logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 15/10/2013 lúc 06:34:04(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

VRNs (14.10.2013) – Úc Đại Lợi -

“Hãy cứ vui chơi cuộc đời”
Ðừng cuồng điên mơ trăm năm sau
còn đây em ngọt ngào
Ðứng bên ngày yêu dấu
Nhìn mây trôi đang tìm về núi cao
(Trịnh Công Sơn – Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày)



(Mt 5: 12/Rm 12: 15-18)

Nếu bạn và tôi ta lại tưởng rằng: người viết nhạc bản ở đây từng lấy ý/từ thi-ca của nữ sĩ họ Hồ nổi tiếng nọ, e không ổn. Nhưng, nếu lại bảo ý/lời đó cũng tương tự như lời khuyên của sách Diễm Ca ở Cựu Ước, thì xin bạn và xin tôi, ta tiếp tục bàn và luận mang đôi chút “phiếm loạn”, rồi dẫn người đọc vào với Lời vàng của thánh nhân hiền lành, thật cũng nên.

Nên hay không, vẫn cứ xin tôi và xin bạn, ta cứ mạnh dạn mà bàn/mà luận, kệ những lời ca nghe rất quen chỉ để khích lệ những người thấy cuộc đời mình khá buồn chán, chẳng thiết gì kể cả chuyện sống Đạo, hoặc chăm nom cuộc sống cho hạnh đạo, nhiều thú vị.

Với những vị thấy đời mình không còn hứng thú, chí ít là khi cận kề tuổi 7, 8 bó như bầy tôi đây thì có hát trăm ngàn câu như sau, cũng chẳng lay động được nỗi lòng “con quốc quốc” hoặc “cái gia gia”, làm gì cho cam:

“Hãy cứ vui chơi cuộc đời.
Dù ngày mai em như chim bay
Bỏ quên đây một người
Hát bên trời gian dối
dù ta như con đường dài vắng người
Hãy cứ vui chơi cuộc đời
Hãy cứ vui như mọi ngày
Bên trời còn nắng lá trời còn xanh
Phố còn người đông rồi quên rồi quên.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)

Giả như người viết nhạc, nay còn sống, hẳn nhiều bạn bè quẩn quanh với cuộc sống như tôi hoặc ai đó, có lẽ cũng sẽ hỏi rằng: có nên hát theo anh, theo em những lời cuối, rất khích lệ một lập trường, như sau:

“Hãy cứ vui như mọi ngày
Dù chiều nay không ai qua đây
hỏi thăm tôi một lời
vẫn yên chờ đêm tới
Lòng ta trăm con hạc gầy vút bay
(Trịnh Công Sơn – bđd)

Dẫn nhập một lời có hơi “bốc” thế rồi, nay bần đạo lại sẽ xin bạn và xin tôi, ta đi vào vấn đề của nhà Đạo, mà cùng với một số các đấng bậc trong Đạo, cứ hỏi rằng: Đạo mình nay có Đấng Chủ Quản ở trên cao tít ấy cũng rất mới mẻ và năng nổ đã tạo được sức sống vui tươi, hấp dẫn cho thánh Hội không? Đã phóng khoáng hơn hay vẫn bảo thủ? Thì, đây là một trong những câu trả lời rất “tương đối”, như sau:

“Chắc chắn với thời gian chúng ta sẽ còn thấy những ưu tiên mới mà Giáo Hội sẽ đưa lên hàng đầu, nhưng về câu hỏi liệu Giáo Hội có thể ‘phóng khoáng’ hay ‘bảo thủ’ hơn thì câu trả lời chắc chắn là Không!

‘Phóng Khoáng’ (Liberal) và ‘Bảo Thủ’ (Conservative) là những ý niệm chính trị mà từ lâu đã không bao giờ phù hợp với quan điểm cuả Giáo Hội.

Tại Mỹ và Châu Âu thì khuynh hướng phóng khoáng có nghiã là ‘phá thai tự do’, ‘hôn nhân đồng tính’, là những hành động mà Giáo Hội chống. Tuy nhiên những chủ trương như ‘giúp đỡ lao động’ để tạo ra ‘công bằng xã hội’, giúp người di cư, ‘cải thiện y tế’ là những việc mà Giáo Hội cổ võ.

Trái lại khuynh hướng bảo thủ cũng có những điều thuận và nghịch với Giáo Hội. ‘Bảo vệ gia đình’, ‘phò sự sống’, ‘bảo vệ luân lý’ là những điều phù hợp với đạo lý cuả Giáo Hội, trái lại những chủ trương như ‘phò thương mại’, ‘chống nghiệp đoàn’, ‘chống di cư’, ‘khai thác thiên nhiên tự do’ là những điều ngược với Giáo Hội.

Vì thế mà chúng ta thấy Giáo Hội hầu như lúc nào cũng có một sự gì để than phiền về một chính quyền, dù là bảo thủ hay phóng khoáng. Thí dụ khi còn là Hồng Y, Đức Thánh Cha đã ‘đụng chạm’ khá nhiều với chính quyền bảo thủ Cristina Fernandez de Kirchner hiện tại cuả Argentina. Bên Brazil, Giáo Hội đang lên tiếng phản đối chính quyền phóng khoáng Dilma Rousseff vì những chính sách phá thai. Còn ở Mỹ thì Giáo Hội đang kiện ra toà chính quyền cuả Obama vì tội ‘hạn chế tự do tôn giáo’.

Cho nên, tuy Giáo Hội dạy phải tuân phục quyền bính dân sự, nhưng với tư cách là ‘thầy dạy luân lý’, Giáo Hội sẽ lên tiếng chống lại mọi sự ác khi nó xảy ra.

Vì không hiểu như vậy cho nên gần đây cả hai phe bảo thủ và phóng khoáng đã đồng thanh lên tiếng ca ngợi những lời tuyên bố cuả Đức Thánh Cha và tự cho là mình đã chiến thắng.” (x. Trần Mạnh Trác, Nguyên nhân những tranh cãi chung quanh các bài phỏng vấn của Đức Giáo Hoàng, www.Vietcatholic.org/News/Html/116521.htm 10/10/2013)

Hỏi chuyện về nhà Đạo, hôm nay, thì cũng chỉ dám hỏi như thế, chứ người hỏi có lẽ cũng đã biết trước câu trả lời sẽ như thế nào, rồi. Hỏi về chuyện Đạo hoặc chuyện đi Đạo và sống đích-thực đời đi Đạo, còn là hỏi giống như cha/cố nhà xứ hỏi “con chiên” như sau:

“Úi chà! Còn gì quý bằng thấy ông đây quay trở về với giáo xứ đi lễ nhà thờ rất đều đặn. Cho cha hỏi một câu hỏi nhỏ, để rút kinh nghiệm mục vụ, có được không?

-Cha cứ tự nhiên như con cái Chúa. Con đây, nay sẵn sà trả lời Cha thôi!

-Thế ông đi nhà thờ trở lại như thế này, có phải là do Cha giảng hay hơn trước rất nhiều, phải thế không?

-Dạ thú thật với cha, là: mỗi lần nghe cha giảng, con cứ phải ra bên ngoài nhà thờ phì phà điếu thuốc cho đỡ thèm, chứ có biết cha giảng hay dở thế nào đâu! Sở dĩ con đi nhà thờ trở lại là do mụ vợ nhà con nó cứ càm ràm hoài, chịu không nổi!” (x. The Catholic Weekly, Parish Pump, 25/8/2013 tr. )

Hỏi về chuyện Đạo, còn là hỏi cha/hỏi cố xem đời đi Đạo: sao dạo này ra như hơi nản, cũng chán ngán, như người giáo dân ở huyện nhà Sydney cũng đã có câu hỏi vào tháng ngày mà Giáo hội quen gọi là “Tháng Mân Côi” về việc lần chuỗi hạt Mân Côi, đâu có gì vui, như sau:

“Thưa cha. Mới đây bọn con cố tạo lại thói quen tốt lành do cha mẹ để lại, là: tập cho con cháu quen đọc kinh tối có lần chuỗi Mân Côi, ngõ hầu hưởng ơn lành Chúa Mẹ ban từ việc này, thì hai đưa con của con, một lên 13 còn đứa kia mới 11, lại cứ bảo: “Đọc kinh lần chuỗi hoài ngán quá mẹ ạ!” Con cố tìm đủ mọi cách mà chẳng sao thuyết phục được bọn con nhỏ ngồi im mà đọc kinh, cho tốt. Thế nên, con viết thư này hỏi xem Cha có cách nào giúp con giải thích cho con của con chhúng hiểu về chuỗi Mân Côi, tốt lành là dường nào? Con kính biết ơn Cha rất nhiều.” (Câu hỏi từ một giáo dân nữ ở Sydney bối rối quá quên đề tên)

Ở đây nữa, khi đã hỏi cha/hỏi cố về chuyện Đạo rồi, thì cha/cố nào mà chẳng tìm cách trả lời/trả vốn để người hỏi được yên tâm. Và hôm nay, câu trả lời (mà không trả vốn) của vị cha/cố ở Sydney, vẫn như sau:

“Kinh nghiệm ở đời cho ta biết: trẻ con, đứa nào cũng nói như nhau khi chúng không muốn làm điều gì do người người lớn áp đặt, chỉ bảo. Thế nên, câu cửa miệng chúng vẫn bảo, là: “chán lắm cơ, mẹ ạ!” Biết bao lần dân con Đạo mình vẫn thường nghe câu cửa miệng của nhiều giáo hữu ở mọi nơi/mọi thời, rằng: Thánh lễ Misa, Đàng Thánh Giá và cả đến chuyện đi thăm ông/bà nội/ngoại hoặc bà con thân thuộc cao tuổi, đều là những việc cũng rất chán!

Rất nhiều chuyện, ta đều nói được như thế. Nhưng trước tiên, không nên và không thể coi Chuỗi Mân Côi, thánh lễ Misa hoặc thăm viếng người già.. là hình thái mang nặng tính cách giải trí, giải khuây được. Bởi các sinh hoạt hoặc sự việc này, chẳng bao giờ mang ý-nghĩa như thế cả. Giả như, ta có đi đến nơi này/chốn nọ để giải khuây đi nữa, thì cũng không thể nói ngay ra rằng: mình thấy nơi ấy, chốn nọ rất ngán ngẫm. Thế nhưng, nếu ta làm việc gì cốt giúp vui người nào hoặc làm việc gì rất có nghĩa hoặc ý tốt, thì cũng chẳng có gì khác biệt nếu đó là chuyện rất chán, nhưng ta lại vẫn làm.

Thế nên, đi thăm người thân thuộc nào mà cho dù mình thấy chán ngán, tức: chỉ muốn chứng tỏ cho họ thấy tình mình thương yêu; và khi ta chọn chủ đề nào đó ở trường học mà không thấy có gì thích thú, nhưng rất cần thiết cho toàn bộ công cuộc giáo dục khiến để ta nên người. Hoặc, công việc rửa chén/bát sau khi ăn và/hoặc ra sân sau làm vườn để vui lòng mẹ/cha là những đấng/những vị từng làm cho mình quá nhiều thứ dù mình không vui thú gì cho cam, nhưng vẫn làm. Cũng thế, trong tương quan mật-thiết với Chúa, ta vẫn làm những việc như đi nhà thờ dự lễ và lần chuỗi Mân Côi đọc kinh dài giờ, không phải để làm cho mình được vui, mà để chứng tỏ rằng: ta cảm kích những điều lành thánh Chúa ban cho ngõ hầu lớn lên trong tình thương yêu của Ngài.

Với chuỗi Mân Côi, chính Đức Mẹ đã yêu cầu/cổ võ ta thường xuyên lẫn chuỗi hạt. Vào lần hiện ra ở Lộ Đức năm 1858, chính Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Bernadette trong tay Mẹ có tràng chuỗi và Mẹ đã cùng đọc kinh với thánh-nữ Bernadette ngay khi đó. Ở Fatima năm 1918, vào lần hiện ra đầu tiên ngày 13/5, tay Mẹ cũng cầm tràng hạt và bảo ba vị thánh trẻ hãy năng lần hạt Mân Côi, mỗi ngày. Lần sau, vào tháng 7 năm ấy, Mẹ cũng yêu cầu ba thánh trẻ hãy siêng năng lần chuỗi hạt Mân Côi để cầu nguyện cho hoà bình thế-giới và cho chiến tranh mau chấm dứt. Lần cuối cùng vào ngày 13 tháng Mười năm đó, Mẹ đã làm phép lạ cả thể về mặt trời quay, và cũng chính Mẹ cho biết Mẹ là “Mẹ Mân Côi” và Mẹ còn cho các thánh trẻ thấy ba tấm bảng/thị kiến diễn bày 3 mầu nhiệm “năm sự vui”, “năm sự thương” và “năm sự mừng” ở tràng hạt Mân Côi. Giả như ta chỉ thực thi điều Mẹ dạy để làm vui lòng Người Mẹ trên trời, là Đấng yêu thương ta hết mình và dạy ta làm thế, hẳn là ta vẫn làm thế dù cho việc ấy có chán ngán hay không.

Thế nhưng, lần chuỗi Mân Côi không chỉ làm Mẹ vui lòng mà thôi, nhưng ta còn hưởng được nhiều điều tốt lành do việc ấy đem đến. Trong lúc lẫn chuỗi, nếu ta suy gẫm các mầu nhiệm gợi ý trong đó, ta sẽ hiểu biết Đức Mẹ và Chúa của ta nhiều hơn. Nói cho cùng, thì các mầu nhiệm trong chuỗi Mân Côi để xét đến các sự kiện chính xảy ra trong đời của Chúa, từ lúc Mẹ cưu mang Chúa nơi cung lòng thánh thiện của Mẹ, rồi ngang qua thuở thiếu thời và cuộc đời công khai của Chúa ngang qua việc chịu khổ nhục, hành hạ cho đến chết và rồi Ngài lại đã phục sinh rất quang vinh vui hưởng vinh quang của Ngài cùng với Mẹ Ngài, và là Mẹ của ta.

Chính vì lý do như thế, mà toà thánh La Mã đã có Chỉ dẫn cho các Đức Giám Mục thực thi công cuộc mục vụ qua tông thư “Ecclesiae imago”, trong đó có nói: các Đức Giáo Hoàng đều khuyến khích con dân trong đạo hãy đọc kinh lần Chuỗi Mân Côi không ngừng nghỉ, là vì đó là bản tóm lược trọn vẹn Kinh thánh và đó còn là khuôn mẫu của việc sùng kính vẫn được Hội thánh khuyến khích mà các thánh của ta vẫn thực hiện.

Và, khi đã suy gẫm các mầu nhiệm mà chuỗi Mân Côi chuyển tại, ta sẽ không còn thấy đó là chuyện đáng chán. Trái lại, ta còn thấy việc này khá ngắn ngủi vì chỉ mất độ dăm ba phút để nghiệm suy một mầu nhiệm súc tích là thế. Nhằm biến cho việc suy gẫm này dễ thực hiện hơn, cũng nên tập trung suy-tư về khía cạnh nào đó của mầu nhiệm, coi đó như một nhân đức, bí tích, như chân lý hoặc lòng sùng kính từ đó ta có được.

Khi cùng đọc với con cái trong nhà, cũng nên yêu cầu các cháu xướng kinh và bắt đầu mầu nhiệm trước rồi đề nghị cả nhà sẽ quyết tâm thực thi mầu nhiệm nào đó thành hiện thực. Chẳng hạn như các cháu đề nghị: cả nhà đọc chục kinh này là để cầu nguyện cho hoà bình diễn ra ở Syria chẳng hạn, hoặc cho các trẻ em bị thất lạc vì chiến tranh, các trẻ mồ côi, đau yếu hoặc cho bà con thân thuộc vừa mới qua đời chẳng hạn có như thế các cháu mới thấy có chất xúc tác trong nguyện cầu, đọc kinh vì hiểu nhiều hơn, rõ hơn.

Cuối cùng, ai cũng thế, khi đã yêu thương người nào rồi, sẽ chẳng bao giờ thấy chán/ngán nói đi nói lại mãi chỉ một câu Anh yêu em/ Em yêu anh nhiều lắm. Nói nhiều như thế, cũng đâu bao giờ thấy chán, đâu nhỉ. Cũng thế, khi ta đã suy gẫm về cuộc đời rất đỗi yêu thương của Chúa và Đức Mẹ rồi, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ thấy chán ngán hoặc buồn rầu hết. Cuối cùng, vấn đề chỉ là quyết tâm của mỗi người, mà thôi.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly 13/10/2013, tr. 10)

Trích dẫn ở đây, người người những dẫn và trích cốt để nói lên rằng: Đấng quyền thế ở trên cao từng mang lại nhiều hứng khởi nơi cuộc sống cho cả triệu triệu người trên thế giới như Đức Giáo Hoàng của ta là thế, mà khi đã chấp nhận tham gia cuộc phỏng vấn của báo chí, cũng bị mang tiếng là người tạo “tranh cãi” về cuộc sống của thánh hội, ở trần thế. Nói như thế, có ý bảo rằng: có đặt vấn đề, vấn nạn hay sao đó, vẫn cứ mời bạn và mời tôi, ta cứ hát mãi câu ca rất “đời”, rằng:

“Hãy cứ vui như mọi ngày
Nhìn người đi như mây vô danh
Dù chân xưa dặm nghìn
Vẫn như còn thấp thoáng
Dù trong ta đêm thì thầm tiếng buồn.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Hát rồi hoặc nghe rồi, hãy nhớ lời Đấng Thánh Hiền từng khuyên dân con mọi người ở mọi nơi, rằng:

“Anh em hãy vui mừng hớn hở,

vì phần thưởng dành cho anh em

ở trên trời thật lớn lao.”

(Mt 5: 12)

Và thêm một câu khác, cũng từ “vị thánh của mọi thời” rất muốn vui, rằng:
“Hãy vui với người vui, khóc với người khóc.

Hãy đồng tâm nhất trí với nhau,

đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn.

Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được,

để sống hoà thuận với mọi người.”

(Rm 12: 15-18)

Xem thế thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta chỉ có thể sống mà hát thêm, rằng: “Hãy cứ vui như mọi ngày, nhìn người đi như mây vô danh.” Vô danh, hoặc có tên và có tuổi, vẫn là người anh, người chị của tôi/của bạn trong thánh Hội và xã hội, vẫn rất vui.

Xem thế thì, chân lý cuộc đời rõ ràng còn đó lời nhủ: “Hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” Lớn lao, to tát hơn nhiều niềm vui của người đời chỉ lo ăn chơi. Niềm vui đây, còn được diễn tả bằng văn/thơ truyện kể không theo kiểu của nữ sĩ họ Hồ rất mang tiếng, mà là lối kể cũng rất vui rất tâm tình khi kể về “cái chết” mà người người rất chán/ngán:

“Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tĩnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông.

Nếu có ai biết ông Tư đang cận kề cái chết mà ái ngại cho ông, thì ông cười vui mà an ủi họ – chứ không phải là họ an ủi ông – rằng, nếu tin theo đạo Chúa, thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết?

Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng sẽ về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai? Và nếu nói theo đức Đạt Lai Lạt Ma, thì cái xác thân ở trần gian, có thể ví như bộ áo quần ta mang, khi nó đã sờn cũ, xấu xí, rách rưới mục nát rồi, thì nên bỏ đi, mà mang bộ áo quần khác, đại ý nói đi đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn.

Ông Tư nói với bạn rằng, thân xác ông bây giờ như cái quần đã mục mông, rách đáy, không còn che được cái muốn che, thì phải bỏ đi, không xài nữa là hơn.

Bởi vậy, ông bình tĩnh đón chờ cái chết cận kề. Khi biết ông bị ung thư sắp chết, thì phút đầu tiên, ông lặng người đi. Nhưng rất mau sau đó, ông nghĩ ra rằng bây giờ chỉ còn hai con đường để lựa chọn.

Một là rầu rĩ bi ai, than thân trách phận, oán thán trời đất, làm cho những ngày ngắn ngủi còn lại trở thành u ám, khổ sở, muộn phiền. Hai là bình tĩnh chấp nhận điều không thể tránh được với thái độ tích cực, lạc quan, vui vẻ. Làm cho những ngày còn lại thành tươi vui, tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Khi ra đi sẽ không có chút tiếc thương vướng bận.

Ông chọn con đường sau, nên không buồn bã, không hoang mang, không bi ai. Ông thấy cuộc đời bỗng đáng yêu hơn, đẹp hơn. Ông mở lòng vui vẻ đón nhận từng thời khắc, từng ngày còn lại.

Mỗi sáng dậy, ông ca hát nhạc vui, và nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi nhắm mắt nằm xuống, thì dù có muốn tử tế với những người thân thương, cũng không còn làm được nữa.

Ông Tư dặn thêm vợ rằng đừng đăng báo, không đăng cáo phó gì cả. Đừng làm rộn, bận trí bà con gần xa, buộc họ phải thăm viếng. Không nên để phiền ai phúng điếu chia buồn. Ông đưa tờ báo cho bà, và nói:

Em nhìn vào mấy cái cáo phó nầy đây, đọc thấy buồn cười : Chúng tôi đau đớn báo tin cho thân bằng quyến thuộc: Ông Nguyễn Văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày , tháng, năm, hưởng thọ 82 tuổi… Được Chúa gọi thì phải vui mừng, sung sướng, chứ sao lại đau đớn báo tin ? Về với Chúa là khổ lắm sao? Có đi tù cải tạo đâu mà đau buồn?…”

Và, ông Tư dặn vợ con khi ông chết chỉ nên đưa bài thơ “Khi tôi chết” thay cho cáo phó. Thơ rằng:

Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoải mái
Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ?
Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái .
Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì.

Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó,
Ai thay da mãi mãi sống trăm đời .
Kẻ trước người sau, xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi.

Nếu có khóc, khóc cho người còn lại,
Bởi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi .
Cũng mất mát, dáng hình, lời thân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.

Đừng đăng báo, phân ưu lời cáo phó
Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ?
Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi,

Trỗi nhạc vui cho người người ý thức,
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng,
Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không.

Đừng xây mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài .
Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối,
Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai.

Khi tôi chết đừng ma chay đình đám,
Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê
Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết chút tình mê.

Thì cũng C, H, O, N kết lại,
Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì,
Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái,
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri.

Đọc xong bài thơ, có người thì mỉm cười, có người vui hản, và nói chuyện oang oang. Họ cho rằng bài thơ đã nói hết ý nguyện của người chết. Người chết không muốn bạn bè buồn rầu, thương tiếc, thì việc chi mà lại làm bộ, gượng gạo tạo ra nét buồn khổ trên mặt.

Vợ con người chết cũng không tỏ vẻ buồn rầu, mà cũng không hớn hở. Không một tiếng khóc lóc, thở than. Nhạc vui vẫn dồn dập phát ra từ máy vang dội. Khi khách đã đến chật nhà, và đúng giờ cử hành tang lễ, bà vợ ông Tư và đứa con trai mang áo quần trắng đứng chắp tay bên bàn thờ, cô con gái đứng bên tấm ảnh ông, cầm máy vi âm nhoẻn miệng cười và nói :

-Thưa các cụ, cô bác chú dì, bà con bạn bè thân thiết xa gần, chúng tôi xin cám ơn quý vị đã có lòng đến viếng tang Ba chúng tôi. Tang lễ nầy làm theo ý nguyện của người quá cố. Không làm tang lễ theo tục lệ bình thường, vì sợ trái với ước vọng cuối cùng của Ba chúng tôi. Chúng tôi xin nhận lấy mọi lời trách móc nếu có từ bà con bạn bè.

Ba chúng tôi đã bình tĩnh và vui vẻ đón cái chết như một sự trở về không tránh được. Trong những ngày cuối của cuộc đời, Ba chúng tôi rất vui, chuẩn bị kỹ cho gia đình và cho chính ông. Ông đã dặn dò chúng tôi, không nên khóc lóc, không nên buồn rầu, vì sự thực không có chi đáng buồn cả. Ông dặn chúng tôi vặn cuốn băng sau đây cho bà con cô bác nghe.

Đọc thơ văn/cáo phó của “Ông Tư” ở trên, hẳn người đọc cũng thấm thía cuộc đời chỉ là thế, có mỗi thế. Mỗi thế thôi, nhưng hãy cứ vui lên nếu ta nhận ra rằng: mọi chuyện ở đời, cần nhất là vui!”. Bởi có vui, ta mới có thể sống và thực hiện mọi nguyện ước, kể cả ước nguyện làm dân con Đức Chúa Trời. ở mọi thời.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn muốn vui chơi cuộc đời

nay hết thời.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.338 giây.