Những áp lực và căng thẳng hàng ngày của cảnh nghèo túng ngốn mất năng lực tinh thần nhiều đến nỗi nó làm giảm bớt chức năng nhận thức.
Theo một cuộc nghiên cứu mới, được công bố trong tạp chí Science (Khoa Học), tình trạng lo lắng bận rộn với chuyện tiền bạc có thể làm cho những người có mức thu nhập thấp bị sụt giảm trung bình 13 điểm nơi chỉ số thông minh IQ.
Một vài so sánh làm nổi bật mức độ nghiêm trọng đó. Sự khác biệt về chỉ số IQ cũng ngang bằng với khoảng cách giữa một người nghiện rượu mãn tính và một người lớn bình thường, theo tạp chí The Atlantic (Đại Tây Dương) cho biết. Có thể so sánh nó với mức độ sút giảm nhận thức mà mọi người nhìn thấy khi họ mới qua một đêm thức trắng.
Trong cuộc nghiên cứu đầu tiên của nhà nghiên cứu, nhiều người có những mức thu nhập khác nhau ở New Jersey đã được hỏi họ sẽ phản ứng như thế nào với một tình huống trong đó chiếc xe hơi của họ đột nhiên cần phải được sửa chữa: họ sẽ phải trả tiền ngay lập tức, đi vay tiền, hoặc tạm hoãn việc sửa xe. Và làm họ sẽ quyết định ra sao?
Trước khi đưa ra một phản ứng, họ trải qua một loạt “trắc nghiệm về trí thông minh lý luận giải quyết vấn đề và về nhận thức.”
Khi việc sửa chữa được nói là phải tốn $150 Mỹ kim, thì người nghèo và người giàu thực hiện những nhiệm vụ nhận thức ở mức độ giống nhau. Khi con số này lên tới $1,500 Mỹ kim, người nghèo thực hiện những nhiệm vụ một cách tồi tệ hơn nhiều, trong khi những giàu đều không bị ảnh hưởng .
Đồng tác giả Jiaying Zhao nói rằng cảnh nghèo thường bị quy trách nhiệm gây ra “những thiếu sót đưa đến thất bại cho người nghèo.” Đây là bằng chứng cho thấy tình cảnh tự nó gây tổn thương cho khả năng của người ta trong việc tập trung chú ý và đưa ra quyết định .
Eldar Shafir, giáo sư trường đại học Princeton và là đồng tác giả cuộc nghiên cứu, nói, “Tự thân sự căng thẳng không dự đoán rằng người ta không thể thực hiện tốt đẹp – họ có thể làm tốt hơn lên tới một điểm nào đó. Một người trong cảnh bần cùng có thể nằm nơi phần cao của đường cong hiệu suất khi nói đến một nhiệm vụ cụ thể và, trong thực tế, chúng tôi thấy rằng họ làm tốt trên vấn đề trước mắt. Nhưng họ không có nghị lực khả năng còn sót lại để dành cho những nhiệm vụ khác. Người nghèo thường đạt hiệu quả cao trong việc tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách. Còn những nhiệm vụ khác thì nơi họ làm kém.”
Một cuộc nghiên cứu thứ hai xem xét một kịch bản tự nhiên hơn, những khả năng của các nông dân Ấn Độ nhận được phần lớn thu nhập của họ sau khi thu hoạch mùa màng, nhưng sống trong tình trạng căng thẳng về tài chánh trước. Trước mùa thu hoạch, họ cho thấy cùng một sự căng thẳng như vậy, và nghị lực tâm trí sút giảm mà cuộc nghiên cứu thứ nhất đã tìm thấy ở những người nghèo khổ. Những cuộc trắc nghiệm sau thu hoạch, được thực hiện khi các nông dân đã tương đối khá giả, đều dẫn đến những số điểm cao hơn.
Theo báo Viễn Đông