logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 01/10/2013 lúc 06:15:13(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Chúng tôi viếng Thiền Viện Chân Nguyên vào một ngày cuối tuần khoảng giữa tháng Tám, tháng được coi là nóng nhất trong năm. Giữa hè mà rủ đi sa mạc là không “good timing” chút nào nên ban đầu tôi cũng hơi ngại, sợ ông “tài xế riêng thường trực” của tôi không chịu chiều ý. Bởi vậy tôi phải nói trớ đi, “Mai mốt tới mùa thu, trời mát mát một chút mình đi chùa Chân Nguyên nha anh. Lâu quá chưa đi em cũng thấy “nhớ nhớ” gương mặt tượng Phật Bà ở đó” (cái này thì tôi nói thật).
May sao (chắc nhờ Phật Bà linh thiêng) ông xã tôi mau mắn đề nghị Chủ Nhật tới thu xếp thời gian đi liền vì theo anh, “Đừng hẹn ngày mai việc gì có thể làm hôm nay” và lại còn nói đùa thêm như vầy, “Phật Tử thuần thành như em mà đi chùa mà còn đợi mùa nữa thì hết ý kiến. Em đi chùa mà làm như đi du ngoạn vậy.”
“Chàng” nói sao thì nói, miễn chịu đi là được rồi. Thế là lần đầu tiên tụi tôi viếng chùa sa mạc (“nick-name” của ngôi thiền viện to lớn này) vào giữa mùa hè. Những lần khác tụi tôi thăm chùa là vào mùa thu, hoặc mùa đông (dịp Tết Nguyên Đán) hay mùa xuân.
Còn nhớ lần đầu tiên chúng tôi tìm đến chùa là khoảng tháng 10 năm 2011, một thời gian ngắn sau khi đại lễ khánh thành của chùa vừa được diễn ra với nhiều bài báo gây tiếng vang khá tốt trong cộng đồng Phật Tử quận Cam. Hôm đó, trên đường về sau chuyến nghỉ hè (nghỉ thu thì đúng hơn) phối hợp với đi chùa xa trở về, chúng tôi dùng xa lộ 395 xuôi nam để có thể ghé thăm chùa, coi như chặng dừng chân chót trước khi về nhà. Thế nhưng khi tới nơi thì “cổng chùa đã khép” mà chùa thì mãi sâu tận bên trong (và cũng không dám gọi điện thoại làm phiền thầy trụ trì) nên chúng tôi đành đứng ngắm nghía phong cảnh, địa thế cho… đỡ ghiền mà thôi.
UserPostedImage
Chùa Chân Nguyên tháng 10, 2011. (Hạnh Viên)
Chưa vào được bên trong nhưng từ ngoài đường nhìn vào, với ngôi kiến trúc theo kiểu Đông Phương khá bề thế giữa một vùng đất cát khô cằn đồng không mông quạnh và nhất là bóng dáng tôn tượng Phật Bà cao lớn trước sân, chùa đã để lại cho chúng tôi một dấu ấn sâu đậm đầy quyến rũ ngay từ lúc đó. Chùa chưa xây cổng, hàng rào và cửa ra vào chỉ là những khung mắt cáo tạm thời, duy có hàng băng vải vàng với các dòng chữ đỏ “Thiền Viện Chân Nguyên Cung Kính Chào Mừng Chư Tôn Giáo Phẩm” cho chúng tôi biết mình đã đến đúng nơi muốn tìm. Ngoài những lùm bụi nằm lẫn trong đất đá ngổn ngang, chỉ có vài cây tùng xanh xuất hiện nhưng ngôi tự viện tự nó đã thật đẹp dưới ánh chiều tà, với mái ngói đỏ và dàn đèn viền quanh dưới mái bắt đầu bật sáng giữa bầu trời hoàng hôn sa mạc.
Sau lần đó, chúng tôi canh ngày và giờ viếng chùa kỹ càng hơn, để chắc chắn chùa có mở cửa cho khách phương xa. Chắc chắn nhất không gì bằng dịp Tết, nên mùng một năm ấy, vợ chồng tôi tranh thủ đi hành hương sớm. Đúng như tụi tôi dự liệu, cổng chùa đã mở. Từng chiếc xe vào ra lăn bánh thật chậm vì không muốn làm tung lớp đất bụi bởi lối vào chưa được tráng nhựa. Nếu tôi nhớ không lầm, lúc ấy ngoài chánh điện và dãy phòng vệ sinh mới được cất, mọi công trình khác còn đang dang dở. Nơi dùng làm phòng ăn cho khách vãng lai và phòng của thầy trú trì hình như cũng là mái chùa cũ trước kia. Ngoài ra, cuối sân còn có mấy cái trailer cũ kỹ và xe ủi đất đậu ngổn ngang.
Vì dậy sớm, uống nhiều cà phê dọc đường, nên tới nơi tụi tôi bắt buộc phải làm nhẹ người trước khi vào lễ Phật. Cũng vì thế mà chùa đã cho tôi thêm một “dấu ấn” nữa: restroom ở đây sao mà nhiều thế, hình như hơn mười ô cho mỗi bên nam nữ, nhiều hơn bất cứ chùa Việt Nam nào ở hải ngoại mà tôi từng biết (cũng có thể tôi chưa biết hết những chùa lớn khác).
Chánh điện thật rộng và rất đẹp, vừa đủ huy hoàng tráng lệ nhưng không quá rực rỡ cầu kỳ. Từ khung cửa kính của hai bên tường, người ta có thể trông thấy dãy núi tận xa sau lớp lớp đất đá hoang vu không một mái nhà, thật xứng danh là “chùa sa mạc.” Điểm đặc biệt nữa là màu sắc và những đường nét trang trí nơi điện thờ. Ngoài màu xanh lá cây của cây bồ đề được tạo bằng tranh kiếng nằm sau lưng tượng Phật là tương đối quen thuộc, các gam màu được dùng ở đây thật mới lạ, độc đáo với các sắc như hồng, tím, xanh da trời, tất cả đều nhạt nhẹ thanh thoát vô cùng. [Có lần sau này, viếng chùa giữa trưa, chùa vắng khách vãng lai, chúng tôi ngồi trên nền gạch dựa cửa ra vào để chiêm ngưỡng chánh điện, chợt có cảm tưởng như nền gạch hoa trắng bóng bỗng trở thành biển nước lung linh và tấm thảm đỏ trải giữa gian phòng lớn từ cửa vào bàn thờ chính bỗng nổi lên như một con đường bình an dẫn về cõi Phật.]
Nếu từ chánh điện bước ra, bạn sẽ lần lượt gặp tượng Phật Đản Sanh nho nhỏ, tượng Phật Nhập Niết Bàn thật lớn, và sau đó là tượng Phật Bà cao sừng sững đứng trên đài sen hướng ra sa mạc với hai hàng tượng Thập Bát A La Hán to lớn chạy dọc hai bên ra tới tận bờ rào. Dưới tượng A La Hán có gắn bảng khắc tên hiệu của mỗi vị và, như hầu hết các tượng, các kiến trúc, trần thiết trong sân chùa, nhất nhất đều có gắn bảng khắc tên của các tín chủ phát tâm cúng dường. Dọc theo sân A La Hán, hai hàng cây trơ lá càng khiến cho cái lạnh nơi sa mạc thêm vẻ se sắt gay go nhưng đồng thời cũng làm cho không khí nơi đây khoác một nét trinh nguyên tinh khiết, nhất là khi người ta quỳ dưới chân tượng mà ngước lên ngắm gương mặt Phật Bà nổi bật giữa nền trời xanh lam êm ả.
Tết năm đó, lễ Phật xong, chúng tôi theo mọi người xuống phòng ăn để thưởng thức món cà ri như lời hòa thượng trú trì mời dặn. Còn nhớ, hôm sau vào sở, gặp Vũ, cậu em đồng nghiệp rất có “tinh thần ăn uống,” tôi vui miệng “khoe” ngay với Vũ rằng món cà ri ở chùa ấy rất ngon (bởi lúc nghe tôi sắp đi chùa này, Vũ có nói là chùa Chân Nguyên nấu ăn cũng ngon lắm, Vũ và mẹ đã từng được thưởng thức mấy món hôm dự lễ khánh thành). Tới chừng đó, Vũ mới nhớ ra chi tiết này, “Vũ quên dặn chị là chị nên thỉnh một chai nước ở chùa ấy để uống. Phật Bà ở chùa đó linh lắm. Mẹ Vũ có thỉnh một chai để trị bệnh đau mắt, uống xong một thời gian là bệnh bớt hẳn.”
Về chuyện Phật Bà ở đây linh thiêng, không phảiVũ là người duy nhất đề cập tới. Đến chùa vài lần, tôi có dịp nghe nhiều câu chuyện về sự linh ứng của ngài được chính đương sự kể lại khi họ tới lễ lạy tạ ơn. Bản thân tôi thì tôi chưa thử (vì cứ quên thỉnh nước về uống như Vũ dặn), nhưng mỗi lần ngước lên ngắm gương mặt uy nghiêm mà hiền dịu của ngài nổi lên giữa bầu trời xanh trong của mênh mông sa mạc là lòng tôi tràn dâng một niềm kính ngưỡng thiết tha để rồi tín tâm tín lực từ đó tự nhiên bùng lên, mãnh liệt đủ để coi nhẹ những ưu tư phiền não ràng buộc ở đời.
Bởi vậy, lâu lâu mệt mỏi với cuộc đời, tôi lại thấy “nhớ” ngài (đúng như tôi đã nói với ông xã), nhớ cảm giác được cất nhẹ những ưu tư phiền não khi thành khẩn ngước lên chiêm bái nét mặt ngài, một hình ảnh luôn tượng trưng cho lòng từ “vô lượng.” Ngồi trên băng ghế đặt trong khu vực tượng đài, dưới chân Phật, ngắm hàng tượng A La Hán trắng phau nổi lên giữa đám lá bạch dương xanh mướt luôn lắt lay chao động, tôi bỗng cảm thấy mình có thể chịu đựng nổi những cơn gió nóng sa mạc của vùng này hôm nay cũng như của cuộc đời mai sau, ngày nào mà tôi biết nghe ra trong gió, có tiếng lao xao êm ái của ngàn phiến lá hình trái tim nho nhỏ mà tôi từng lắng nghe bằng cõi lòng thanh tịnh như bây giờ.

Hạnh Viên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.