logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 03/10/2013 lúc 07:05:32(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
LTS. Trần Công Nhung là một người hoạt động nghệ thuật độc lập, cầm máy từ 1969, đã nhiều lần triển lãm ảnh (Hoa Kỳ, Sri Lanca, Úc, Maroc…) và một số giải nhiếp ảnh quốc tế, quốc nội. Tước hiệu quốc tế: Hon. FPASB, FPSNY, ANPSC, FICS…. hiện định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã xuất bản 18 tác phẩm tràn ngập hình ảnh, và ghi chép sau nhiều năm đi khắp mọi miền của quê hương, về con người và đất nước. Thời Báo được ông cho sử dụng bài viết này để đánh dấu sự ra mắt độc giả của Trang Ảnh Thời Báo.

Nhiều độc giả đặt câu hỏi: “Xin ông cho biết thế nào là một ảnh đẹp? Thế nào là một tấm ảnh đẹp? Để trả lời phần này, tôi xin được quay ngược thời gian, mạn đàm thêm đôi điều về nhiếp ảnh.

Đối với một người không am hiểu các qui luật về nhiếp ảnh, câu trả lời “xấu, đẹp” chỉ là “hạp nhãn” hay không “hạp nhãn”. Hoàn toàn theo cảm tính. Thế mới có chuyện một người đàn ông vì quen nhìn người vợ 1 mắt của mình nên hể ai có 2 mắt anh đều cho là xấu. Cũng có người dễ dãi dựa theo phán xét của người khác, hoặc nói theo người có “trình độ” hơn mình. Chính vì lẽ này mà không ít người “cường điệu” lên lớp (1), y như “múa gậy rừng hoang”.

Đẹp xấu trong đời sống hàng ngày vô cùng sinh động, nhiều thể loại, tùy không gian, thời gian, tùy phong tục tập quán, hơn hết là tùy trình độ (giáo dục) của mỗi cá nhân. Như vậy, phán ngay một câu đẹp, xấu, là điều không ổn. Cách trang phục bikini của cô gái thế kỷ 21 không thể tính điểm cùng cô gái thế kỷ 18 với áo tứ thân, nón vành quai thao. Thế nhưng, thói thường người ta cứ phê “xấu đẹp” cách tự nhiên.
Về nhiếp ảnh, VN cách nay 50 năm cho đến cuối thế kỷ 20 vẫn được tính điểm một cách “hằm bà lằng”. Mọi thể loại (Chân dung, phong cảnh, sinh hoạt…) tranh nhau ngôi thứ như cuộc chạy đua Marathon. Không phân loại chủ đề, các cuộc thi ảnh đều chung chung, có gì nộp nấy, một bộ ảnh 4 tấm có khi vừa đồi núi, phố phường, biển cả…chân dung…vv. Lại còn gộp chung cả ảnh thực và ảnh “kỹ thuật” (ảnh biến dạng do kỹ thuật buồng tối, ngày nay do photoshop), trong cuộc tranh tài lộn xộn ấy, ban chấm thi vẫn định được ngôi thứ “Vàng bạc đồng”, chuyện lạ!

Lúc thoát ra khỏi VN, tôi mới biết mọi thứ trên thế giới đều được phân loại rõ ràng, nhất là trong nhiếp ảnh. Những cuộc thi ảnh quốc tế đều nêu rõ: Nature, Landscape, Portrait, Travel, Architecture, Nude, Sport…4 ảnh cho mỗi phân bộ, không có sự tranh chấp giữa những ảnh đẹp nhất của mỗi loại, người xem thấy được cái đẹp riêng từng thể loại, và từ đó mỗi người chọn cho mình những chủ đề ưa thích riêng. Người thích phong cảnh, kẻ thích hoa…ngày nay còn cả ảnh áp sắc do sử dụng hiệu ứng trong Photoshop làm cho ảnh nổi bật mà không thực, hoặc ảnh 3D…Tất cả đều do khuynh hướng và sở thích của người cầm máy với ý đồ riêng.

Trong nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng, điều này không ai cấm cản, mỗi người ở mỗi góc độ… Hơn bao giờ hết, ngày nay nhờ khoa học tiến nhanh, máy ảnh cãi tiến từng ngày, phụ kiện dư thừa, bên cạnh còn các chuyên viên “lập trình” soạn những software ứng dụng cho việc chỉnh sửa ảnh, sáng tạo ảnh…Vào Internet sẽ thấy hình ảnh tràn ngập, đủ thể loại đủ khuynh hướng, mênh mông như biển cả. Cái gì nhiều quá cũng hóa nhàm, thời buổi này không mấy ai còn nâng niu khi có một tấm ảnh “sáng tạo” bằng kỹ thuật như thời vàng son của các bậc thầy Leopold Fisher (Austria), Phạm Văn Mùi, Nguyễn Bá Mậu (VN), mà quay ra đi tìm cái nhìn chân thực, thực sự của lòng mình, thực sự của vật thể (subject) bằng phương tiện máy móc tối tân.
UserPostedImage
Qua sông, ảnh Trần Công Nhung

Một người bạn ở VN luôn ca tụng một nhà nhiếp ảnh trong nước, có nhiều tác phẩm độc đáo, ảnh bán được cho báo chí ngoại quốc, tôi lên internet xem mới hiểu thêm về khuynh hướng thẩm mỹ của giới trẻ ngày nay, và chợt nhớ cảm nghĩ tương tự nhiều chục năm trước, khi dự cuộc thi ảnh quốc tế ở Hà Lan. Lúc nhận ảnh về kèm theo catalogue, nhiếp ảnh gia Ngô Đình Cường (Phan Thiết) nói: “Từ nay ảnh nào loại bỏ thì gửi dự thi Salon Hà Lan”. Nói chung ý niệm đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, đôi khi chỉ cách một dòng sông, một ngọn đồi đã khác nhau.

Câu hỏi “Thế nào là một ảnh đẹp” thật khó trả lời, đúng hơn không trả lời được. Hàng ngày chúng ta nghe những lời phê bình ảnh (đẹp, xấu) chẳng qua là nhận xét trao đổi giữa những người cùng nhóm, cùng hội chứ chẳng phải khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đã có lần nhiếp ảnh gia lão thành Lee Lan Siêu đùa: “Có ảnh nơi này huy chương dzàng, nơi kia lãnh cái hột dzịt lộn”. Đúng thế thật. Vậy ai là người có quyền thẩm định giá trị một tác phẩm? Theo tôi, chính là tác giả, người khai sinh tác phẩm, người có đầy đủ tư cách để khẳng định giá trị tác phẩm của mình.

Cách nay không lâu, một nhà thơ (PNT) trên trang nhà có một PPS giới thiệu: “Bạn văn ống kính muôn màu”, 10 khuôn mặt cầm máy được giới thiệu qua tác phẩm của mỗi người. Khi PPS được luân lưu một thời gian thì có người đã phán: “Ngoài nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh còn thì tay ngang cả, sao mày (tên…) không đưa vài tác phẩm cho thiên hạ lé mắt chơi”. Đây cũng là một lối phê phán, một cách thưởng thức nghệ thuật. Với cái nhìn chủ quan, tôi thấy nhiều “tay ngang” lại có cái hay riêng, có cái nhìn mới mẻ riêng. Có thể nói lối thưởng thức và phê phán như thế không hiếm gì. Có người cho đó là “phê phán bầy đàn”, thấy người hoan hô, ta hoan hô, người đả đảo ta đả đảo…không việc gì phải động não cho mệt. Tâm lý “thấy sang bắt quàng làm họ” đầy trong xã hội VN, nhất là những kẻ muốn làm dáng trí thức nên rất cần những bóng “cây đa, cây đề”.
UserPostedImage
Nếu một nhà nhiếp ảnh chưa chín muồi về chuyên môn, về nhận thức mà vội tung ra những “đứa con èo uột kiểu ăn xổi ở thì”, tất nhiên phải tự chịu trách nhiệm lấy. Nhưng khi nói về cái đẹp, thì đã bước vào phạm trù chủ quan của cảm xúc, suy nghĩ riêng của mỗi người. Thế cho nên trong thực tế có nhiều khuynh hướng, nhiều trường phái về văn chương nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng, để ai cũng có thể tìm thấy phần đất dụng võ của mình.

Chúng ta thử xem qua một số ảnh luân lưu trên Internet, tôi tạm xếp thành 3 nhóm để thấy quan niệm về ảnh đẹp: Thoạt nhìn 3 nhóm ảnh, ai cũng cho là đẹp, hình ảnh rõ ràng sắc nét, màu trung thực và góc nhìn khá hay. Tuy nhiên xét kỹ chúng vẫn có ít nhiều khác biệt giữa 3 nhóm:

Nhóm 1 thiên về loài vật trong thiên nhiên, ảnh độc đáo do công phu rình rập (có thể do ráp ghép), thời chụp chính xác đến độ bắt đứng cử động muốn diễn tả mà một người bình thường không dễ làm. Do đó rất nhiều người cho là ảnh đẹp nhất, độc đáo nhất.
Nhóm 2 nhìn vào thiên nhiên bao la hơn, màu sắc và bố cục, đường nét sát với nguyên tắc tạo ảnh, nghĩa là ảnh rất vững và cho người xem cảm nghĩ đẹp về nghệ thuật.
Nhóm 3, ảnh cũng đầy đủ yếu tố trong nghệ thuật tạo hình và bắt mắt hơn nhờ cảnh trí lạ.

Vậy cả 3 nhóm ảnh đều là ảnh đẹp? Đúng thế, nhưng có thể xếp ảnh nhóm 1 đẹp về sưu tầm động vật, nhóm 2 đẹp về cảnh quan thiên nhiên, nhóm 3 đẹp về ý nghĩa du lịch.
Một ảnh đẹp được thẩm định bởi một hội đồng giám khảo trong một cuộc thi lại phải dựa trên những tiêu chuẩn do hội đồng chấm thi đề ra. Những tác phẩm trúng giải có khi không là tác phẩm được đa số quần chúng tán thưởng.

Nhưng khi nói về ảnh (đẹp) quê hương thì không đơn giản như ba loại ảnh nói trên. Ảnh quê hương ngoài các yếu tố tạo hình theo qui phạm còn ẩn chứa cả một khung trời kỷ niệm của nơi chôn nhau cắt rốn. Như thế xem ảnh quê hương là sống với hoài niệm. Một người VN sinh đẻ và lớn lên tại nước ngoài khi nhìn những hình ảnh “cây đa bến nước” của Vn chắc chắn không thể rung động như cha ông mình, đã không có cảm xúc khi xem ảnh thì không thể cho là ảnh đẹp. Nhiều độc giả khi thấy những ảnh chụp cảnh ở VN đã xốn xang trong lòng, bởi trong giây phút tưởng như được mang về ngay nơi họ đã trốn chạy 30 năm trước. Chị Diệu Thu ở San Diego yêu cầu tôi bằng mọi cách phóng cho chị tác phẩm “Chiều về”, hình ảnh một đàn trâu đi trên đê lúc chiều xuống, chị nói “tấm hình làm cho chị quá đổi nhớ quê nhà, và như nghe có tiếng hát bài “Chiều về” của Phạm Duy. Trong lúc con chị không mảy may rung động như chị. Nói thế không có nghĩa một người ngoại quốc hoàn toàn không thấy cái đẹp của ảnh VN. Hai mươi năm trước tôi có bức ảnh “Qua sông” được huy chương bạc của PSA (Photogrphic Society of America). Tôi tin ban giám khảo không cảm nhận bức ảnh đẹp như người VN, không xốn xang theo kiểu Phạm Duy “Quê hương tôi nghèo lắm ai ơi…”, mà, có lẽ họ thấy lạ, hình ảnh như trong màn xiếc trên sân khấu…

Nói tóm, một tấm ảnh đẹp là một tấm ảnh chụp đúng (ánh sáng, bố cục, đường nét, ý tưởng…) và đẹp kết hợp theo từng tâm trạng, khuynh hướng của người xem nên “mỗi người mỗi vẻ, mỗi nhà mỗi cảnh”, không nhất thiết giống nhau đồng loạt.
Một vài nhận xét phân tích như trên, cốt để có cái nhìn tương đối rộng rãi hơn về “ảnh đẹp” chứ không phải là qui luật đánh giá. Lại còn cái đẹp hoàn toàn theo ý đồ riêng, cách nhìn riêng, đưa đến “phong cách phá phách, cuồng loạn”. “Mô típ” này ở ngành nghệ thuật nào cũng có, nhiếp ảnh lại càng phong phú hơn. Tóm lại, đẹp của một tác phẩm nhiếp ảnh tùy thuộc khả năng, khuynh hướng và sự giao hòa giữa kẻ thưởng ngoạn và người sáng tác. Đây là một tác động hai chiều phát sinh tự nhiên để đưa đến cái mà người đời thường gọi: “Tâm đắc”.
Trần Công Nhung – Tháng 4 – 2011

Nhắn tim tìm bạn cũ: Trần Công Nhung muốn liên lạc với các bạn cũ ở Nha Trang: Nguyễn Hữu Thông (phó Ty Thuế Vụ) Nguyễn Anh dạy Văn trường Võ Tánh Nha Trang (trước 75). Email cho Nhung: trannhungcong46@gmail.com

UserPostedImage

Kỹ thuật digital ứng dụng trong ngành nhiếp ảnh đã tạo ra một cuộc cách mạng làm đảo lộn thế giới trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Chụp ảnh không còn là độc quyền của những người có khiếu, có đam mê, có công, có thời gian, có may mắn, và có tiền như ngày trước. Ngày nay, những chiếc máy ảnh cồng kềnh, những ống kính trị giá hàng chục ngàn vẫn còn được giới chuyên nghiệp sử dụng. Thế nhưng hầu hết những ảnh chụp . Thêm vào đó, và thay vào đó, những máy ảnh digital nhỏ xíu, thậm chí những điện thoại cầm tay, cũng có thể cho những tấm ảnh mà một thời “người thường” phải xuýt xoa, trầm trồ, và nghĩ rằng chẳng bao giờ mình có thể lại chụp được như thế.

Thời Báo từ số này sẽ có mục TRANG ẢNH THỜI BÁO, dành riêng một số trang giấy láng, màu để đăng các ảnh chọn lọc của bạn đọc. Bạn đừng ngần ngại, hãy gửi cho chúng tôi những “tác phẩm” bạn cho là đắc ý. Toà soạn sẽ chọn ra một số ảnh gửi đến để đăng trên TRANG ẢNH THỜI BÁO trên báo in và website để độc giả bình chọn. Khi bình chọn, xin cho ý kiến tại sao chọn, thấy điểm gì xuất sắc trong ảnh cả về mặt kỹ thuật và nghệ thuật. Sau mỗi tháng, ảnh được điểm cao nhất sẽ được in lại trong một khung danh dự “Ảnh Trong Tháng”.

Trang Ảnh Thời Báo cũng sẽ là nơi để những người yêu thích chụp ảnh, bất kể là chuyên nghiệp, hay tài tử, chỉ dẫn, trao đổi, học hỏi lẫn nhau để mỗi người đều có thể có những tấm ảnh đẹp hơn, ý nghĩa hơn…TB cũng sẽ mời những tên tuổi trong làng ảnh góp bài và ảnh cho trang cũng như sẽ và chọn và dịch đăng các bài viết, tài liệu của các nhiếp ảnh gia, người yêu chụp ảnh của thế giới trên TRANH ẢNH THỜI BÁO
Mời bạn cùng ghé vào TRANG ẢNH THỜI BÁO

Góp bài và ảnh cho Trang Ảnh Thời Báo, xin gửi bằng email về: thoibaophotopage@gmail.com

Để tránh các rắc rối về vi phạm tác quyền, quyền riêng tư, cần ghi rõ tên người chụp địa chỉ liên lạc (gồm cả số điện thoại).

Ảnh gửi kèm email (attachments) xin ở cỡ tối đa 1 Mb và độ phân giải (resolution) là 1024x1024px.

Nếu được, xin ghi rõ: nơi và ngày giờ chụp ảnh, tên (brand) và kiểu (model) máy ảnh, tên và loại ống kính (lens) sử dụng, độ mở ống kính (aperture), tốc độ (shutter speed), độ nhạy sáng ISO.

Theo Thời Báo

Sửa bởi người viết 03/10/2013 lúc 07:12:38(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.151 giây.