lúc có gió mùa Đông Bắc cũng là dịp được ngắm cách ăn mặc của người Hà Nội. Áo quần luôn đúng mốt, đúng thời tiết. Nghe có gió lạnh về là cả Hà Nội áo ấm lên người, khăn len quấn cổ, mũ nỉ trùm tai. Màu sắc y phục hài hòa, không lộn xộn đủ màu như nơi khác. Một cô gái gội đầu ở phố Trần Quí Cáp lúc nghe tôi khen người Hà Nội rất “mốt,” đã nói: “Cháu thấy nơi khác áo quần cũng "mốt" nhưng ăn mặc không đẹp bằng người Hà Nội.” Có lẽ đúng vậy.
Điều buồn cười là lối mời khách mua hàng. Cứ thấy khách đi qua là mời: “Bác mua cháu cân giò,” “Thịt tươi mời bác,” “Bác mua gì đi bác ơi”... Trong lúc người ta mang máy ảnh đi dạo chơi chứ mua bán làm gì các thứ hàng ấy. Cứ giả vờ như mình là người ngoại quốc, cho yên. Đã có lúc thấy tôi lầm lì, họ xầm xì với nhau: “Chắc ông này Hàn Quốc,” “Giống Phillippine.”
Tôi thấy dân hàng phố xem chuyện rác rưởi ngoài đường là chuyện không có gì để bàn. Có khi cạnh hàng ăn, nhân viên vệ sinh đang móc cống, đang quét đường, không ai cho đó là vấn đề phải tránh. Cô gái mặt sáng như gương, đẹp như tài tử, đứng trước cửa hàng bóc chuối ăn rồi vứt vỏ chuối ra đường một cách tự nhiên. Xe cộ qua lại như mắc cửi, một bà trong quán bưng nguyên thùng nước rửa, tạt ra đường. Phố nào, hai bên lề cũng là rảnh nước bẩn từ trong nhà tháo ra, chảy liên tục. Đường phố là thùng rác công cộng. Phố Hàng Bông có một đoạn sạch sẽ ngăn nắp, đúng nghĩa “đường thông hè thoáng.” Một hôm thấy chiếc xe quét rác chạy qua chỗ Bốt Hàng Đậu, tôi nói với anh bạn: “Đấy có tốn kém bao nhiêu đâu, tội gì phải vác chổi cau mà quét xoành xoạch cho mất vệ sinh.” Nhưng chiếc xe hút rác cũng như bao xe khác, thong dong chạy giữa đường, chỉ để làm cảnh cho khách bộ hành ngắm chơi.
Bên Mỹ, quét đường ngày giờ được qui định hẳn hoi, đường hoàn toàn vắng xe để xe vệ sinh quét hút bụi tận vào hai bên lề. Phố Hà Nội không thể thế được, lề đường, hè phố là nơi đậu xe, nơi bầy hàng hóa, không có chuyện ngày quét đường đổ rác. Rác thì cứ tự động tìm chỗ, xe rác lo liệu mà hốt. Nhà ở tính từng tấc thì làm sao có chỗ cho rác. Lần đầu tôi rất ngạc nhiên (còn tiếc nữa), thấy sau mấy ngày Tết, những gốc Đào đẹp như kiểng (Bonsai) vứt ra đường. “Không vứt ra đường thì để đâu”. Một người đã nói với tôi như thế.
Dạo phố Hà Nội còn có cái thú ngắm hoa đường phố. Hà Nội không chợ hoa nhưng rất nhiều người bán hoa dạo, đa phần đàn bà con gái, họ chở những giỏ hoa sau xe đạp, đứng rải rác các góc phố, hoặc gánh hoa đi từ phố này qua phố khác, ai kêu thì dừng. Có hôm tôi gặp một cô bán Hoa Chuối (không phải thứ hoa chuối thái làm rau sống), hoa đỏ thắm tuyệt đẹp, tôi chưa hề gặp bao giờ. Trong khi cô gái bán hoa cho khách, tôi chụp mấy tấm ảnh. Thấy vậy cô lại mời:
- Mời bác mua hoa.
- Hoa gì vậy cháu.
- Dạ, Hoa Chuối mời bác.
- Hoa này trồng hay lấy trên rừng?
- Lấy trên rừng, xa lắm, mời bác mua.
Không để cho cô hàng hoa chờ đợi, tôi nói ngay:
- Hoa đẹp lắm nhưng bác xin lỗi không thể mua được.
- Dễ mà bác, bác mua cháu gói cẩn thận, bác mang theo không sao đâu.
- Bác biết, nhưng không mang theo được.
UserPostedImage
Bà lão Bắc Kỳ



Tôi phải quay đi nhanh, chắc cô hàng hoa không hài lòng. Phải đành vậy thôi.
Dân Hà Nội chơi hoa hằng ngày, không như dân Nam mua hoa vào ngày Rằm, mồng Một. Đường phố Hà Nội còn trồng nhiều hoa. Có những con đường toàn hoa Bàng Lăng, loại hoa rừng màu tím hiếm thấy trong Nam (2). Hà Nội còn một loại hoa mà ngay người địa phương cũng không mấy ai để ý: Hoa Sưa. Hoa Sưa chứ không phải Hoa Sữa. Hoa chùm dài có màu trắng đẹp hiền hòa. Công viên Bốt Hàng Đậu, công viên Lenine, có nhiều. Gỗ Sưa là loại quí, đã có những cây Sưa lâu năm bị chặt trộm.
Phố xá Hà Nội sinh hoạt giờ giấc cũng khác nhau. Những phố gần ga xe lửa như phố Trần Quí Cáp, Nguyễn Như Đổ, Nguyễn Khuyến, hoạt động mạnh về đêm. Gần sáng, đóng cửa nghỉ. Nhưng đã hoạt động về đêm thì họ không còn coi sự yên tĩnh của phố phường là gì nữa. Mấy quán phở, mấy phòng Karaoke trước khách sạn Hà Nội Star trên đường Nguyễn Như Đổ, suốt đêm như giặc dậy, mặc dù đồn công an cách đó không xa.
Nhập gia tùy tục. Lúc đầu tôi thấy khó chịu, sau quen dần, khi đã nhập vào đoàn người thì mình khó mà ý kiến nọ kia. Vả lại có vậy cuộc sống mới đa dạng, mới nhiều hình ảnh, mới đi hoài mà không chán. Nhiều người bảo: “Thế mới Việt nam, chứ như ông thì Mỹ rồi.”

(1).Xem “Luật trên đường” trang 162 QHQOK tập 4.
(2). Nay nhiêu nơi đã trồng loại hoa này. Huế đường Trịnh Công Sơn vào đầu mùa hạ hoa nở tím một vùng.
Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 14, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Ảnh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng.
Độc giả muốn có sách nguyên bộ 13 tập (discount 50% + 20$ tập mới) xin Liên lạc với tác giả qua: PO.Box 163 Garden Grove, CA. 92842. Tel. (714) 657-2177. Website: www.ltcn.net – email: trannhungcong46@gmail.com


UserPostedImage
Phố Hàng Mã

UserPostedImage
Lòng lợn vỉa hè

UserPostedImage
Thầy Đồ



Bài và hình: Trần Công Nhung
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.