logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 15/10/2013 lúc 06:01:22(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Minh Ngọc và soạn giả Nguyễn Phương
Một soạn giả kiêm đạo diễn cải lương Việt
trên sân khấu Off-Off-Broadway New York

Cách đây 13 năm, năm 2000, nhân dịp về thăm quê hương sau hơn mười năm định cư ở Montréal, tôi và vợ tôi đến rạp Hưng Đạo xem tuồng Tuyệt Tình Ca. Chúng tôi ngồi ở hàng ghế chót với soạn giả Hà Triều và Kiên Giang, vừa xem hát vừa rì rào nói chuyện tâm sự với nhau. Bỗng một cô gái đến khều vai tôi, hỏi nhỏ:
- Xin lỗi, có phải chú là chú Nguyễn Phương không?
Tôi trả lời:
- Phải! Cô là ai? Tôi không nhớ ra…
- Chú không biết cháu đâu, cháu là Minh Ngọc, cháu là đạo diễn của nhà hát Trần Hữu Trang và cũng là giảng viên trường Sân Khấu và Điện Ảnh của thành phố. Cháu có sử dụng vài tuồng của chú như vở Chén Trà Của Quỷ, Người Dừng Chân Đêm Mưa, Đôi Mắt Người Xưa để làm bài thực tập diễn xuất cho các học viên…
- Vậy à? Tôi cám ơn cô đã sử dụng các vở tuồng đó, cũng là một cách nhắc đến soạn giả Nguyễn Phương…
- Cháu muốn hỏi chú về các nghệ sĩ và soạn giả trong thập niên 40, chú có thì giờ kể cho cháu nghe không? Cháu muốn kiếm thêm tài liệu về hoạt động của các nghệ sĩ đàn chú, bác…
- Chiều mai cô đến nhà tôi ở đường Trần Bình Trọng, đối diện nhà bán sách của quận 5…
- Dạ, cháu biết nhà chú, cháu có hỏi trước rồi, bốn giờ chiều cháu sẽ đến thăm chú… Bây giờ để chú tâm sự với hai chú Kiên Giang và Hà Triều… (cô bé nói xong, rút lui ngay).

Soạn giả Kiên Giang cho biết cô Nguyễn Thị Minh Ngọc viết văn khi còn là học sinh trường Phan Bội Châu ở Phan Thiết. Sau 30 tháng 4 năm 1975, cô bán cà phê và thuốc lá để sinh sống, sau đó cô thi vào trường Nghệ Thuật Sân Khấu. Tốt nghiệp Đại Học Sân Khấu, được nhà trường giữ lại làm chủ nhiệm trường Đào tạo Diễn viên Nhà hát Trần Hữu Trang. Cô sáng tác nhiều truyện ngắn, nhiều vở kịch và nhiều vở tuồng cải lương. Cô cũng đạo diễn nhiều kịch, nhiều tuồng cải lương.
Đêm đó tôi thức đến hai giờ sáng, viết hơn mười trang giấy, kể tên tuổi, hoạt động nghệ thuật của các soạn giả và nghệ sĩ trong thập niên 40 mà tôi quen biết. Chiều lại tôi trao cho Minh Ngọc, nhân đó mới biết các bạn già của tôi ở Việt Nam đã ngưng viết từ lâu. Một số đông bạn soạn giả và nghệ sĩ trên bảy mươi tuổi không còn nhớ nhiều về nghệ sĩ và tuồng tích ngày xưa, do đó tôi nảy ra ý viết Hồi ký Sân Khấu Cải Lương. Cuốn sách Ngũ Đại Gia Của Sân Khấu Cải Lương được tôi viết ra từ sự gợi ý của nữ đạo diễn Minh Ngọc.
Ngày 9 tháng 7 năm 2004, cố nghệ sĩ Trường Kỳ đến thăm và rước tôi đi gặp Minh Ngọc, cô từ Việt Nam qua sau khi cô và 7 nghệ sĩ Việt Nam khác đi diễn vở kịch Người Đàn Bà Thất Lạc tại Phillipines nhân cuộc liên hoan sân khấu cho phụ nữ các ngành tại Châu Á – Thái Bình Dương. Tại nhà anh Phước, tôi tặng cho cô Minh Ngọc quyển sách Ngũ Đại Gia Của Sân Khấu Cải Lương và tôi quay phim những trích đoạn kịch mà Minh Ngọc độc diễn trong cuộc họp bạn nầy. Tôi bỗng nhớ lại là tôi đã có xem vở Người Đàn Bà Thất Lạc trên dĩa VCD.
Năm 2005, tôi gặp lại Minh Ngọc trong dịp các nghệ sĩ cải lương mừng Xuân tại nhà hát lớn thành phố Saigon.
Hôm 15 tháng 9 năm 2013, tôi lại được gặp Minh Ngọc, cũng ở nơi nhà anh Phước, trong vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Cô nữ soạn giả, nữ đạo diễn nầy đa tài, hoạt động nhiều và rất có kết quả trong lãnh vực sáng tác truyện ngắn, kịch bản và tuồng cải lương, đặc biệt thành công khi làm đạo diễn dựng nhiều kịch, nhiều tuồng cải lương ở trong nước. Cô Minh Ngọc lại là nữ nghệ sĩ từng xuất ngoại nhiều để biểu diễn kịch, đã giới thiệu tác phẩm của cô tại 13 nước trên thế giới. Cô nhận lời mời của tổ chức Art Synergy, phối hợp bởi các tổ chức Univ of Illinoise in Chicago (viết tắt UIC), Northwestern Univ, Vietnamese Museum, Columbia College, cô cùng với nghệ sĩ Quốc Thảo diễn vở Dòng Sông Của Nhiều Phía (River of Many Sides) ở Chicago.
Được nghe nói Minh Ngọc có biểu diễn trên sân khấu Off-Off Broadway ở New York, nên trong buổi gặp gỡ đó, tôi muốn được nghe cô nói về hình thức sân khấu này cũng như để biết cô diễn kịch hay cải lương, nội dung vở hát đó ra sao, hát tiếng Việt hay tiếng Anh, hát với nghệ sĩ Việt Nam hay với nghệ sĩ Hoa Kỳ? Cho loại khán giả nào, Mỹ hay Việt?…
Thấy Minh Ngọc mải mê kể về những chuyến xuất ngoại, biểu diễn, hội thảo, nghiên cứu về sân khấu của cô, tôi nóng lòng, giục cô đổi hướng câu chuyện: “Nói về các hoạt động nghệ thuật của Minh Ngọc thì chắc phải nói vài ngày, viết hàng chục bài để kể về tài năng Minh Ngọc trong việc viết văn, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch ngắn, kịch dài, cải lương đến việc dàn dựng, đạo diễn kịch, đạo diễn tuồng cải lương, đạo diễn hát bội, viết chuyện phim và đóng phim (phim Ngọc Viễn đông – Pearls of The Far East). Vậy nên, chú muốn hỏi cháu ít câu ngắn về việc hát trên sân khấu Off-Off-Broadway của Minh Ngọc”.

Sau đây là cuộc truyện trò của tôi với Minh Ngọc:
Nguyễn Phương: Cháu cho chú biết sân khấu Off-Off-Broadway là gì?
Nữ nghệ sĩ Minh Ngọc: Off-Broadway chỉ những sân khấu có số chỗ ngồi từ 100 đến 499 trong khi Sân khấu Off-Off-Broadway có chỗ ngồi dưới 100. Sự khác biệt không phải chỉ ở không gian thu hẹp mà còn ở khuynh hướng nghệ thuật. Kinh phí lớn của các tác phẩm Broadway buộc họ phải làm những vở có độ an toàn cao về mặt giải trí. Sân khấu Broadway vì thế ít dám lao vào những dự án liều lĩnh như loại sân khấu Broadway có thêm nhiều chữ “Off” đứng trước. Nhiều kịch bản đương đại và cả vài danh tác thế giới của Chekhop, Gogol… được sân khấu Off-Broadway chọn dựng. Còn sân khấu Off-Off-Broadway dành cho những tên tuổi mới (nhất là khi bạn đến từ một nước khác), những ý tưởng thể nghiệm; nó sẽ được thể hiện hết sức của bạn, nếu bạn được lọt vào mắt xanh của những nhà sản xuất nơi đây.

Nguyễn Phương: Chú được biết tác phẩm We Are (Chúng Tôi Là…), kịch bản và đạo diễn Minh Ngọc được công diễn trên sân khấu Off-Off-Broadway từ ngày 18/3, kéo dài đến 26/3/2011. Vậy thì, làm sao Minh Ngọc lọt được vào mắt xanh của nhà sản xuất của Off-Off-Broadway?
Minh Ngọc: Năm 2003, biết được vở Người Đàn Bà Thất Lạc của tôi đã diễn ở Liên hoan Sân khấu Châu Á – Thái Bình Dương và đã thu hình trong nước, bà Tisa, Giám đốc Nghệ Thuật của Nhà Hát Liên Á tại New York, mong kịch mục có thêm vở đó; mãi đến năm 2008, chúng tôi mới thực hiện được điều này. Đêm bế mạc, nhiều khán giả và đồng nghiệp tại New York cho biết mong đợi vở diễn thứ hai của chúng tôi. Năm 2009, kịch bản Chúng Tôi Là… được Đại hội Phụ Nữ viết kịch toàn thế giới chọn đọc tại Ấn Độ. Bà Tisa gửi nó đế Quỹ Bảo Trợ Văn Hóa của New York và được chấp thuận. Chúng tôi cần hai năm để chuẩn bị. Tháng 3 và tháng 4/2011, vở này cùng một vở nữa của Derek Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt, được chọn công diễn trong chương trình mang tên Dự án Việt Nam 2. Tôi phải vượt qua một số khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, đến độ có lúc tôi tưởng chừng đây là vở kịch cuối cùng do mình dàn dựng, vậy nên tôi xin gởi lời cám ơn những bạn bè đã và đang giúp tôi đủ can đảm đi hết đoạn đường còn lại cho cụm từ “sân khấu Việt Nam” được đến với công chúng Mỹ.

Nguyễn Phương: Minh Ngọc tóm tắt cho chú cốt chuyện kịch We Are…
Minh Ngọc: Dạ, chuyện như vầy: “Chúng Tôi Là…” là câu chuyện của Nguyễn, một soạn giả trẻ lai Mỹ gốc Việt, muốn viết kịch bản về Những Người Phụ Nữ Việt Nam như một cách tìm về nguồn cội của mình vì cậu lạc mẹ ruột từ bé. Tìm về văn học Việt Nam, cậu thấy rung động trước khoảnh khắc “Giết chồng rồi lại lấy chồng. Mặt nào mà lại sống trong cõi đời” khi Kiều vừa khóc Từ Hải xong, lại phải “Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan”, bị Hồ Tôn Hiến cưỡng bức rồi ép gả cho Thổ quan đến độ phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.
Khi tiếp xúc với những producer, họ chê chuyện xưa quá, Nguyễn chọn một tin trên báo: cô Huỳnh Mai ở miền Tây lấy chồng bên Đại Hàn vì muốn giúp gia đình, nhưng vì bất đồng ngôn ngữ nên bị chồng giết, trở về Việt Nam bằng tro bụi trong hũ.
Producer chê chuyện buồn vì khán giả bây giờ chỉ muốn cười vui, Nguyễn lấy chuyện một cô mẹ trẻ người Việt, sang Đài Loan đi ở mướn, vì giúp ông chủ phục hồi ‘bản lĩnh đàn ông’ thì cô mới được phôn về nhà thăm con, nhưng lại bị bà chủ thưa ra tòa vì tội quấy rối tình dục.
Câu chuyện đó cũng bị kiểm duyệt cho là thô tục.
Trên đường đi kiếm nhà đầu tư, Nguyễn gặp một bà lấy chồng Mỹ, về Việt Nam đầu tư trong lãnh vực phim khá thành công, nhưng cũng có những nỗi buồn của người bị xem là ‘me Mỹ’ trong giai đoạn mới lập lại bang giao.
Nguyễn về quê mẹ, định viết về lý do mẹ phải bỏ mình vào viện mồ côi, thì chị gặp bà ngoại. Bà cho biết mẹ mới đi lấy chồng.
Cuối cùng, Nguyễn lại về Mỹ, đành ghi chép lại khát vọng muốn làm nghề của một nữ nghệ sĩ Việt ở đất khách, không kiếm ra khán giả, đành tự diễn cho chính mình xem.

Nguyễn Phương: Vở “Chúng Tôi Là…” đề cập tới thân phận người phụ nữ Việt Nam, tại sao Minh Ngọc lại chọn nhân vật Thúy Kiều để khởi đầu cho vở diễn?
Minh Ngọc: Thoạt đầu khi viết, tôi xoáy vào thân phận phụ nữ, cùng với thân phận người nghệ sĩ Việt Nam khi phải sống xa quê cha đất tổ. Nhưng sau buổi đọc kịch, khi chọn ca khúc của Trịnh Công Sơn làm nhạc nối các mảnh đời, tôi chỉnh lại 2/5 kịch bản để xoáy sâu vào nỗi cô đơn, sự ngộ nhận và thân phận cát bụi của con người nói chung, nhất là những người Việt bị hoàn cảnh phải bứt khỏi gốc rễ của mình, trong đó có tôi. Mở đầu vở diễn là hình ảnh Thúy Kiều trước khi tự tử, tôi muốn cho khán giả được nghe tiếng kêu hay tiếng hát đoạn trường của người con gái tài sắc, và trước khi khán giả ra về, tôi mong họ sẽ cùng hòa trong tiếng cười với các nhân vật của tôi. Kiếp nhân sinh khởi đầu bằng tiếng khóc và mong sao, dứt bởi một nụ cười thanh thản khi trở về.

Nguyễn Phương: Ngoài nhân vật Kiều ra, vở kịch “Chúng Tôi Là….” còn có các vai: Người Vợ (chương 2), Bà Vú (chương 3), Bà Ngoại (chương 4), Thị Mầu (chương 5), và Diễm Quyên kết thúc. Xuyên suốt cả vở kịch, tiếng nói của Minh Ngọc dành cho phụ nữ là gì?
Minh Ngọc: Đó là chia sẻ. Trong câu chuyện thật, khi người vợ qua đời, những lá thư mới được tìm thấy. Nhiều người tin là nếu người chồng được đọc và hiểu được tiếng Việt, chưa chắc thảm kịch xảy ra. Đừng quên về mặt nào đó, hiện tại tôi đang cùng cảnh ngộ với những phụ nữ Việt Nam xa xứ. Và trong quá khứ thì tôi luôn có sự ngộ nhận làm bạn đồng hành. Tôi muốn những phụ nữ xa quê như chúng tôi tin được rằng chúng tôi có thể cô đơn nhưng không cô độc. Ngay cả khi gieo mình xuống sông Tiền Đường, ngay khi sắp phải nhận những nhát chém hư vô của người thân sát mình, ngay cả khi sắp mất sạch tự do vì ngộ nhận, ngay cả khi chung quanh mình không còn một ai, chúng tôi vẫn có thể ru mình: “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Tôi nhận ra chỉ cần đặt nhạc anh Sơn cùng những bài ca cải lương vào đúng chỗ của nó trong kịch bản, chúng tôi có thể làm được điều này.

Nguyễn Phương: Diễn viên vở kịch này gồm có những ai?
Minh Ngọc: Lớp trích đoạn cải lương Thúy Kiều thì nữ nghệ sĩ tuồng cổ Ngọc Đáng thủ vai Thúy Kiều, Leon Lê thủ vai Hà Tôn Yến và vai ông chủ Đài Loan; Minh Ngọc thủ vai bà ngoại và vai nữ diễn viên sống ở Mỹ; Thái Hòa Lê thủ diễn vai Nguyễn; Chantal Thủy thủ diễn vai Huỳnh Mai và vai cô thư ký hãng phim; Tienne Vũ thủ vai bà chủ hãng phim và vai bà chủ Đài Loan. Vở “Chúng Tôi Là…” được diễn song ngữ.

Khả năng diễn xuất của Minh Ngọc thừa để chinh phục khán giả của sân khấu Off-Off-Broadway. Theo lời kể thì vở Chúng Tôi Là…, lấy hình thức hát cổ truyền (hát bội hay cải lương), mượn chuyện cổ (Thúy Kiều, Hà Tôn Hiến), chuyện xưa tích cũ để ám chỉ chuyện hôm nay. Vở Chúng Tôi Là… chưa thật sự nói lên được thân phận người phụ nữ Việt Nam và của người nghệ sĩ Việt Nam ở xứ người như ý mong muốn của tác giả Minh Ngọc. Tác giả không dám nói nguyên nhân của thảm cảnh đó là do nhà cầm quyền (đang cai trị miền Nam) đã tạo nên số phận của những người phụ nữ bị bán thân lấy chồng Đài Loan hay Đại Hàn để làm một thứ nô lệ tình dục. Đó là một chuyện “nhạy cảm” (nói theo cách nói ở trong nước), và khi không dẹp được cái nguyên nhân tạo ra thảm cảnh cho người phụ nữ Việt Nam thì đời đời kiếp kiếp thân phận của người phụ nữ Việt Nam ở trong nước không thể thay đổi cho khá được. Tuy tác giả đã sống định cư tại Hoa Kỳ tám năm rồi và đã là công dân Hoa Kỳ nhưng tác giả còn đi đi về về Việt Nam nhiều lần nên tác giả phải tự kiểm duyệt khi sáng tác để đi đúng theo định hướng chính trị của nhà cầm quyền. Và khán giả Hoa Kỳ chắc cũng theo đường lối ngoại giao của chánh phủ Hoa Kỳ, chuyện gì có lợi cho Hoa Kỳ thì khán giả Hoa Kỳ mới chú ý, tán thưởng, còn ngoài ra họ không dám nghĩ đến số phận của người phụ nữ Việt Nam, không dám can thiệp vào chuyện nội bộ của dân Việt Nam như cái thời của thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước.
Vở Chúng Tôi Là… giống như chuyện Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, mượn chuyện ma quái, hồ ly tinh để ám chỉ việc cai trị tàn bạo của nhà Mãn Thanh đối với dân Trung Hoa bị trị ngày xưa…
Có nói cũng còn hơn không!

Nguyễn Phương 2013
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.