logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/10/2013 lúc 05:16:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chồng tôi đau mắt gần một năm nay. Gần một năm nay chúng tôi liên tiếp đi bác sĩ chữa trị, nhưng bịnh của chồng tôi vẫn như cơn sóng thủy triều, cơn đau dâng lên rồi hạ xuống, thuốc tăng rồi lại giảm, giảm rồi lại tăng, không sao dứt được. Nhãn áp cứ cao: 30, 40, có khi lên 60, 64; mắt mờ càng ngày càng tăng. Cuối cùng bác sĩ khuyên đi cấp cứu, vô Stanford. Một ngày không chịu được cơn đau, chồng tôi quyết định: Đi cấp cứu.

Phòng cấp cứu Việt Nam
Phòng cấp cứu của bịnh viện Stanford sáng chủ nhật cũng đông chật người. Tôi rất ngạc nhiên trước cảnh tượng lặng lẽ và bình tĩnh của mọi người. Tôi cũng có lần đi cấp cứu ở bịnh viện Việt Nam. Lúc đó tôi bị bịnh nặng và vì không mua được thuốc để điều trị, nên phải đi con đường cấp cứu. Nhờ em tôi có người quen làm ở bịnh viện nên tôi mới được nhận vô. Trước khi đi em tôi dặn: - “Khi đi vô bịnh viện, chị phải giả bộ đi không nổi như sắp thấy quan tài vậy, họ mới nhận”. Tôi nhớ lúc đó tôi cố gắng đóng vai “kẻ tử tù bị dẫn ra pháp trường”. Khi vô tới nơi, tôi tưởng tôi lầm đường lạc lối. Dù lúc đó đang sốt cao, tôi cũng ý thức rất rõ là tôi chưa chết mà. Tôi chưa qua cầu Nại Hà, chưa ăn cháo lú, sao lại xuống tới địa ngục rồi? Theo Dante thì đây là tầng địa ngục thứ mấy nhỉ? Ôi chao! Ngoài phòng đợi, trong phòng bịnh đều la liệt người. Tiếng kêu la, tiếng rên rỉ, tiếng gào thét... Người gãy chân, kẻ gãy tay, người điên loạn... Đủ thứ bịnh nguy hiểm. Tôi vô cùng hoảng sợ, tôi sợ tôi cũng sẽ điên loạn như họ, nên chỉ sau một đêm, sáng hôm sau tôi xin xuất viện ngay.

Phòng cấp cứu Stanford
Phòng cấp cứu của bịnh viện Stanford ra vô tự do, chỉ cần qua cánh cửa rà soát an toàn là xong. Sau khi làm mọi thủ tục, chúng tôi mới thấy vô cấp cứu vào ngày chủ nhật là dại. Ngày thứ bảy chủ nhật là ngày nghỉ, chỉ có ít bác sĩ ở lại trực nên bịnh nhân phải chờ đợi rất lâu, nhất là bác sĩ Mắt. Chồng tôi bị đau mắt, tuy đi cấp cứu nhưng tình trạng chưa có gì nguy cấp nên sau khi bác sĩ ở phòng ngoài cân đo, khám tổng quát thì cứ ngồi đợi, lâu lâu bác sĩ ra hỏi thăm rồi khuyên mình đợi tiếp. Ngày chủ nhật chỉ có một bác sĩ trực mà phải lo tới ba bịnh viện nên trường hợp nào nguy hiểm, bác sĩ phải chạy đến đó trước. Chúng tôi ngồi đợi khoảng hai giờ mới được đưa vô phòng khám. Khoảng hai giờ sau con gái tôi đi ra nói:
- Chưa có bác sĩ. Mới đo áp suất mắt và làm test về mắt. Áp suất mắt 35. Họ nói bác sĩ sắp về tới nơi.
Một giờ sau, nó mệt mỏi trở ra nói:
- Bác sĩ đến rồi. Một anh chàng trẻ măng, mới học năm thứ ba. Anh ta chưa biết điều chỉnh cái máy đo mắt. Mẹ vô với ba đi, con mệt rồi.
Trái với những gì tôi lo lắng, khi vô phòng bịnh, tôi thấy chồng tôi vui vẻ chuyện trò với cô y tá, còn nói đùa và cười nữa chứ. Thật là lạ lùng. Năm giờ chiều rồi, bác sĩ vẫn chưa trở lại, thấy chồng tôi lo lắng bồn chồn, cô y tá cố ý đùa làm cho chồng tôi phải cười. Cô nói:
-Đó, ông đã cười rồi. Đừng lo gì nữa nhé.
Giữ cho bịnh nhân bình tĩnh, không lo lắng, đó là nhiệm vụ của y tá săn sóc bịnh nhân? Rồi trước khi ra khỏi phòng cô vui vẻ hỏi tôi:
-Bác uống trà hay sữa cháu lấy cho bác.
Tôi vô cùng ngạc nhiên. Tôi nhớ lại những cô y tá “hách xì xằng” ở bịnh viện Việt Nam. Ngày cậu tôi sắp qua đời nằm ở phòng hồi sức, cậu muốn con gái ở lại cho cậu uống nước nhưng cô y tá nhất định không cho. Đuổi con gái cậu ra khỏi phòng, cô cho cậu tôi uống nước với thái độ thô lỗ làm cậu tôi, lúc đó không còn sức chống đỡ, ho sặc sụa. Sau này nghe kể lại, tôi thấy xót xa và đau nhói trong lòng. Thái độ cứu người ở nước giàu nghèo khác nhau như vậy sao? Cô y tá nhỏ thuốc cho chồng tôi, cứ năm phút nhỏ một lần, tất cả là ba thứ thuốc. hết một đợt, cách nửa giờ sau, cô vào nhỏ đợt thứ hai. Xong đợt thứ ba, chồng tôi nói:
-Ba đợt rồi, có lẽ đã quá nhiều, có lẽ ngừng thôi.
Gần sáu giờ chiều, bác sĩ trở lại, áp suất mắt của chồng tôi đã hạ. Việc cấp cứu như vậy đã xong nhưng bịnh của chồng tôi thì chưa xong, vì vậy họ đề nghị chồng tôi đi khám mắt ở Viện Mắt Stanford. Họ giới thiệu bác sĩ và lấy cả ngày hẹn cho chúng tôi.

Viện Mắt Stanford
Đường đến viện mắt Stanford không ngoằn ngoèo không chạy vòng vòng như đường đến phòng cấp cứu. Chúng tôi chạy xe thẳng con đường 101, ra một exit, quẹo qua tay phải là đến nơi.
Cũng với một thái độ phục vụ bịnh nhân nhẹ nhàng lịch sự và tận tâm, cô y tá làm nhiệm vụ trước khi bác sĩ đến: lấy thông tin về bịnh, về sức khỏe, quá trình chữa bịnh, diễn biến của bịnh... và trước khi ra khỏi phòng không quên hỏi chồng tôi có cần gì không. Cô người cao lớn nhưng giọng nói thánh thót ngọt ngào, tôi gọi cô là Ca Sĩ. Bác sĩ đến. Đầu tiên là một bác sĩ phụ tá, anh ta có lẽ là người Ấn Độ, ít nói hơi lạnh lùng, tôi gọi là Nghiêm Nghị. Bác sĩ chính lo cho chồng tôi là một người khác, một người gốc Tàu. Tôi gọi anh ta là Vui Vẻ vì anh ta thường đi vào với nụ cười tươi và gương mặt rạng rỡ. Thái độ vui vẻ thân thiện của người Châu Á làm căn phòng sáng lên và chúng tôi cảm thấy lòng nhẹ bớt lo âu. Xem qua bịnh án, khám rất kỹ, Vui Vẻ vừa khám vừa giảng giải cho sinh viên nghe, họ đi theo đứng bên cạnh và cùng quan sát qua ống kính phụ. Vui Vẻ và Nghiêm Nghị phối hợp thảo luận với nhau, cuối cùng Vui Vẻ kết luận: Mắt chồng tôi cần phải mổ. Vốn là người mạnh khỏe ít đau ốm, bây giờ nghe nói mổ mắt, chồng tôi rất lo lắng, sợ rủi ro đui mắt thì sao? Vui Vẻ ra sức động viên, khuyến khích, cuối cùng chồng tôi ký giấy chấp nhận số phận.

*Ca mổ đầu tiên
Ca mổ đầu tiên trong đời của chồng tôi cũng là ca mổ đầu tiên trong ngày hôm ấy của bác sĩ Vui Vẻ. Ca mổ tiến hành lúc 7.30 sáng, chúng tôi phải có mặt lúc 5.30. Muốn có mặt lúc 5.30, chúng tôi phải thức dậy lúc 3.30 để lo uống thuốc hạ huyết áp, nhỏ năm thứ thuốc cho mắt trước khi đến bịnh viện. Ra đi từ lúc 5 giờ, trời còn mờ mịt hơi sương, đến nơi, bịnh viện vắng hoe, tôi thầm nghĩ: Không biết họ bắt mình đến sớm, họ có làm việc sớm không? Hay họ bắt mình ngồi chờ đợi mỏi mòn? Nhưng khi vào bên trong chúng tôi mới khâm phục tinh thần làm việc của Mỹ: Đèn sáng ở các dãy phòng mổ, tất cả mọi việc đã sẵn sàng, ca mổ đầu tiên của bịnh viện đã đi vào phòng khám. Chúng tôi làm thủ tục giấy tờ xong ngồi đợi ở phòng gọi là Room of colors. Chồng tôi vào phòng khám, nửa giờ sau họ gọi tôi vào. Mọi việc đã sẵn sàng: Đo mắt đo huyết áp, chuyền dịch. Nghiêm Nghị đi vào, lần đầu tiên anh ta bớt nghiêm nghị, mỉm cười thân thiện, anh ta bắt tay chồng tôi và cả tôi nữa, chuyện lạ chưa? Anh ta khám mắt như thường lệ, rồi đánh dấu lên mắt sắp mổ. Bác sĩ gây mê đi vào giải thích chồng tôi sẽ được chích một liều an thần nhẹ, không phải thuốc mê.
Con người là một tổng thể hoàn hảo do Thượng Đế tạo ra, nó sắp bị can thiệp bởi bàn tay con người để đem lại sự hoàn hảo như trước, hay đem lại sự hoàn hảo theo khoa học?
Chồng tôi rất lo lắng. Biết nói gì đây? Tôi cố gắng bắt chước các cô y tá, tôi nói:
-Vui Vẻ là bác sĩ giỏi, có lẽ mọi việc sẽ tốt. Vả lại, hôm nay là một ngày tốt, Bạch Hạc cũng đi mổ mắt nhưng đâu có được đi mổ ở bịnh viện Stanford như mình.
Rồi chồng tôi được đẩy vào phòng mổ, tôi trở lại phòng đợi. Gọi là Room of colors vì trên tường treo một màng hình, số thứ tự của các bịnh nhân sẽ hiện ra ở đó, màu sắc thay đổi tùy theo từng giai đoạn của công việc: Đầu tiên vào phòng khám: màu vàng lạt; khi vào phòng chuẩn bị mổ: màu cam; khi đang trên bàn mổ: màu xanh lơ; mổ xong ra phòng nghỉ và ở đó 1 giờ: màu tím. Tôi ngồi ở đó, dán mắt lên tường theo dõi bịnh của chồng. Nhưng có lẽ hôm đó máy hư nên các con số đều dừng lại ở màu cam. Một giờ sau, Vui Vẻ và Nghiêm Nghị đi ra. Tôi thầm hỏi: Ủa họ không mổ mắt cho chồng tôi? Họ đi đâu vậy kìa? Nhưng họ cứ tiến thẳng về phía tôi, mặt mày tươi cười rạng rỡ. Tôi đứng há hốc bắt tay họ và nghe họ chúc mừng ca mổ thành công. Như đang ở trong mơ, tôi rối rít cảm ơn, cám ơn. Rồi tôi vào phòng hồi sức, chồng tôi đang ở đó, chuyện trò vui vẻ. Đặc biệt anh chàng y tá lo cho chồng tôi thì cười đùa không ngớt. Tôi biết, đó là cách họ muốn đem lại cho bịnh nhân một tinh thần phấn chấn an vui, một thái độ lạc quan tin tưởng, loại bỏ sự lo lắng không tốt. Lạc quan tin tưởng, đặt hết niềm tin vào bác sĩ, có được không? Không cần viện dẫn tới số phận để giải quyết ưu tư cho mình?
Chưa hết, chúng tôi trở về nhà, ba ngày sau còn nhận thêm một tấm thiệp khác, trong đó có chữ ký của tất cả các bác sĩ liên quan đến ca mổ: chữ ký của bác sĩ Vui Vẻ, của Nghiêm Nghị, của bác sĩ Gây Mê, kèm theo là lời chúc “Mau lành bịnh”. Tôi rất thích cách hành xử có văn hóa và có tình người này. Có phải vì vậy mà chồng tôi lại nhận thêm một thiệp nữa, sau lần mổ thứ hai cách nhau một tuần, và có lẽ còn hứa hẹn sẽ nhận thêm nhiều thiệp như thế dài dài?
Những ngày vô ra bịnh viện liên tiếp, những lúc chờ đợi, tôi tò mò tìm xem trong hộp nhiều danh thiếp để ở đầu văn phòng, hoặc tìm xem trên màn hình giới thiệu các bác sĩ làm việc mong tìm được một nhân vật mình mong đợi. Bác sĩ người Mỹ thì nhiều, dĩ nhiên rồi, tôi nhận ra một số bác sĩ gốc người Tàu, vài người Hàn Quốc... Người có gốc gác mà tôi mong đợi, người Việt Nam, không tìm thấy ở đây.
Chúng tôi vẫn còn vô ra bịnh viện Stanford nhiều tháng nữa. Cô Ca Sĩ đã quen thuộc trở nên thân mật hơn. Mỗi ngày cô kể thêm một ít chuyện:
-Vui Vẻ là một bác sĩ giỏi, tôi học được nhiều từ ông ấy. Khi ông khám cho bịnh nhân, tôi đứng bên cạnh dùng ống kính dài quan sát và nghe ông giải thích. Được học hỏi là một điều rất tuyệt vời.
Ca Sĩ nói, Vui Vẻ là giáo sư của trường Stanford, là chuyên gia về Glaucoma, Nghiêm Nghị cũng là bác sĩ mắt nhưng đang theo Vui Vẻ học thêm để trở thành chuyên gia. Ở đây mọi người đều rất bận rộn nhưng Vui Vẻ là người bận rộn nhất. Bận rộn nhưng luôn luôn vui vẻ tươi cười, tôi đặt tên anh ta là Bác Sĩ Vui Vẻ thật quá đúng, phải không các bạn?
Cao Thu Cúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.