logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/10/2013 lúc 04:51:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Sống nhà thác mồ,” là ý niệm tốt về “an cư lạc nghiệp” của con người lúc sinh thời và sau khi quá vãng. Muốn làm gì thì trước tiên cũng phải có nơi ăn chốn ở đàng hoàng: cái nhà. Nghèo khó tới đâu khi qua đời ai cũng muốn “mồ êm mả đẹp,” chuyện bình thường, không ai muốn cảnh “Sống vô gia cư, chết vô địa táng.”(1)
UserPostedImage
Khu lao động


Từ thập niên 90 trở đi phong trào xây lăng mộ ở Viêt Nam nổi lên rầm rộ nhiều nơi, nhất là vùng có đông người vượt biển. Mồ mả ngày nay cứ như lâu đài cung điện mọc khắp nơi. Thiên hạ xầm xì về một “ thành phố nghĩa địa,” thành phố của người cõi âm, thành phố không phải để ở mà để hương khói, một thành phố nguy nga tráng lệ. Đó là nghĩa địa làng An Bằng.(2)


Từ thành phố Huế theo đường Nguyễn Sinh Cung (Thuận An cũ), đường tốt, khoảng 13 cây số về Trấn Hải Thành.(3) Nếu đi xe máy bạn về ngang chợ Nọ sẽ thấy cảnh bên kia sông Phổ Lợi Hà đẹp lạ lùng. Nhà nào cũng có bến sông, bến xây hai lối xuống. Buổi sáng trời nắng trong, các cô thiếu nữ ngồi giặt rửa, màu áo lung linh trong bóng trời mây ít nơi có. Mười hai bến nước làng cổ Phước Tích (3) có lẽ ám chỉ thân phận người phụ nữ (trong nhờ đục chịu), ở đây số bến còn nhiều hơn.

UserPostedImage
Lăng mộ Phật giáo



Để hiểu rõ thêm về nét đặc biệt của “làng Chợ Nọ,” tôi dừng ngay đầu cầu qua chợ, hỏi chuyện một ông lái xe ôm:


- Làng bên kia sông là làng gì mà nhà cửa sạch đẹp, có lẽ là làng đẹp nhất vùng này?


- Làng Dương Nổ, làng di tích bác Hồ, có bảng nơi tề.


Nhìn theo hướng tay chỉ của anh xe, một bảng xi măng kẽ chữ sờ sờ bên cầu mà bao nhiêu lần qua đây quả thật tôi không thấy. Tuổi già trí kém, tôi chủ trương không ghi nhận bất cứ hình ảnh gì nếu không cần thiết (không ý nghĩa, không đẹp, không dùng vào việc gì). Một bảng di tích chữ trắng trên nền đen y như một lời cáo phó, tôi đưa máy lên chụp. Mấy bà đi chợ dừng lại nhìn bảng “cáo phó” rồi nhìn tôi, có lẽ các bà phân vân “đẹp đẽ chi mà chụp ảnh.”
UserPostedImage
Lăng mộ Thiên Chúa giáo



Trong lịch sử VN, khai quốc công thần Nguyễn Hữu Cảnh là người được dân từ Quảng Bình vào miền Đông Biên Hòa, xuống miền Tây An Giang Châu Đốc, nơi nào cũng có lăng mộ, có đền thờ, bởi ông đã có công mở nước an dân. Ngày nay có "bác Hồ" còn hơn thế, trên toàn quốc từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, nơi nào cũng có tượng đài, có bảo tàng, có nơi còn an vị tượng “Bác” trong chùa để thờ, xem “Bác” như một vị “Bồ Tát.” “Uống nước nhớ nguồn,” ít dân tộc nào có được tấm lòng như dân VN!


Đến Thuận An lại được ngắm phá Tam Giang mênh mông, bên kia bờ xa thăm thẳm là làng Chuồn, Phú Lộc, Cầu Hai… Qua cầu xuôi theo đường Trấn Hải Thành chừng 26 cây số là vào địa phận làng An Bằng. Nhìn hai bên đường chúng ta không thấy gì đặc biệt, nhà cửa cũng tương tự như Phú Thuận, An Dương, Phú Diên, Cự Lại… cũng chợ búa, hàng quán linh tinh, không dấu hiệu gì cho biết nơi đây có một “thành phố nghĩa địa” như lời đồn.


Một người đi đường bảo tôi chạy ra mé biển sẽ thấy. Từ đường cái ra biển 2km, chạy khoảng nửa đường thấy cổng "làng văn hóa An Bằng" khá bề thế, đường làng đổ bê tông, nhiều nhà lầu kiểu biệt thự cổng kín tường cao. Tôi không nghĩ làng quê VN ngày nay có những tòa nhà nguy nga lộng lẫy như vậy. Ra đến bãi biển cũng không thấy nghĩa trang ở đâu, chỉ thấy mấy quán lá sơ sài, vài ba khách địa phương nhàn tản ăn nhậu. Bãi biển vắng người, những chiếc thuyền câu be bé đen thui, nằm vắt mũi trên bãi cát trong ngày biển động. Tôi quay xe lui mới hay “thành phố ma” nằm sau mấy biệt thự. Len theo con đường cát hẹp, vào sâu vài chục mét là lọt vào một thành phố toàn lâu đài màu sắc rực rỡ, làm tôi lóa mắt. Không ngờ thời nay người quá cố lại được sung sướng giàu sang như thế, trong lúc người sống cơ cực nắng mưa, sống trong chòi tranh xiêu vẹo. Trước mỗi tòa lăng mộ có bình phong dạng uốn thư, phù điêu tứ bình, tứ linh, đắp một đại tự, tất cả được cẩn chén xưa đủ màu, mà ý nghĩa và nghệ thuật thì không biết nói sao cho đúng.
UserPostedImage

Một biệt thư



Bước lên một tòa “lâu đài,” mới thấy công trình thiết kế tốn kém như thế nào. Cổng tam quan 3 tầng, một tòa tháp bia bốn, năm tầng, trang trí bằng phù điêu phượng múa rồng bay. Bia mộ cao lớn dựng trên lưng rùa đá, được chạm trổ nhiều hình tượng rồng, phượng, mây... nét điêu khắc tài tình hơn hẳn bia tiến sĩ ở văn miếu. Nội dung bia ký chỉ là một bài vị kê tên người quá cố và các hàng con cháu phụng lập. Không thấy nói sự nghiệp công trạng gì của người nằm trong lăng. Đây là một lăng mộ thuộc hàng “top” trong “thành phố nghĩa địa” An Bằng. Tôi nghi có lẽ là mộ người Tàu, tuy con cháu đều họ Phạm, bởi có nhiều câu đối chữ Hán trên các trụ. Điều hơi lạ, là khi công trình lăng đã hoàn tất, gia chủ mới sực nhớ phiên âm hai câu đối theo lối “lạc khoản”:


Tiến viển (viễn?) cảnh sắc thụy nhiễu tứ thời tăng huyết khí


Tả hửu (hữu?) sơn xuyên triệu bồi vạn cổ tai phong quang


Nét chữ viết tay, vụng về sai chính tả chứ không nghiêm chỉnh như chữ khắc trên bia. Đây là một chi tiết quá chõi với công trình tốn bạc tỉ. Thật khó hiểu.


Các tòa lăng khác chung quanh cũng một cung cách, vô cùng nguy nga, công phu không kém, chi phí không vừa, tưởng chừng trên đời có bao nhiêu tinh hoa “nghệ thuật” đều được gom về gắn hết lên mộ phần người quá cố. Có nhiều câu đối thật sự tôi cũng không sao hiểu:


Chúng tử bách thế niệm ân thâm


Song thân thiên thu an mộng đoạn


hay rất lạ tai, cứ như một lời hờn dỗi:


Thân rã rời xin Chúa xót thương


Chớ phạt con trong cơn cuồng bạo


Nhìn chung, đây như một vùng hội chợ thi đua phô sắc màu. Càng nhiều màu càng ăn khách, càng to lớn nguy nga càng được tiếng khen. Thật sự cá nhân tôi không cảm thấy ý nghĩa gì, càng không cảm được không khí linh thiêng ở nghĩa trang, ngược lại làm mất sự trang nghiêm cần có, khuấy động tâm người viếng thăm, khơi gợi lòng ghanh đua nơi người sống. Vô tình người sống mượn danh người chết để lên “võ đài” đấu nhau. Điều lạ nhất là những tòa lăng của người con Phật. “Ngũ uẩn giai không” mà sau khi chết, cái ta lại lớn vậy sao!
UserPostedImage
Bãi biển An Bằng



Rời “Thành phố nghĩa địa” tôi vẫn chưa dứt những hoài nghi trong trí, tôi ghé vào một nhà đầu đường hỏi thăm.


- Bác cho biết nghĩ trang làng An Bằng nổi lên “hoành tráng” như vậy kể từ năm nào bác?


- Chắc khoảng 15, 20 năm đổ lại.


- Bác à, tôi hơi tò mò, tiền đâu mà người ta làm mộ lớn dữ vậy?


- Làng này vượt biển nhiều, tiền ngoài gửi về.


- Tôi nghe nói có nhiều khu mộ làm đã đẹp, nhưng thấy bên cạnh đẹp lớn hơn, họ đập làm lại cho hơn, đúng không bác.


- Cấy nớ cũng có, ai cũng muốn mình hơn, thi đua mà.


Nếu quả thật người chết mà được hưởng sung sướng như người sống cung phụng thì chắc có nhiều người nghĩ, chết sướng hơn. Sống mà thiếu ăn thiếu mặc, chết mà biết chắc sẽ được ăn sung mặc sướng, gác tía lầu son thì ai mà không ham chết. Thế nhưng xưa nay con người vẫn tham sinh úy tử. Ai cũng dành cái ăn, dành lẽ sống nên xã hội càng ngày càng suy sụp đạo đức, tệ nạn tràn đầy như hôm nay. Nhưng, nghĩ cho cạn nước thì mấy ai sống quá trăm năm để thụ hưởng. Mà dẫu có trăm năm thì răng đâu còn. Vậy mà thế gian có những "hung thần" đã quá tuổi cổ lai hi vẫn hăng máu ra tay sát phạt người yêu công bằng lẽ phải, nhất định thâu tóm cả càn khôn đem chia cho tộc họ, để được tiếng "thơm" "Một người làm quan cả họ được nhờ.”

UserPostedImage
Cổng làng An Bằng




Trần Công Nhung
Tháng 10 - 2012
_____________________________
(1).Thực tế cũng có người, sống bị chửi rủa xua đuổi, chết không chỗ gửi tro cốt, ấy cũng do nghiệp báo mà ra chứ chẳng phải người đời bạc ác.


(2). Trấn hải Thành trang 124 QHQOK tập 14.


(3).Tài liệu lịch sử tìm thấy trên mạng internet tóm tắt về làng An Bằng như sau:


Năm 1570, một số lái buôn người thôn An Ba, xã Cừ Hà, phủ Tân Bình (nay là Đồng Hới-Quảng Bình) đi thuyền ra Thanh Hóa buôn bán. Trong số đó có ba người Nguyễn Quý Công, Trần Quý Công, Hoàng Quý Công. Ba vị này dùng thuyền chở chúa Nguyễn Hoàng vào Ái Tử (Quảng Trị), giúp Ngài đánh dẹp Mỹ Quận Công và trừ Lập Bạo (Cổ thành Quảng Trị trang 27 QHQOK tập 13). Sau khi xong việc, ba Ngài đưa vợ con và bạn bè vào miền biển huyện Phú Vang (năm 1571), lập làng đặt tên An Đôi. Nhờ có công phò tá, Chúa Nguyễn cho dân làng được miễn thuế má, sưu dịch, mỗi năm chỉ nộp cá cơm kỵ giỗ nơi tôn miếu. Dân làng được trưng dụng đất ven bờ từ cửa Eo đến Cảnh Dương sinh sống. Dưới thời Ngãi Vương Nguyễn Phúc Trăn (tức Nguyễn Phúc Thái 1687- 1691) vì kỵ tên húy của mẹ là bà Tống Thị Đôi, nên làng An Đôi đổi thành An Bằng - huyện Phú Vang- thành phố Huế.


(4). Trong QHQOK tập 15.


Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 14, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Anh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng.


Độc giả muốn có sách nguyên bộ discount 50% , xin Liên lạc với tác giả qua:


PO.Box 163 Garden Grove, CA. 92842. Tel. (714) 657-2177. Website: www.ltcn.net – email: trannhungcong46@gmail.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.