logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 29/04/2012 lúc 09:55:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việc dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai trên thế giới
Việc dạy và học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ nhất đã có từ lâu, ít nhất cũng lâu bằng lịch sử tiếng Việt: cha mẹ dạy cho con cái, anh chị em dạy cho nhau, người này dạy cho người khác. Cứ thế, tiếng Việt được lưu truyền và mở rộng như một phương tiện giao tiếp chính của cộng đồng, trước là bộ tộc, sau là quốc gia. Nhưng việc dạy và học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai, tức đối với những người thuộc một nền văn hoá khác, thì sao? Không có tài liệu, nhưng tôi đoán hẳn là phải có. Ngay từ xưa, thật xa xưa, người Việt Nam đã phải giao tiếp với nhiều sắc dân khác. Để giao tiếp, không thể không học ngôn ngữ của nhau. Có thể nêu trường hợp của Trần Nhật Duật (1255-1330) làm ví dụ.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư kể:
Nhật Duật rất thông hiểu ngôn ngữ các phiên bang. [1] Đối với khách nước Tống, ông có thể ngồi đàm luận suốt ngày. Người Chiêm hay người các xứ Man và sứ của nước Sách Mã Tích[2] đến, ông đều theo quốc tục của họ mà tiếp đãi và nói chuyện với họ. Vua Nhân Tông thường khen Nhật Duật là kiếp sau của các bộ lạc người Phiên.
Khi tiếp sứ nhà Nguyên thì Nhật Duật không cần người phiên dịch, dắt tay nhau vào quán cùng ngồi uống rượu vui vẻ như bình thường. Sứ nhà Nguyên nói: ‘Ngài là người Chân Định[3] đến làm quan nơi đây chứ gì?’ Nhật Duật bác lại, nhưng họ vẫn không tin.[4]
Người Việt có nhu cầu học các ngôn ngữ khác để giao tiếp. Có lẽ các dân tộc khác, nhất là những dân tộc láng giềng nhỏ và yếu hơn Việt Nam, cũng có nhu cầu tương tự. Tiếc, chúng ta chưa tìm thấy tài liệu gì liên quan đến vấn đề này.
Tài liệu sớm và rõ nhất về việc dạy và học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai là của các giáo sĩ Tây phương vào thế kỷ 17. Tiêu biểu nhất là trường hợp của Alexandre de Rhodes (1591-1660). Ông đến Việt Nam vào tháng 3 năm 1626 và bắt đầu học tiếng Việt. Thoạt đầu, ông rất lo lắng: “Thú thật là khi tôi đến Nam Kỳ và nghe tiếng nói của người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, tôi cảm thấy như nghe tiếng chim hót líu lo và tôi mất hết hy vọng có ngày học được thứ tiếng ấy.” Tuy vậy, với một năng khiếu học ngoại ngữ “dễ dàng một cách thần kỳ” như lời nhận xét của Léopold Cadière (1869-1955), chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã có thể làm chủ được cái ngôn ngữ như tiếng chim hót líu lo ấy. Ông kể trong cuốn hồi ký Voyages et Missions xuất bản năm 1854: “Tôi học hàng ngày chăm chỉ hệt như trước đây học thần học ở Roma, và ý Chúa là sau bốn tháng, tôi đã có thể nghe hiểu những lời xưng tội, sau sáu tháng, tôi có thể giảng đạo bằng tiếng Nam Kỳ.” Sau đó, năm 1645, trước khi về lại Roma, Alexandre de Rhodes nhận lãnh trách nhiệm dạy tiếng Việt cho hai giáo sĩ Carlo della Roca và Metello Sacano.[5] Xin lưu ý: từ năm 1615 đến năm 1788, có 145 linh mục dòng Tên đến truyền giáo tại Việt Nam.[6] Hẳn họ cũng học tiếng Việt như thế.
Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai có lẽ chỉ bắt đầu được tiến hành một cách tự giác và có hệ thống từ cuối thế kỷ 19, khi Pháp bắt đầu cai trị Việt Nam. Để cai trị, thực dân có nhu cầu tìm hiểu ngôn ngữ người bản xứ bên cạnh việc sử dụng các thông dịch viên như một tầng lớp trung gian. Số người Pháp, từ giới học giả đến giới quan lại, biết tiếng Việt khá nhiều. Có điều hầu hết đều học tiếng Việt ở Việt Nam. Chủ yếu là học trực tiếp. Việc học tiếng Việt như một ngoại ngữ ở ngoài Việt Nam có lẽ xuất hiện muộn hơn, trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, và đặc biệt nở rộ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1954-75), khi vấn đề Việt Nam, lần đầu tiên được quốc tế hoá. Ngoài Pháp, nhiều quốc gia khác cũng đưa tiếng Việt vào chương trình đại học hoặc các trung tâm sinh ngữ lớn. Ở Nga, cuốn sách dạy tiếng Việt đầu tiên do Ju. Shutsky soạn thảo được xuất bản từ năm 1934; ba năm sau, 1937, thêm một cuốn khác được ra đời dưới tên tác giả là Minin, một biệt hiệu của Nguyễn Khánh Toàn, sau này trở thành Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.[7] Tuy nhiên, sau cái “thuở ban đầu” ấy, dường như không mấy ai còn tha thiết học tiếng Việt nữa. Đầu thập niên 1950, thời kháng chiến chống Pháp, có lần Hồ Chí Minh gửi sang Nga một bức điện văn toàn bằng tiếng Việt. Bộ Ngoại giao Nga không đọc được. Tìm quanh ở thành phố Moscow: cũng không ai biết tiếng Việt. Một người duy nhất còn nhớ lõm bõm chút tiếng Việt học được từ thập niên 1930 thì lại ở xa. Rất xa. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Nga phải chuyển bức điện văn ấy sang Toà Đại sứ của họ ở Paris để nhân viên ở đó tìm người đọc và dịch giùm sang tiếng Nga. Mấy năm sau, đặc biệt từ 1954, Nga mới bắt đầu chú ý đến việc mở các lớp tiếng Việt.[8]
Ở Mỹ, lớp tiếng Việt được tổ chức lần đầu tiên vào niên khoá 1943-44 dưới sự hướng dẫn của giáo sư Murray B. Emeneau, tác giả cuốn sách nghiên cứu về tiếng Việt đầu tiên bằng tiếng Anh được xuất bản vào năm 1951: Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar. Từ thập niên 1950, các đại học như Cornell, Georgetown, Yale và Columbia; và từ giữa thập niên 1960, thêm Đại học Washington và Đại học Hawaii ở Manoa, lần lượt mở các lớp tiếng Việt, từ đó, nổi lên tên tuổi của một số nhà Việt ngữ và Việt học nổi tiếng như Huỳnh Sanh Thông, Nguyễn Đình Hoà, Nguyễn Đăng Liêm, Stephen O'Harrow và L.C. Thompson, tác giả cuốn A Vietnamese Reference Grammar (1965). Năm 1969, trường Đại học Southern Illinois thành lập Trung tâm Việt học (Center for Vietnamese Studies).[9] Năm 1971, Đại học Havard bắt đầu mở các lớp Việt ngữ. Sau năm 1975, một số trường đại học khác như Đại học California ở Berkeley, Los Angeles và San Diego cũng như Đại học California State ở San Francisco, Đại học Arizona State, Đại học Michigan ở Ann Arbor và Đại học Texas ở Lubbock cũng lần lượt mở các lớp tiếng Việt.[10]
Ngoài Pháp, Nga và Mỹ, tiếng Việt cũng được giảng dạy tại một số quốc gia khác, như Đức (ở Đại học Humboldt, Passau, Hamburg, và Freiburg), Đan Mạch (Viện Nordic Institute of Asian Studies), Anh (School of Oriental and African Studies thuộc Đại học London), Trung Quốc (Đại học Beijing, Yannan và Viện Qansi), Nhật Bản (Tokyo University of Foreign Studies, Kyoto University of Foreign Studies và Osaka University of Foreign Studies), ở Hàn Quốc (Hankuk University of Foreign Studies of South Korea, Seoul National University và Korea University), ở Singapore (National University of Singapore).[11]
Riêng tại Úc, tiếng Việt được bắt đầu giảng dạy từ đầu thập niên 1960 tại Trường Sinh ngữ Quân đội (thoạt đầu mang tên là RAAF - Royal Australian Air Force - School of Languages; sau, từ năm 1993, đổi lại thành ADF - Australian Defence Force -  School of Languages). Ngoài tiếng Việt, trường còn dạy khoảng gần 20 ngôn ngữ khác. Tất cả các lớp ngôn ngữ này đều có hai đặc điểm giống nhau: một, ngắn hạn và cấp tốc; và hai, nhằm chủ yếu đào tạo các nhân viên trong quân đội, ngoại giao và tình báo. Tiếng Việt chỉ được thực sự giảng dạy trong hệ thống giáo dục Úc từ đầu thập niên 1980, lúc làn sóng người Việt tị nạn đến Úc càng ngày càng nhiều và lúc Úc đã định hình được một chính sách ngôn ngữ quốc gia hoàn chỉnh.
Nói chung, ở ngoại quốc, tiếng Việt chỉ được chú ý từ giữa thế kỷ 20 dưới ảnh hưởng của chiến tranh, của xu hướng toàn cầu hoá, và đặc biệt, của sự xuất hiện của cộng đồng người Việt ở hải ngoại từ sau năm 1975. Số người học tiếng Việt, như vậy, bao gồm hai thành phần chính: người ngoại quốc và người gốc Việt. Trình độ, nhu cầu và cách thức học tiếng Việt của hai thành phần này khác hẳn nhau. Với thành phần thứ nhất, tiếng Việt là một ngoại ngữ. Hoàn toàn là một ngoại ngữ. Với thành phần thứ hai, tiếng Việt là một trong hai ngôn ngữ chính họ thụ đắc và sử dụng (bilingualism), thường được gọi là ngôn ngữ cộng đồng (community language) hoặc ngôn ngữ di sản (heritage language). Học tiếng Việt như một ngoại ngữ, người ngoại quốc phải bắt đầu từ đầu: học cách phát âm từng vần, từng chữ; học quy tắc tạo câu từ những điểm căn bản nhất; và phải sử dụng lớp học như một môi trường duy nhất để học tập. Học tiếng Việt như một song ngữ, người gốc Việt có nhiều lợi thế hơn: họ tiếp tục hơn là bắt đầu. Hầu hết trẻ em gốc Việt, khi bước vào các lớp tiếng Việt, dù ở mẫu giáo, cũng đã ít nhiều biết tiếng Việt, ít nhất ở hai kỹ năng nghe và nói. Rời lớp học, các em tiếp tục học và thực hành tiếng Việt trong gia đình. Với bố mẹ và ông bà. Hay, có khi, với cả cộng đồng chung quanh (trong các sinh hoạt tôn giáo, xã hội hoặc thương mại).
Trong hai thành phần học tiếng Việt kể trên, thành phần thứ hai đông hơn hẳn thành phần thứ nhất.
Giới hạn trong thành phần thứ hai, nghĩa là giới hạn trong việc học tiếng Việt như một ngôn ngữ cộng đồng/di sản, dường như không ở đâu trên thế giới, tiếng Việt lại phát triển mạnh mẽ như là tại Úc, ít nhất ở bậc tiểu học và trung học.
Trong số gần bốn triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài, gần một nửa (theo cuộc điều tra dân số năm 2010 là đúng 1.548.449 người) định cư tại Mỹ (trong đó khoảng một nửa sống tại hai tiểu bang California - gần 600.000 - và Texas - hơn 200.000 người).[12] Nước kế tiếp là Cambodia (khoảng 600.000) và Pháp (khoảng 300.000). Sau đó là Canada và Úc; mỗi nơi có trên 200.000 người.
Cộng đồng người Việt tại Úc, như vậy, chỉ đứng hàng thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Cambodia và Pháp, đồng hạng với Canada. Tuy nhiên, về phương diện bảo tồn và giảng dạy tiếng Việt, không chừng Úc là quốc gia dẫn đầu.
Dẫn đầu trên ba phương diện.
Thứ nhất, về pháp lý, tiếng Việt được chính thức công nhận là một ngôn ngữ ngoài tiếng Anh (LOTE, Language Other Than English) như mọi ngôn ngữ khác trong hệ thống giáo dục các cấp. Từ tiểu học và trung học đến đại học, học sinh và sinh viên đều có thể học tiếng Việt; và giá trị của môn tiếng Việt được xem tương đương với mọi ngôn ngữ hay mọi môn học khác. Ví dụ, trong các cấp tiểu học và trung học, học sinh có thể chọn học tiếng Việt như một ngoại ngữ; trong các kỳ thi tốt nghiệp, học sinh có thể chọn thi môn tiếng Việt; ở bậc đại học, sinh viên có thể chọn tiếng Việt và Việt học làm một chuyên ngành (specialisation; hoặc còn gọi là một ngành học chính, major) trong suốt chương trình Cử nhân kéo dài ba hay bốn năm.
Thứ hai, về tổ chức, khi tiếng Việt đã được công nhận ngang hàng với mọi ngôn ngữ khác, việc giảng dạy tiếng Việt cũng được thừa nhận trong mọi cấp học. Ở các quốc gia khác, trẻ em cũng có thể học tiếng Việt. Nhưng hầu hết đều học vào cuối tuần và ở các trung tâm Việt ngữ do hội đoàn, chùa chiền hoặc nhà thờ tổ chức. Đó là những sinh hoạt hoàn toàn có tính cộng đồng, thuộc trách nhiệm của cộng đồng và chỉ có ý nghĩa với /và trong cộng đồng. Ở Úc thì khác. Môn tiếng Việt được đưa hẳn vào chính mạch, được giảng dạy ngay trong các lớp chính quy. Như các ngôn ngữ khác. Ngay cả khi nó được giảng dạy trong các trường ngôn ngữ hay các trường trường sắc tộc vào cuối tuần thì, thứ nhất, nó cũng nhận được sự tài trợ của chính phủ; và thứ hai, kết quả học tập cũng được ghi vào học bạ của học sinh ở trường chính. Về tài chính, tất cả các trường dạy tiếng Việt chính thức đăng ký với Bộ giáo dục đều nhận được trợ cấp của chính phủ (190 đô/một năm cho mỗi học sinh).[13] Thường, các trường thu học phí thêm khoảng từ 80 đến 100 đô một năm (tuỳ theo cấp lớp). Như vậy, nhà trường sẽ có tổng cộng khoảng trên 260 đô cho mỗi em. Số tiền ấy đủ để trả mọi chi phí điều hành lớp học, như thuê mướn phòng ốc, sao chép tài liệu và trả lương cho giáo viên.
Thứ ba, về phương diện quy mô, do hai đặc điểm vừa nêu, số lượng người học tiếng Việt tại Úc rất cao. Nếu tính theo tỉ lệ dân số của cộng đồng Việt Nam, tôi ngờ là cao hơn bất cứ quốc gia nào khác ngoài Việt Nam, kể cả Mỹ. Ví dụ, theo Anh Trần, vào năm 1998,[14] tại California, có 55 trường Tiếng Việt với khoảng 8.000 học sinh,[15] trong đó trường lớn nhất là trường Văn Lang ở San Jose với hơn 1.000 học sinh được chia thành 35 lớp, từ lớp 1 đến lớp 12.[16] Dân số người Việt tại tiểu bang California, theo cuộc điều tra dân số Mỹ vào năm 2010, là 581.946 người.[17] Trong khi đó, tại tiểu bang Victoria, nơi có 58.873 người Việt sinh sống, [18] số lượng học sinh học tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 12 ở cả ba hệ: trường chính mạch (mainstream school), trường ngôn ngữ (Victorian School of Languages -VSL) và trường sắc tộc (ethnic school) là khoảng 11.000 em.[19] Nói cách khác, số học sinh học tiếng Việt ở Victoria nhiều hơn ở California trong khi dân số người Việt ở Victoria thì chỉ bằng một phần mười ở California mà thôi.
Ở đây, có hai điều cần được nhấn mạnh để tránh hiểu lầm:
Một, tôi chỉ bàn đến số lượng học sinh chính thức trong trường Việt ngữ chứ không có ý nói việc bảo tồn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở Mỹ kém hơn ở Úc. Năm 1999, R. Young và M. Tran phỏng vấn 100 phụ huynh về việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà; kết quả cho thấy, 84.6% trẻ em chỉ nói tiếng Việt; 15.4% vừa nói tiếng Việt vừa nói tiếng Anh; không có gia đình nào trẻ em chỉ nói tiếng Anh mà thôi. Năm 2001, Nguyen A., F. Sin và S. Krashen phỏng vấn trên 500 học sinh tiểu học gốc Việt tại Mỹ; kết quả cho thấy có đến 67% tự nhận là nói tiếng Việt giỏi, dù chỉ có 23% là giỏi cả nói lẫn đọc và viết.[20] Theo quan sát của tôi, khả năng nói tiếng Việt của trẻ em gốc Việt, thuộc thế hệ một rưỡi hoặc thứ hai ở Mỹ, đặc biệt ở các tiểu bang có đông người Việt, như California và Texas, rất tốt. Có lẽ các em chủ yếu học trong gia đình, với bố mẹ và ông bà.
Hai, chúng ta cũng chỉ bàn đến số học sinh học tiếng Việt ở cấp tiểu học và trung học. Ở bậc đại học, tổng số sinh viên học tiếng Việt ở Mỹ thường nhiều hơn ở Úc. Ví dụ, theo Elizabeth B. Wells, trong bài “Foreign language enrollments in United States institutions of higher education, fall 2002” đăng trên tạp chí Profession năm 2004, số sinh viên ghi danh học tiếng Việt trong các đại học cộng đồng (hệ 2 năm) vào năm 1998 là 385, năm 2002 là 1.185; ở đại học (hệ 4 năm), năm 1998 là 491, năm 2002 là 1.003. Tổng cộng cả hai hệ cùng với hệ hậu đại học (graduate levels), năm 1998 là 899; năm 2002 là 2.236, tăng 148.7% trong vòng bốn năm (tr. 144 & 149). Ở Úc, tổng số sinh viên học tiếng Việt ở các đại học, ngay trong thời cực thịnh, cũng chỉ khoảng vài ba trăm mỗi năm, [21] chủ yếu tập trung ở trường Victoria University. [22]
(Trích từ cuốn “Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai”. Buổi ra mắt sách sẽ được tổ chức từ 2 đến 4 giờ rưỡi chiều Chủ nhật 6/5 tại giảng đường L114, trường Victoria University, Ballarat Road, Footscray, Melbourne, Úc với phần văn nghệ của Hoàng Ngọc-Tuấn. Xin mời quý đồng hương ở địa phương đến tham dự. Vào cửa tự do.)
[1] Tên gọi chung các nước láng giềng của Việt Nam, trừ Trung Quốc.
[2] Có lẽ là nước Tumasik, tên cổ của nước Singapore hiện nay.
[3] Chân Định: Một huyện thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
[4] Đại Việt sử ký toàn thư, tiền biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm dịch, nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1997, tr. 430-1.
[5] Các trích dẫn liên quan đến Alexandre de Rhodes đều lấy từ bài “Alexandre de Rhodes có phát minh ra chữ quốc ngữ?” của Alain Guillemin do Ngô Tự Lập dịch và đăng trên http://viet-studies.info...inGuillemin_DeRhodes.htm
[6] Như trên.
[7] Anatoli Solokov, “Vietnamese Studies in the Soviet Union”, in trên Journal of Vietnamese Studies số 5 (January 1992), tr. 4-13.
[8] N.I. Niculin (2000), Văn học Việt Nam và giao lưu quốc tế (Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu), Hà Nội: nxb Giáo dục, tr. 643-7.
[9] Xem cuốn A History of the Center for Vietnamese Studies at Southern Illinois University, 1969-1976 của Larry D. Lagow, Southern Illinois University ở Carbondale xuất bản năm, 1977; bài “Universities and the Vietnam War: a Case Study of a Successful Struggle” của Douglas Allen trên Bulletin of Concerned Asian Scholars, Vol. 8, 1976. Một số phản ứng chung quanh Trung tâm này có thể xem trên trên http://www.dailyegyptian.com/riot/riotvcenter.html
[10] Theo Ngô Như Bình trong bài “The Vietnamese Language Learning Framework” http://www.seasite.niu.e.../VN%20LLF%20Part%20I.pdf
[11] Đây chỉ một số nước và một số đại học tiêu biểu, chứ không phải là một danh sách đầy đủ những nơi có môn tiếng Việt.
[12] Xem http://www.nguoi-viet.co...plates/?a=135439&z=1
[13] Xem thông tin trên trang web của Bộ giáo dục tiểu bang Victoria: http://www.education.vic...s/lote/clsforschools.htm
[14] Tôi không tìm ra con số nào cập nhật hơn năm 1998, tuy nhiên, tôi tin số học sinh học tiếng Việt từ đó đến nay nếu không giảm thì thôi chứ khó có thể tăng thêm được.
[15] Anh Tran (2008), “Vietnamese Language Education in the United States”,  Language, Culture and Curriculum, vol 21, No 3, 2008.
[16] http://www.vanlangsj.org....php?pg=vl_introduction.
[17] http://en.wikipedia.org/...mographics_of_California
[18] Đây chỉ là số người sinh ra ở Việt Nam. Cũng theo cuộc điều tra dân số năm 2006, số người nói tiếng Việt tại tiểu bang là 72.170 người, gồm cả người Việt thuộc thế hệ thứ hai. Xem: http://www.multicultural...m-born-2006%20census.pdf
[19] Trong số này, riêng trường Lạc Hồng (Hiệu trưởng: Thái Đắc Nhương) ở Melbourne, Úc, đã có trên 2.500 học sinh ghi danh, từ lớp mẫu giáo đến lớp 12, học ở năm trung tâm khác nhau trong thành phố. Có lẽ đây cũng là trường Việt ngữ có đông học sinh nhất thế giới (ngoài Việt Nam).
[20] Theo Ha Lam, “Vietnamese Immigrants and Language in the USA” trên www.globo-portal.com/......earch_paper_for_matt.doc
[21] Xem Nguyễn Xuân Thu, 1995, Profiles of Languages in Australia: Vietnamese, ACT: National Languages and Literacy Institute of Australia Limited, tr. 21-3.)
[22] Về chương trình Tiếng Việt tại Victoria University, có thể xem trên trang http://www.vu.edu.au/unitsets/ASPVIE
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.287 giây.