logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 10:08:15(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

WESTMINSTER (NV) - Trả lời ngay “Không có” sau câu hỏi “cắc cớ” của phóng viên nhật báo Người Việt: “Sau khi rời khỏi nhà dòng vài năm rồi quyết định trở lại đi học để làm linh mục có phải do cha thất tình ai không?” Linh Mục Phạm Ngọc Tuấn, chánh xứ nhà thờ Westminster, vừa tủm tỉm cười vừa giải thích thêm:

“Lúc còn học trung học ở Việt Nam thì tôi cũng có những mối tình học trò, con trai con gái thích nhau nhưng chỉ vậy thôi. Qua đây đi học cũng có bạn bé quý mến nhau nhưng không đến nỗi phải nghĩ đến chuyện lập gia đình. Vì nếu thương cô nào nhiều thì chắc tôi đâu nghĩ đến chuyện đi tu!”

Cứ vậy, bằng một thái độ cởi mở, một lối nói chuyện hóm hỉnh, tự nhiên, không câu nệ, màu mè, Linh Mục Phạm Ngọc Tuấn đã có một buổi trò chuyện với phóng viên về cuộc đời làm linh mục của ông trong một phần tư thế kỷ qua với nhiều điều “dường như đã được sắp đặt bởi bàn tay của Chúa” nhân dịp kỷ niệm 25 năm ông chịu chức.

UserPostedImage
Linh Mục Phạm Ngọc Tuấn, “Thiên Chúa là bàn tay, còn tôi là cây bút chì để Ngài nắm lấy và điều khiển.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
“Thay vì đăng lính cho chính phủ thì mình đi lính cho Chúa”




Linh Mục Tuấn nói một cách ví von như vậy khi nhớ lại quyết định ghi danh vào chủng viện Thần Học Biển Đức ở Indiana để “học làm linh mục” vào Tháng Tám, 1984.

Ông kể, “Năm 1981, tôi xin ra khỏi nhà dòng ở Missouri vì muốn đi học, muốn ra ngao du với thế giới bên ngoài, sống đời độc thân, không đi tu nữa. Tôi thuê phòng ở cùng những đứa bạn, vừa đi làm vừa đi học ngành điện tử đến năm 1983 thì tốt nghiệp.”

“Trong thời gian này chính phủ tuyển lính rất đông. Tôi vừa suy nghĩ về thời cuộc, nghĩ về cuộc chiến Việt Nam, về dân tộc. Cuối cùng, tôi quyết định thôi thì người ta đi làm lính cho chính phủ thì tôi đi làm lính cho Chúa, tức đi học làm linh mục.” Vị linh mục chánh xứ nhà thờ Westminster hồi tưởng.

Linh Mục Tuấn lại bật cười, “Khi tôi nói ra ý tưởng này của mình thì mấy thằng bạn cùng phòng cười tôi, kêu tôi là 'thằng khùng!'”

“Thiệt ra lúc đó tôi không ngại đời sống làm linh mục, mà chỉ ngại đi học trường đạo. Tôi qua Mỹ năm 1975, không người thân thích, không họ hàng, tiếng Anh chỉ biết nói 'Hello' và 'Good bye', cảm thấy mình cô độc lạc loài lắm. Nhưng mà cuối cùng thì tôi cũng vượt qua. Tốt nghiệp đại học, bạn bè tôi đi kiếm việc làm, thì tôi đi tu. Đến ngày 21 Tháng Năm, 1988 tôi chịu chức linh mục ở Dodge City, Kansas, nơi đây là một miền quê chuyên nuôi bò, trồng lúa mì và chỉ có chừng 10 ngàn dân.” Vị linh mục gốc người Bình Định tâm sự.

Thoắt cái đã 25 năm, nhìn lại cuộc sống của người linh mục trong chừng ấy năm qua, Linh Mục Phạm Ngọc Tuấn nói một cách hóm hỉnh, “Tôi thường nói với bạn bè rằng tôi vẫn còn đang trong thời kỳ trăng mật, bởi lẽ tôi yêu cuộc sống của người linh mục.”




“Thiên Chúa là bàn tay, còn tôi là cây bút chì để Ngài nắm lấy và điều khiển”




Theo dòng tâm sự nhân dịp kỷ niệm Lễ Ngân Khánh - 25 năm chịu chức linh mục - vị linh mục chánh xứ nhà thờ Westminster cho biết: “Ở Việt Nam, người đi tu thường là đã có ông, có chú đi tu gọi là đạo dòng chứ không phải như tôi. Nên nhìn lại tôi cảm thấy là phải cảm tạ Trời, cám ơn Thiên Chúa vì vấn đề tôi vô đạo, rồi được phục vụ đến nay là 25 năm, đó là ơn tiền định của Chúa. Chúa là người chọn tôi. Thiên Chúa là bàn tay, còn tôi là cây bút chì để ngài nắm lấy và điều khiển.”

Theo lời kể của Linh Mục Tuấn, ông không xuất thân từ một gia đình Công Giáo. “Làng Đại Thuận, Bình Định, quê tôi họ hàng chỉ thờ cúng ông bà, thỉnh thoảng có đi chùa. Nên lúc nhỏ tôi không biết đạo Công Giáo là đạo gì, điều đó quá lạ lùng với tôi, mà tôi cũng không có bà con họ hàng xa gần nào theo đạo Công Giáo. Hình ảnh người tu hành đầu tiên mà tôi nhìn thấy là hình ảnh các thầy, tức các sư Phật giáo thường đi khất thực.”

Tuy nhiên, khi ông lên 7-8 tuổi thì Dòng Đồng Công đến làng Đại Thuận mở một trường Công Giáo ở đó, và nhận dạy mọi học sinh không kể tôn giáo. “Tôi xin đi học ở ngôi trường này.” Linh Mục Tuấn nhớ lại.

Đến năm 1967, khi được 10 tuổi, “lúc đó tôi ở với ông nội. Ông nội cũng thích đạo này nên ông nội cùng anh trai và tôi rửa tội vào đạo Công Giáo.”

Thích đạo nhưng ông không hề có ý nghĩ sẽ đi tu “vì họ hàng không ai đi tu.” Thế nhưng, “có lẽ do sự sắp đặt của Chúa,” năm 1973, khi đang học trung học ở Cam Ranh, “không hiểu sao tôi lại quyết định trở về quê coi thử sau cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 quê mình thế nào, trường mình ra sao.”

Quyết định trở về này cùng với thời gian gần một năm sống cùng các thầy thuộc Dòng Đồng Công từ Thủ Đức, Sài Gòn, đi ra Bình Định để trở lại xây nhà trường, nhà dòng, đã giúp cho chàng trai Phạm Ngọc Tuấn khi đó “cảm thấy vui, thấy đời tu của mấy thầy có lý tưởng, phục vụ cho người nghèo, phục vụ mà không nghĩ đến ngày họ trả lại cho mình cái gì hết.”

“Thành ra khi nghe lời các thầy rủ 'Hay là Tuấn đi tu luôn đi!' là tôi ngã liền!” Vị linh mục kể lại câu chuyện thời xa xưa mà bật cười giòn tan.

Sau đó, được sự chấp thuận của linh mục bề trên, chàng trai Phạm Ngọc Tuấn chính thức trở thành “đệ tử” của nhà dòng.

“Nhìn lại nếu tôi vẫn còn ở Cam Ranh, không về quê và đi tu thì tôi đâu có qua đến Mỹ vì khi qua Mỹ năm 1975 là tôi cũng đi với nhà dòng trong vai trò đệ tử.” Ông nói.

Linh Mục Tuấn nghiền ngẫm, “Tôi cảm thấy những cột mốc và những cơ hội đến với tôi trong việc sang Mỹ và tu hành rất hay. Vì có sang Mỹ tôi mới có cơ hội học trở thành linh mục, chứ những thanh niên như tôi ở Việt Nam hầu như không ai làm linh mục sau khi cộng sản vào, cho đến khoảng sau năm 1989-1990, thành ra nếu ở lại thì coi như tôi không có cơ hội nào hết.”

Theo lời cha Tuấn, cuối Tháng Ba, 1975, khi đó ông đang ở nhà dòng Di Linh, Lâm Đồng.

“Hôm đó cha bề trên muốn chỉ có 5 người ở lại tử thủ giữ nhà dòng, còn lại tất cả về Sài Gòn. Khi đó tôi cũng hăng say giơ tay xin ở lại. Nhưng tối hôm đó, không hiểu sao tôi suy nghĩ 'cộng sản vô thì mình sẽ ra sao?'”

Suy nghĩ đó khiến ông “sợ quá” và “sáng hôm sau tôi dùng hết can đảm vào xin cha bề trên cho tôi theo mọi người về Sài Gòn. Quả thật, sau này khi cộng sản vào, hai người trong số những người ở lại đã bị bắn chết.”

Cha Tuấn cho biết, thời gian đó các thầy thuộc Dòng Đồng Công chia về hai nơi, một nhóm ở Thủ Đức, một nhóm ở giáo xứ Phước Tỉnh, Phước Tuy, khoảng 170 người. Ông thuộc nhóm người ở Sài Gòn.

Vị linh mục tiếp tục câu chuyện đời mình mà ông cho rằng “Từ đấy tôi càng thấy ý của Chúa ở trên đã dẫn dắt tôi đi”:

“Chiều 26 Tháng Tư, 1975, lúc ăn cơm xong, tôi thấy có bốn thầy ăn chuẩn bị đi đâu đó. Tôi đến hỏi thì họ cho biết xuống Phước Tỉnh lấy tin tức để hôm sau về báo lại cho bề trên, vì lúc đó không có điện thoại. Tôi xin đi theo. Cha bề trên đồng ý. Chỉ kịp lấy được bộ quần áo thì tôi lên xe đi với bốn ông thầy kia."

"Khoảng 9 giờ tối đến tới Vũng Tàu thì cũng được tin là đường Sài Gòn-Vũng Tàu bị cắt rồi. Thế nên chúng tôi trở thành những người cuối cùng nhập vào cùng với nhóm các thầy ở Vũng Tàu cùng người dân nhảy lên thuyền ra khơi rồi tính sao tính. Không ngờ ra ngoài có tàu hải quân vớt. Khoảng ngày 28 Tháng Tư là chúng tôi lên tàu rồi, và ngày 30 Tháng Tư, ở trên tàu chúng tôi nghe tin ông Dương Văn Minh đầu hàng. Đau thương lắm!” Giọng người linh mục trầm hẳn lại. Ông im lặng một thoáng để nén sự xúc động.

Ông sống cùng nhà dòng từ đảo Guam qua đến tiểu bang Missouri cho đến năm 1981 thì xin “nghỉ tu” ra ngoài chu du tìm hiểu thế giới bên ngoài như đã kể ở trên. Và đến Tháng Tám, 1984 thì ông dấn thân vào con đường học làm linh mục và chịu chức vào Tháng Năm, 1988.




25 năm “Tạ ơn Chúa, cám ơn người”




Sau bốn năm làm linh mục ở Kansas, Tháng Tám, 1992, ông được thuyên chuyển về giáo xứ Saint Columban ở Garden Grove, California.

Năm 1996 Linh Mục Phạm Ngọc Tuấn về phục vụ tại giáo xứ Tam Biên, Garden Grove, và cho quyên góp, xây dựng nhà thờ Tam Biên mới.

Năm 2002 cha Tuấn được thuyên chuyển làm quản nhiệm cho cộng đồng Việt Nam ở giáo xứ Thánh Linh, Fountain Valley.

Và Tháng Bảy, 2005 Linh Mục Tuấn được Giám Mục Giáo Phận Orange cử làm chánh xứ giáo xứ Thánh Thể (Blessed Sacrament Catholic Church) mà giáo dân quen gọi là giáo xứ Westminster.

Linh Mục Tuấn kể, “Năm 1995, ghi dấu thời điểm 20 năm tôi đến Mỹ, tôi làm một chuyến trở về Việt Nam. Sau lần đó, thay vì đi chơi nơi này nơi kia thì tôi chọn Việt Nam làm nơi đến để tìm cách giúp đỡ cho người nghèo ở Việt Nam.”

Cha Tuấn cho biết, “Để tránh cảnh các em nữ sinh viên nghèo từ quê lên thành phố học, không có đủ tiền trang trải cuộc sống, bị bọn xấu lợi dụng vào con đường tội lỗi bán thân, nên tôi đã vận động xây dựng một khu nhà ở cách Làng Đại Học Thủ Đức 300 mét, hiện do các nữ tu Dòng Mân Côi ở Chí Hòa điều hành. Nơi đây sẽ giúp cho khoảng 200 sinh viên nghèo có chỗ ăn, nghỉ thoải mái để các em yên tâm học hành.”

Nhìn lại một phần tư thế kỷ làm linh mục, Cha Phạm Ngọc Tuấn nói một cách đơn giản, “25 năm qua tôi thấy đạo là con đường dẫn mình đi để sống sao cho hài hòa với nhau, biết rung động trước những đau thương, để có lòng với tất cả. 25 năm là một chặng đường mà những người đi tu muốn dùng làm điểm mốc để nhìn lại cuộc đời mình. Trong đạo gọi là Lễ Ngân Khánh Linh Mục. Tôi muốn nhân dịp này để 'Cám ơn Trời, tạ ơn người.' ”

“Tôi nghĩ mình là những người may mắn được qua đây thì thôi những gì mình có thể làm để giúp được cho những người Việt Nam khác đều là rất tốt.” Linh mục nói tiếp.

Lễ Ngân Khánh Linh Mục của cha Tuấn sẽ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 20 Tháng Mười tại nhà thờ Westminster, trong đó có một thánh lễ nói tiếng Anh lúc 11 giờ, và một thánh lễ dành cho người Việt Nam diễn ra lúc 4 giờ chiều.
Ngọc Lan/Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.