logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/10/2013 lúc 10:04:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs ( 11.10.2013)- Sài gòn-

Ngoéo tay

Ngoéo tay cam kết làm điều tốt chứ không “móc ngoặc” trong chuyện mờ ám, và ngoéo tay còn là một dạng giải hòa, là tha thứ.

Tha thứ là ghép hai nửa trái tim, là nói lời “xin lỗi”, là tặng một đóa hồng, là bỏ qua lỗi lầm của nhau, là thề hứa theo phong cách của NS Vinh Sử: “Ngoéo tay nhau thề lòng không dối lòng, ngoéo tay nhau thề tình nghĩa mênh mông…” (Ngoéo Tay Nhau Thề). Có lẽ ngày nay không mấy ai dùng từ “ngoéo tay” nữa. Ngoéo tay là khẩu ngữ, theo cách bình dân còn được nói là “ngoặc tay”, đó là một dạng THỀ HỨA.

Con người rất yếu đuối (cả nghĩa đen và bóng). Thật vậy, con người yếu hơn con kiến vì không vác nổi những vật có trọng lượng bằng thể trọng của mình chứ đừng nói nặng hơn. Tinh thần cũng vậy, có vẻ mau mắn đấy nhưng thực ra lại rất trì trệ và chây lười. Tính xác thịt lại còn “nặng nề” hơn nhiều!

Nhận biết được điểm yếu (nhược điểm) lại hóa thành điểm mạnh (yếu điểm) của mình. Con người là sinh vật cao cấp, khác hẳn với các loài động vật khác. Chúng ta biết yêu biết ghét, biết vui biết buồn, biết ngạc nhiên, biết sợ hãi, biết tức giận, biết tha thứ,… Chúng ta còn biết thể hiện cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực với người khác theo cách riêng của mình. Các cảm xúc tiêu cực có thể gây tổn thương nhiều. Điều ảnh hưởng chúng ta nhiều nhất không phải do sự xúc phạm thể lý mà là do sự xúc phạm tinh thần, sự xúc phạm càng cao độ nếu người đó là người thân thiết. Các dạng xúc phạm như vậy rất “mạnh”, khiến tự ái nổi lên, không dễ gì bỏ qua!

Xã hội có những cách xử lý người gây tổn thương về thể lý. Các tòa án và các nhà tù đầy những người phạm pháp vì làm tổn thương thể lý người khác. Điều này không giống như tổn thương tình cảm, vì vết thương tinh thần “đau” hơn và khó chữa lành hơn. Đôi khi chúng ta không biết rằng lời nói và hành động của chúng ta, kể cả thái độ phản ứng của chúng ta, đã xúc phạm người khác. Ngay cả những người cẩn thận nhất cũng có thể vẫn xúc phạm người khác ở một mức độ nào đó – có thể rất khó nhận ra. Có những mối quan hệ bạn bè và gia đình đã rạn nứt (thậm chí là tan vỡ) vì sự xúc phạm do cố ý hoặc vô tình. Các tình huống “tinh vi” này không dễ giải quyết vì đôi bên đã xúc phạm nhau bằng hành động, ngôn ngữ, cử chỉ hoặc thái độ.

Trong dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:11-32), đứa con đã xúc phạm người cha bằng cách vơ vét của hồi môn để đi xa sống hoang đàng chi địa, ăn chơi trác táng, bôi tro trét trấu vào danh dự người cha và gia phong. Khi cùng đường, nó hối hận và trở về, nhưng người cha vẫn tha thứ. Tuy nhiên, người anh không chịu bỏ qua cho thằng em “trời đánh”, và người anh cảm thấy bị xúc phạm vì mình vẫn hiếu thảo với người cha. Do tức giân mà người anh cũng phạm tội như người em. Cuộc sống đời thường cũng vậy, không khéo thì chúng ta có thể đang đúng hóa sai. Chính cơn nóng giận có thể làm “hư bột, hư đường” hết trơn. Tài sản gom góp cả đời, nhưng chỉ đốt trong chốc lát. Tài sản tinh thần cũng vậy!

Chúng ta thường nói: “Tôi vui vẻ tha thứ với điều kiện là…”, hoặc “Tôi chỉ có thể tha thứ nếu…”. Những cái “nếu” như vậy rất nguy hiểm, đó không thể là tha thứ. Chỉ có thể tha thứ thực sự khi bỏ qua lỗi lầm của người khác mà lòng mình vẫn thanh thản, không chút ấm ức. Sự tha thứ không bao giờ có điều kiện, gọi là vô điều kiện, đó mới là sự tha thứ đích thực và đúng nghĩa tha thứ mà Chúa dạy. Nhân vô thập toàn, ai cũng phạm tội, ngay cả người đạo đức cũng phạm lỗi mỗi ngày bảy lần, vì thế mà ai cũng cần được tha thứ. Muốn được tha thứ thì chính mình phải tha thứ: “Chính lúc thứ tha là khi được tha thứ” (Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Assisi).

Động thái tha thứ chứng tỏ tình yêu, sự kiên nhẫn và giàu lòng thương xót. Giả sử chúng ta thực sự vô tội mà bị oan, sự tha thứ sẽ tô đẹp “má hồng” cho chúng ta. Những người có niềm tin vào Đức Kitô luôn thuộc lòng Kinh Lạy Cha: “Xin Cha tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Rõ ràng là ơn tha thứ từ Thiên Chúa có đến với chúng ta hay không còn tùy chúng ta có mau mắn và sẵn sàng tha thứ cho người khác hay không. Thiên Chúa rất công bằng. Cũng đừng nghĩ rằng chúng ta tha thứ sẽ làm chúng ta tốt hơn người mà chúng ta tha thứ (người được tha thứ). Nếu chúng ta là người anh “công chính” trong dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu”, chúng ta không thể nói rằng chúng ta đã tha thứ. Nếu không nhận biết động thái của mình đã xúc phạm người khác, chúng ta cũng chưa hề tha thứ. Điều mà chúng ta luôn tìm kiếm là xét đoán, thích làm “bà tám” rồi “bới bèo ra bọ”, thế mà vẫn vỗ ngực là mình vô tội, là sống đạo đức. Chúa Giêsu nguyền rủa: “Loài rắn độc kia, xấu như các người thì làm sao nói điều tốt được? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Mt 12:34).

Cách sống “từ cửa nhà thờ ra ngoài đời” mới thực sự chứng tỏ ai sống luật yêu thương mà Chúa Giêsu truyền dạy. Ở trong nhà thờ thì hiền như chiên, ra ngoài nhà thờ thì dữ hơn cọp! Lo đi làm từ thiện khắp nơi trong khi không thương người ngay bên cạnh mình thì có ích lợi gì không? Ca dao Việt Nam có câu: “Dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Cũng vậy, “chuyên gia” dạy người ta thương xót mà mình lại kỳ thị người khác thì có xứng đáng không? Như vậy có phải là hèn nhát và kiêu ngạo hay không? Đừng dùng các hội đoàn làm “vỏ bọc” hào nhoáng cho mình!

Thích dùng quyền mà áp chế người khác thì làm sao có công lý? Không có công lý thì không có yêu thương, không có yêu thương thì không thể có hòa bình. Thật vậy, Karl Mark nói: “Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”. Hệ lụy tất yếu! Giáo huấn Xã hội Công giáo cũng đề cập vấn đề công lý và hòa bình, đặc biệt là Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự, 15-5-1891 – nói về giới lao động) của ĐGH Leo XIII (1810-1903).

Trong bài giảng lễ hôm 16-9-2013, tại nhà nguyện Santa Marta, ĐGH Phanxicô đã bác bỏ ý kiến cho rằng “một người Công giáo tốt không can thiệp vào các vấn đề chính trị”. Ngài nói: “Điều đó không đúng. Đó không phải là con đường tốt. Một người Công giáo tốt cần tham dự vào các vấn đề chính trị, cống hiến tất cả những gì tốt nhất có thể, nhờ đó những ai đang cai trị biết cách cai trị. Không ai trong chúng ta có thể nói: Tôi chẳng có gì để làm với chuyện này, để họ cai trị. Theo Học thuyết Xã hội của Giáo hội, chính trị là một trong những hình thức đức ái cao nhất, bởi nó phục vụ lợi ích chung. Tôi không thể phủi tay. Tất cả chúng ta cần phải cho đi một điều gì đó!”. Như vậy không là tân Phúc Âm hóa, không là loan báo Tin Mừng, không là truyền giáo sao?

Chúa Giêsu xác định: “Cây mà tốt thì quả cũng tốt; cây mà sâu thì quả cũng sâu, vì xem quả thì biết cây” (Mt 12:33). Chúa Giêsu rất gay gắt với những người có “máu” Pharisêu: “Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hoả ngục?” (Mt 23:33). Tha thứ là thể hiện công lý và kiến tạo hòa bình. Lời thật làm mất lòng, thuận ngôn gây nghịch nhĩ. Những người thẳng thắn và tìm kiếm công bình xã hội thì hay bị người khác ghét, bị kèn cựa đủ thứ. Nhưng hãy vững tin vào lời động viên của Chúa: “Đừng sợ!” (Mt 10:26; Mt 10:28; Mt 10:31; Mt 14:27; Mt 17:7; Mt 28:5; Mt 28:10; Mc 5:36; Mc 6:50; Lc 1:13 & 30; Lc 2:0; Lc 5:10; Lc 12:4; Lc 12:7; Lc 12:32; Lc 21:9; Ga 6:20; Kh 1:17-18).

Hãy tìm ai đó đồng tâm nhất trí và can đảm “ngoéo tay” để cùng thực hiện. Dù đời “đục” nhưng chúng ta không thể “đục” như thế gian!

Lạy Chúa, xin cho chúng con NÊN MỘT (Ga 17:21), vì chỉ có một Thiên Chúa, một niềm tin, một phép rửa (Ep 4:5), và xin thêm đức tin cho chúng con (Lc 17:5). Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.