logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/10/2013 lúc 06:01:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thuở xưa, đạo đức của người Á Đông đặt nền tảng trên chữ “hiếu”, như được cụ Nguyễn Đình Chiểu gói gọn trong câu thơ Lục Vân Tiên, “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.” Trong thiên sách Ly Lâu Thượng của Mạnh Tử, ở khúc thứ 26, tác giả viết: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (不孝有三, 無後為大), tạm dịch nghĩa là “Có ba tội bất hiếu, trong đó không có người nối dõi là tội lớn nhất.”
Ngày nay, vấn đề thuê mướn tử cung đã là chuyện hết sức phổ thông ở bất cứ quốc gia tiến bộ nào – trừ các nước châu Phi nghèo đói, tật bệnh và hạn hán không đủ ăn, và trừ Trung Quốc, nơi người ta tự hào là trung tâm của vũ trụ, và là túi khôn của con người. Ở đây, dân số chiếm một phần sáu đầu người trên trái đất, phần chính phủ lúng túng giữa đạo hiếu và nạn nhân mãn, phía người dân bị vây hãm giữa “chính sách một con” cộng với luật cấm mang thai mướn và nhu cầu sinh con nối dõi tông đường, làm sản sinh những chuyện cười ra nước mắt.
Quốc sách “chỉ được một con”
Vào năm 1964, Sở Kế hoạch Gia đình đầu tiên được Bắc Kinh thành lập để kiểm soát các chương trình giảm dân, chủ yếu là tại thành thị nơi có trang bị những phương tiện y khoa tân tiến cũng như tiện phân phối thuốc ngừa thai. Tại những nơi nầy, chính quyền kiểm soát dân dễ dàng hơn, cũng như áp dụng có kết quả hơn các biện pháp hù dọa. Các báo cáo cho thấy hai năm sau, nhiều thành thị TQ đã giảm được mức tăng dân một cách đáng kể, nhưng tại nông thôn hầu như chính sách nầy không đụng tới, mãi cho đến khi cuộc Cách mạng Văn hóa bùng ra từ 1966 đến 1969, trong đó mạng lưới kế hoạch hóa gia đình được loang ra miền quê và miền phụ cận thành phố.
Mặc dù nhiều chương trình kế hoạch gia đình bị gãy gọng trong quá trình áp dụng cuộc Cách mạng Văn hóa, tới đầu thập niên 1970, chính phủ đã lặp lại lệnh cưỡng bức giảm số dân, bằng cách áp dụng thêm nhiều yếu tố mới so với 15 năm trước để mong đạt kết quả, khi mà thành phần trưởng thành trong dân đã tiếp cận với thông tin về thuốc tránh thai, các viện bào chế đã có khả năng sản xuất đủ số lượng thuốc, và bản thân nhà nước đã học hỏi được chút ít kiến thức về các phương pháp ngừa thai, về vô trùng, về các kỹ thuật phá thai, nhất là đã chuẩn bị một đội ngũ đông đảo lực lượng “thầy thuốc đi chân đất” và các binh đoàn y tá để mang thuốc ngừa thai xuống tận hang cùng ngõ hẽm đất nước. Tới cuối thập niên nầy, TQ đã thu lượm được một số kết quả khả quan trong việc dùng thuốc tránh thai trong nhân dân để mang mức sinh sản xuống, với thành tích là nhiều đôi vợ chồng có không quá hai hay ba đứa con như trước kia nữa. Tuy nhiên, chính phủ vẫn không hết lo ngại trước viễn tượng dân số tăng đều 1% mỗi năm do tỉ lệ bất cân đối quá lớn về giới thanh niên, nên tới năm 1978, họ lại ra chỉ tiêu tới năm 2000, mức tăng dân chỉ được bằng với mức tử vong, và để đạt được chỉ tiêu quốc gia ấy, họ đề ra chính sách mỗi đôi vợ chồng chỉ được phép có một con.
Một con (tức 计划生育政策 / Chính sách kế hoạch hóa gia đình) là chính sách bất công, nhằm hạn chế số con của một cặp vợ chồng ở thành thị được có là một đứa, nhưng ở nông thôn họ áp dụng biệt lệ nhất là với các dân tộc thiểu số hay khi bố mẹ là con một, cũng như không áp dụng với dân sống ở Đặc khu Hành chánh Macao và Hong Kong. Chính sách nầy được cưỡng bức từ đầu năm 1979, ba năm sau khi Mao chết. Nếu đứa con một ấy là gái, vợ chồng sẽ được phép có thêm đứa thứ nhì, để ông Mạnh Tử khỏi buồn lòng. Nếu đứa thứ nhì cũng là gái, thì coi như… số phận, không được tiếp tục kiếm con trai. Ở một vài địa phương, “một đứa” là luật, trai hay gái cũng thế, là lời của bác Mao và đảng Cộng sản, không có chuyện du di đứa thứ nhì để cầu may. Với thân phận đàn bà, có bầu đứa thứ nhì kể như rách việc và rách nát cả cuộc đời.
Theo quốc sách “một con”, chương trình ngoạn mục nầy tưởng thưởng cho các gia đình tuân phục chính phủ thay vì theo lời chỉ dạy của thầy Mạnh Tử, và phạt vạ những vợ chồng phản động coi đất nước Trung quốc như không có thủ đô Bắc Kinh. Theo tác giả Judith Banister viết trong cuốn “Biến động Dân số ở Trung quốc”, các đôi chồng vợ thành thị đạt thành tích chỉ một đứa con được cấp “chứng chỉ một con” để được hưởng các chế độ đặc biệt, trợ cấp tiền mặt hàng tháng đến khi đứa con tròn 14 tuổi, được bố trí vào các chức vụ đãi ngộ hơn, người mẹ lập gia đình sau 25 tuổi được nghỉ phép phụ sản có lương lâu hơn, được cấp căn hộ cao cấp hơn, được vay vốn không phải trả tiền lời, được mua phân bón với giá bao cấp; đứa bé con một được hưởng trợ cấp y tế đầy đủ, được nhận vào các nhà trẻ và nhà trường với tiêu chuẩn khá hơn, được chính phủ đài thọ ăn học. Ở nông thôn, các gia đình một con được hưởng điểm lao động phụ trội để có thêm thì giờ lo cho đứa bé trưởng thành, được cấp đất đai nhiều hơn để sử dụng vào việc tư, được chia nông sản nhiều hơn các hộ có hai con. Vì dân số nông thôn chiếm 60% tổng số dân, nên thành tựu của kế hoạch gia đình một con ở khu vực nầy là bản lề, quyết định thành bại của toàn bộ chính sách vĩ đại của chính phủ. Các bích chương, biểu ngữ tuyên truyền cho chính sách một con xuất hiện la liệt khắp nước, đại loại “TQ Cần Thực hiện Kế hoạch hóa Gia đình”, hoặc “Hôn nhân muộn và Sinh đẻ trễ là Yêu nước” hay “Có ít con lại, Có con tốt hơn, để tạo Thịnh vượng cho Thế hệ sau”. Cán bộ của phong trào kế hoạch hóa gia đình gồm cán bộ trung kiên của đảng, những ông trời con nầy quyền hạn còn hơn cả Bộ An ninh Công cộng, thay trời và thay chính phủ trung ương để đưa ra lệnh phá thai hay áp đặt các khoản tiền phạt tùy hỷ tùy hứng mà họ gọi là “chi phí phục vụ xã hội”, mặc dù trên nguyên tắc chiến dịch một con là tự nguyện, nhưng cán bộ buộc dân phải có giấy phép trước khi sinh con, và muốn xin giấy phép, người dân phải nộp đơn xin kèm giấy đăng ký kết hôn và giấy đăng ký hộ khẩu, trong đó người chồng phải trên 24 tuổi, còn người vợ không dưới 20. Nếu sinh đứa con thứ nhì, tiền phạt linh động được tăng lên theo mức thu nhập của bố mẹ. Một đôi vợ chồng kiếm được 127.000 đô/năm đã cho tờ Thời Báo Los Angeles hay thay vì phải đóng phạt tới 76.540 đô, họ khăn gói tìm tới Hong Kong trả 5 ngàn cho một bệnh viện để đứa con chào đời, vì tại đây luật một con không cưỡng bức. Những dân làng khác không kham nổi tiền phạt cắt cổ, đã bị cán bộ phong trào tịch thu heo gà, gia súc, lục soát rồi “xiết” tài sản đồ đạc trong nhà, thậm chí còn bắt giữ con cái của dân. Đôi khi, hình phạt còn vượt giới hạn quy định trên văn bản: một phụ nữ ở Thượng Hải tên Mao Hoành Phong có bầu đứa thứ nhì đã bị cưỡng buộc đi phá thai, sau đó bị gửi tới bệnh viện tâm thần để chữa trị, trước khi bị đẩy đi cải tạo lao động. Ở nhiều nơi, chính quyền còn phát động chiến dịch bằng cách kẽ bằng sơn thật lớn lên tường nhà của dân các khẩu hiệu đao to búa lớn như “Nuôi dưỡng ít trẻ con lại, để nuôi thêm lợn”, hay “Thêm một đứa con là thêm một nấm mồ”. Chiến dịch lạm dụng chữ nghĩa và xâm lấn nhà cửa của dân như thế đã tạo bất mãn, dân nổi lên khiếu kiện, nên năm 2007, chính quyền trung ương phải có lệnh nghiêm cấm.
Chính sách một con được phát động đồng thời với cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, và sự thành công trong việc phân bố kinh tế đã tạo một số thành công. Cả hai yếu tố nầy bất ngờ đã phát sinh sự coi rẻ các ưu tiên vật chất mà nhà nước dụ khị để vợ chồng chịu ngừng lại với một đứa con, cũng như tạo ra một nhu cầu lớn về con trẻ để cung ứng sức lao động cho ngành sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, chính sách ấy cũng đã thành công trong việc giảm dân. Nếu năm 1970, trung bình một phụ nữ TQ có 5,8 đứa con, nay chỉ còn 2. Biến động dân số thấy rõ nhất là giữa hai thời điểm 1970 và 1980, khi mức sinh từ 44 phần ngàn tụt xuống còn 18 phần ngàn. Bắc Kinh còn muốn hơn như thế. Họ muốn bình quân 1 ngàn người, trong mỗi năm chỉ thêm 16,7 đứa bé, và trên cả nước, mỗi gia đình chỉ được có 1,7 đứa con. Cộng sản TQ nói chính sách nín đẻ của họ đã ngăn được trên 300 triệu đứa bé ra đời – bằng với toàn bộ dân số châu Âu. Giáo sư Susan Greenhalgh, một nữ chuyên gia về TQ của đại học Irvine, California không đồng ý như thế. Dựa trên các nghiên cứu của mình, bà cho rằng “chính sự phát triển kinh tế xã hội mới là tác giả chính kéo trì lại được mức tăng dân vũ bão ở Hoa Lục”. Bà giáo nầy có lý, vì Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn đang có một mức sinh sản rất thấp, nhờ người dân lập gia đình muộn hơn, và sống trong những căn hộ hẹp hơn.
Khi còn sống, Mao không có biện pháp nào để ngừng tăng vọt dân số, để mức tăng lên gấp đôi vào cuối đời ông, chẳng qua vì “Người” tin rằng kiểm soát sinh đẻ là một âm mưu của phe tư bản để suy nhược hóa quốc gia của ông, nhằm chuẩn bị áp đảo khi thời cơ tới. Bởi thế ông thích nói bừa kiểu “trời sinh voi, sinh cỏ”. Câu cửa miệng của ông là “trời sinh mỗi cái miệng, thì sinh kèm theo hai cái tay”. Có một giai đoạn ông từng hô hào dân ông sinh thật nhiều con để hỗ trợ cho sách lược quốc phòng bằng “làn sóng biển người” để đối phó với Liên xô và Hoa Kỳ khi hữu sự. Ngay khi mới chiếm được quyền bính vào năm 1949, ông đã tuyên bố ngay, “Người dân là cái quý nhất trên đời”. Ông lên án việc kiểm soát sinh đẻ và cấm nhập cảng thuốc ngừa thai. Ngược lại, ông đã “giảm dân” bằng cái gọi là Bước Nhảy vọt Vĩ đại, trong đó ông đã giết rất nhiều người mà ông gọi là giai cấp địa chủ và thành phần phản động. Phải chờ tới 1971, khi Mao vỡ lẽ ra rằng đông dân, đông con mới là đại họa. Bấy giờ, ông quay ngược chiều, đốc thúc chính sách “Vãn, Hi, Tiểu” (晚希小: Chậm hơn, Thưa hơn, Ít hơn), và đắc ý với câu khẩu hiệu mới, “Một là tốt. Hai cũng được, nhưng Ba là quá nhiều”. Đành rằng từ 1973 Mao đã chịu ký lệnh áp dụng luật một con, nhưng 1000 ngày sau năm 1976 khi đã ướp xác ông, Trung Nam Hải vẫn còn khiếp vía cố chủ tịch. Họ thấy rõ mặt trái của Mao, nhưng rút dây sợ động rừng, họ cứ để dân tăng, rồi giảm phúc lợi và nhu cầu căn bản của người dân lại, cho thật ăn khớp với câu “làm bác sĩ sai lầm giết chết một bệnh nhân, làm phi công sai lầm giết hại một làng xã, làm chính trị sai lầm bần cùng hóa cả một nước”.
Nói chung, thành quả tổng kết được ở Bắc Kinh đến một cách không đồng bộ tùy theo nhiệt tình “lập công dâng Đảng” của cán bộ mỗi địa phương, và tùy trình độ phá rào của các cá nhân dám phản động hay cúi đầu tuân phục. Trong bài viết cho Thời Báo New York ngày 21/05/2013 mới đây, nhà văn Mã Kiến tường thuật bản tin đạo diễn lừng danh Trương Nghệ Mưu, người dàn dựng lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, vừa bị kết án vi phạm luật một con của chính phủ. Liệt kê thành tích ông Trương là bố của bảy đứa con, với bốn phụ nữ khác nhau, tờ báo đảng Nhân Dân Nhật Báo mặc nhiên thừa nhận rằng với đại gia hay kẻ có tiền, luật pháp chỉ là rác rến, miễn là họ có khả năng đóng phạt khoản “chi phí phục vụ xã hội” tương đương từ 3 đến 10 lần số tiền thu nhập mỗi năm của một gia đình trung bình tay làm hàm nhai, nếu không muốn ôm bụng bầu ra Hong Kong, hay sang Singapore, hay thậm chí qua Mỹ để nở nhụy khai hoa.
Thuê máy đẻ ở nước ngoài
Nếu là tin đồn, tin truyền khẩu, xin độc giả chớ vội tin. Nhưng ngày 23/09/2013, thông tín viên Alexandra Harney của hãng Reuters đánh đi bản tin xác nhận rằng có đại gia TQ bỏ ra tới 120 ngàn đô để kiếm một đứa con ở Hoa Kỳ. Hóa ra trong âm thầm, ngành kỹ nghệ nầy đang phất như diều gặp gió.
Trên lãnh thổ TQ, cứ vài ba năm lại có một bản tin nói rằng chính quyền Bắc Kinh đang xét đến quyết định hủy bỏ luật một con. Rốt cuộc, bản tin nào cũng trở thành tin vịt. Từ đó, các hãng thuê mướn tử cung có văn phòng tại Mỹ và tại TQ vẫn tiếp tục thu xếp giúp các đại gia Trung hoa có nhu cầu sinh thêm con bên ngoài lãnh thổ do Tập Cận Bình kiểm soát, những ông chồng có vợ liệt sản, và những đôi vợ chồng muốn có con mình mang quốc tịch Hoa Kỳ. Theo luật Mỹ, khi đủ 21 tuổi, các công dân Hoa Kỳ nầy sẽ mặc nhiên xin thẻ xanh thường trú cho bố mẹ chúng. Mặc dù đến giờ nầy chưa có thống kê chính thức về con số người Hoa tại lục địa đang tìm kiếm hay đã tiến hành thuê mướn tử cung của mẹ có quốc tịch Mỹ, nhưng các hãng ở cả hai nước cho biết nhu cầu khách hàng của họ ngày càng tăng, và tăng nhanh, trong hai năm vừa qua. Các dưỡng đường Hoa Kỳ chuyên về cấy thai trong tử cung đang lập các trang mạng bằng tiếng Hán, cũng như rầm rộ tuyển nhân viên có song ngữ Anh văn và Quan Thoại – mặc dù họ bị trượt ngã khi liều lĩnh gắn câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” của Mạnh Tử vào miệng Khổng Tử.
Ông John Weltman, giám đốc công ty Circle Surrogacy đặt bản doanh ở Boston cho biết hãng ông đã tiến hành gần một chục vụ cấy thai cho thân chủ người Hoa lục địa, trong vòng 5 năm qua. Ông khẳng định; “Nếu quý vị gọi lại cho tôi lần nữa trong 4 tháng tới, mà con số khách hàng của chúng tôi không tăng gấp đôi, thì mới là chuyện đáng ngạc nhiên”. Hãng của ông có khả năng đảm nhận khoảng 140 ca cấy thai mỗi năm, trong đó 65% là khách nước ngoài. Nay họ đang tiến hành mở thêm một chi nhánh ở California, để tiện việc phục vụ khách hàng gốc châu Á, thường nhập cảnh Mỹ từ bờ biển phía tây. Ngoài ra, ông Weltman còn dự tính đặt một văn phòng liên lạc tại Thượng Hải vào năm tới.
Tuy nhiên, không thể tránh khỏi một số vấn đề cần tháo gỡ, nhất là về quan niệm văn hóa, phong tục, xuất phát từ nhu cầu gia tăng trong số lượng các cặp cha mẹ người Hoa cần có con. Ví dụ khi các chuyên gia phía Mỹ nêu vấn đề người mang thai mướn và cha mẹ tương lai của đứa bé nên triển khai một mối quan hệ riêng tư mật thiết, phía cha mẹ người Hoa tỏ ra hết sức ngạc nhiên, vì họ quan niêm rằng việc mang thai thuê và đẻ mướn thuần túy chỉ là một dịch vụ thương mại không hơn không kém. Ở bên TQ, nơi việc thuê mướn tử cung là bất hợp pháp, phần lớn khách hàng muốn đứa con của họ được chào đời trong bí mật bao trùm, để tránh miệng lưỡi thị phi.
Riêng khoản người Hoa lục mưu cầu một cái quốc tịch Mỹ thì chẳng có gì mới. Họ thừa biết rằng Tu chính án số 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ đã khẳng định bất cứ đứa trẻ nào chào đời trên lãnh thổ Mỹ, đương nhiên là công dân Mỹ. Do đó, ngày càng có nhiều thai phụ TQ du lịch tới Mỹ, tạm trú trong những căn nhà đặc biệt được phục vụ tươm tất, rồi sinh con tại nội địa Hoa Kỳ. Chỉ riêng tại tiểu bang California, báo chí tường thuật rằng có những ba “trung tâm săn sóc nhi đồng” do người Mỹ gốc Hoa làm chủ, thu xếp cho các thai phụ du khách với phí tổn 14.750 đô bao gồm tham quan và đưa đi mua sắm. Ông Robert Zhou, chủ nhân của một trong ba cơ sở làm ăn ấy, nói rằng ông “không chủ trương vi phạm pháp luật, mà chỉ tận dụng tối đa quyền lợi mà luật cho phép.” Trong 5 năm vừa qua, vợ chồng ông đã thu xếp cho những 600 bà bầu từ TQ sang thăm, ở nán lại, và sinh con như thế. Dân biểu Phil Gingrey của tiểu bang Georgia cho rằng đó là hành vi cờ gian bạc lận với luật pháp Mỹ; ông đang vận động để chấm dứt phong trào “du lịch phụ sản” ấy, nhưng không biết liệu có thành công. Tính chung, cơ quan di trú Mỹ thống kê rằng con số du khách TQ vào Mỹ đã tăng gấp đôi trong mấy năm qua, từ 1 triệu người của năm 2010 lên 1.8 triệu trong năm 2012, nhưng họ không tiết lộ là lượt về, các nữ du khách đã ẳm theo bao nhiêu nhi đồng là công dân Hoa kỳ. Thời Báo sẽ xin trở lại với chuyên đề “sản phụ không biên giới” nầy vào một dịp khác.
Trở lại chuyện mướn tử cung Mỹ, một cơ quan dịch vụ của người Hoa quảng cáo rằng chọn giải pháp nhờ mẹ Mỹ đẻ mướn để kiếm cái Visa Hoa Kỳ loại EB-5 dù sao vẫn rẻ hơn lọt vào Mỹ theo diện đầu tư và tạo việc làm cho người địa phương, tốn cả nửa triệu đô. Hãng dịch vụ nầy lý luận rằng chi phí trọn gói chỉ xê dịch từ 120 ngàn đến 200 ngàn đô, “nếu quý vị cộng thêm cả tiền vé máy bay vào và các chi phí lòng thòng khác, tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức 300 ngàn, để sau nầy cả hai cha mẹ và anh chị em của đứa bé quốc tịch Mỹ sẽ được di cư vào Mỹ”.
Nói rẻ, nhưng chỉ rẻ với đại gia. Với người dân trung bình, con đường nhập cư Mỹ qua ngã thuê mướn tử cung không rẻ chút nào so với sinh hoạt cơm áo tại quê nhà. Tính chi tiết, một ca thuê mướn tử cung và cấy thai tốn kém khoảng từ 22 đến 30 ngàn; chi phí dịch vụ sẽ lấy thêm từ 17 tới 20 ngàn, tiền luật sư lo thủ tục giấy tờ 13 ngàn. Nếu người vợ vô sinh, phải xin phôi trứng, thân chủ sẽ tốn thêm 15 ngàn nữa cho ngân hàng bảo quản trứng, rồi đến dịch vụ chăm sóc cho thai phụ, và dịch vụ sinh nở tại bệnh viện, sẽ đi đứt không dưới 16 ngàn. Rõ ràng thuê mướn tử cung của mẹ Mỹ không rẻ, bằng chứng là mỗi năm có hàng trăm đôi vợ chồng Mỹ bay sang Ấn Độ để mướn tử cung của con cháu ông Gandhi. Nhưng phần lớn không phải để kiếm visa vào Mỹ sau nầy, mà chính vấn đề vô sinh mới đúng là nguyên nhân chính làm các đôi vợ chồng TQ phải khăn gói quả mướp bay sang Hoa Kỳ kiếm con. Theo thống kê của Hiệp hội Dân số TQ, trên 40 triệu người TQ bị chứng vô sinh; con số nầy đã tăng gấp bốn lần so với 2 thập niên trước, và chiếm 12.5% tổng số phụ nữ ở tuổi mang thai.
Người Mỹ qua Trung quốc để xin con nuôi là chuyện xưa như trái đất. Bây giờ, đến lượt người TQ sang Mỹ để trở thành cha mẹ của công dân Hoa Kỳ – thông qua những cái tử cung cho thuê. Chính phủ TQ không cho phép vợ chồng có con qua việc nhờ kẻ khác đẻ mướn, nhưng người có của ở nước nầy đang dấy lên trào lưu bay sang các dưỡng đường bên Mỹ để cầu tự, mà tiểu bang California, nơi có một cộng đồng người Hoa đồ sộ, là chủ điểm.
Ông Jerry Zhu tuổi 42 và bà Grace Sun 35 là chủ một tiệm bàn ghế ở Bắc Kinh, đã dành dụm được 60 ngàn đô trên tổng số 100 ngàn mà họ biết họ cần để kiếm một đứa con. Ông bảo, “Chi phí ấy thật là đắt, nhưng thiếu một đứa con, vợ chồng tôi chưa thực sự là một gia đình”.
Chính phủ Mỹ cũng như TQ không thống kê con số các đôi vợ chồng người Hoa đến gõ cửa các dịch vụ đẻ thuê của Mỹ, nhưng các chuyên gia ngành nầy và các dưỡng đường nhìn nhận là kỹ nghệ nầy đang lên. Viện Cấy thai và Hiến trứng Los Angeles ước tính phân nửa khách hàng của họ là người Hoa đến từ lục địa, còn Công ty Surrogate Alternatives ở San Diego có ba nhân viên đại diện thường trú tại TQ để huấn luyện và chuẩn bị cho các đôi vợ chồng bản xứ trước khi họ bay sang Mỹ. Năm ngoái, khoảng 40% trong số 140 cặp thân chủ của hãng đã từ TQ đến. Ông bà Zhu dự tính sẽ đến nam California để tiến hành thụ tinh nhân tạo, được dưỡng đường cho biết chi phí sẽ tốn từ 80 đến 120 ngàn đô, và có thể cao hơn nữa, nếu phải cấy đi cấy lại nhiều lần, chưa kể phí tổn 30 ngàn riêng, nếu người mẹ vô sinh phải dùng trứng của ân nhân vô danh. Bác sĩ Jeffrey Steinberg ở viện Fertility Institutes tại thị trấn Encino cho hay hầu hết khách TQ đòi phải lấy trứng của phụ nữ gốc TQ, nên giá cả đã nhảy vọt, trong khi trứng của một phụ nữ gốc Caucase (Âu châu) chỉ phải trả từ 5 đến 8 ngàn đô cho một loạt 10 đến 14 trứng. Đấy là tiền phải trả cho việc lấy và bảo quản trứng. Ngược lại, một phụ nữ TQ có thể đòi giá 15 ngàn cho một đợt lấy trứng của họ. Giá cả chênh lệch phát xuất từ tương quan giữa cung và cầu.
Bà Shelley Smith, chủ nhân Egg Donor Program ở Studio City giải thích rằng “bình thường tôi không trả số tiền cao như thế cho một phụ nữ gốc TQ hiến trứng, nhưng với người đàn bà nầy sống ở New York phải bay đi bay lại, chúng tôi bằng lòng trả chi phí tới 15 ngàn, vì người nầy đã cho trứng nhiều lần, và lần nào cũng mang lại kết quả mỹ mãn. Trứng của bà nầy đạt 1600 điểm, bà ta lại xinh, rất xinh và là dân có học”.
Cô Lý Đông Minh làm việc cho Agency for Surrogacy Solutions tại Bắc Kinh, ăn lương theo thành quả công tác. Cô cho hay công việc thật nhẹ nhàng, vì khách tự tìm tới cô. “Họ muốn sang Mỹ vì bên ấy khoa học cao cấp hơn, chưa kể quyền lợi của một đứa con mang quốc tịch Hoa Kỳ”.
Doanh nhân Tony Jiang và bà vợ Cherry của ông cũng nằm trong số người cầu tự ấy. Họ đã hai lần gõ cửa các bệnh viện chuyên về cấy thai trong ống nghiệm trong nước, và thất bại cả hai, để hai ông bà phải khổ sở với trình độ IVF của quốc gia mình. Sau đó, ông tìm hiểu về ngành cho mướn tử cung ở Thái lan, Ấn Độ và Ukraine, trước khi quyết định tiền nào của ấy, thà tốn một lần mà không bị tiền mất tật mang.
Vào tháng 12/2010, vợ chồng ông chào đón đứa con gái của mình, chào đời tại California do một phụ nữ mà ông gọi là “bà Amamda của tôi”. Sau đó, cũng chính thai phụ nầy sinh hộ cho hai ông bà một cặp sinh đôi nữa. Bạn bè bắt đầu thấy nhãn tiền kết quả của đồng bạc đầu tư vào kỹ thuật y khoa Hoa Kỳ, nên hỏi han, và nhờ ông bà chỉ dẫn. Đầu làm chơi, sau trở thành nghiệp vụ. Năm ngoái, ông đã thành lập Công ty Tham vấn DiYi, đến nay đã giúp cho 75 đôi vợ chồng người bản xứ.
Bên cạnh lý do vô sinh, nhiều đôi vợ chồng TQ ăn nên làm ra, nhìn quẩn nhìn quanh chỉ có mỗi một đứa con độc nhất, thiếu anh thiếu em cho nó, nên muốn tìm thêm một đứa nữa, bằng cách sang Mỹ thuê tử cung. Nếu đang là công nhân viên nhà nước, sinh thêm một đứa đồng nghĩa với mất việc. Nếu là đảng viên Cộng sản, thì càng gay cấn hơn: đứa con thứ nhì sẽ là lý do để bị khai trừ đảng tịch. Trên nguyên tắc, có thêm một đứa con thứ nhì, dù là sinh ở nước ngoài, vẫn vi phạm chính sách kế hoạch gia đình, nhưng trên thực tế, chính quyền vẫn làm ngơ cho nhau, vì không thiếu gì các đảng viên đã và đang cỡi lên pháp luật mà sống cho gia đình, vợ chồng.
Đứa con mang quốc tịch nước ngoài làm cha mẹ phải xin visa cho nó về sống trong gia đình. Về tới, nó phải xin tạm trú trong hộ khẩu của cha mẹ mình, không được hưởng phúc lợi y tế do nhà nước bao cấp, khi tới trường phải trả lệ phí giáo dục theo giá của sinh viên học sinh ngoại quốc.
Việc đi thuê mướn tử cung của người nước ngoài không trái pháp luật TQ. Khách hàng TQ thường muốn dùng ngay trứng và tinh trùng của mình, để về sau đứa con hoàn toàn là máu mủ của họ với ngoại hình giống bố mẹ. Chỉ khi nào một trong hai vợ chồng vô sinh, họ mới miễn cưởng dùng trứng hay tinh trùng vô danh. Trong trường hợp đó, họ vẫn yêu cầu là trứng hay tinh trùng của người Hoa, hay ít ra là người châu Á. Một số khác thức thời hơn, lại chọn mầm Âu Mỹ, để đứa con sau nầy cao lớn hơn, thông minh hơn, và xinh đẹp hơn.
Quay lại chính sách một con, vào tháng 11/2011 gần đây, một phụ nữ ở thị trấn An Bình thuộc tỉnh Hồ Nam đã bị rối loạn tâm thần sau khi chính quyền buộc chị phải loại bỏ thai nhi 7 tháng tuổi. Chồng của chị kể thai nhi vẫn còn hít thở, đã bị nhét vào túi nhựa ngay trước mặt người mẹ. Sau đó, anh đã phải trả 80 đồng Nguyên (13 đô) để nhân viên vệ sinh chôn cất cháu bé. Mức độ tàn bạo của chính sách một con ở TQ đã thực sự gây kinh hoàng vào ngày 29/03/2012 khi tin tức trên mạng cho biết một thai nhi đã 9 tháng tuổi bị chính quyền tỉnh Sơn Đông buộc phải giết khỏi lòng người mẹ, bỏ nằm chết trong một cái xô xách nước, chỉ vì cha mẹ của thai nhi đã có một đứa con. Sau khi bị chích chất độc, thai nhi đã bị kéo ra như một miếng thịt; nó vẫn còn sống và đã cất tiếng khóc khi các bác sĩ thẩy nó vào một cái xô và bỏ lại đó cho đến chết.
Theo số liệu do Bộ Y tế TQ thống kê vừa cập nhật hồi tháng 3/2013, từ năm 1971 đến nay, chính phủ đã tiến hành thành công 336 triệu vụ phá thai, và 222 triệu trường hợp triệt sản. Những con số hàng trăm triệu nầy nghe rất dễ, nhưng thật tình mỗi một trường hợp đều đưa người thai phụ tới cùng tận đắng cay của thân phận. Trên những chiếc xà lan lênh đênh dọc sông ngòi hoặc tỉnh Hồ Bắc hoặc tỉnh Quảng Tây, người ta dễ dàng nhìn thấy hàng trăm “tội phạm của kế hoạch gia đình” – những đôi vợ chồng bỏ trốn khỏi làng xã của mình tìm tới sống chui rúc ở đây để đứa con thứ nhì hay thứ ba của họ được chào đời thay vì bị giết chết khi còn trong bụng mẹ, hay đóng 20.000 đồng Nguyên tiền phạt để sinh tại quê quán. Tất cả các thai phụ ở đây đều được tống đạt lệnh phá thai bắt buộc, do nhà nước ký tên và trang trọng ấn dấu.
Trong một nước Cộng sản, toàn bộ đất đai đều bị nhà nước quản lý, nên bề mặt những con sông là nơi dung thân cuối cùng cho thành phần tội phạm. Các đôi vợ chồng vỡ kế hoạch gia đình cũng là tội phạm. Họ sống bên lề xã hội, chấp nhận những công việc của thân phận nô lệ, tôi mọi ở các thị trấn hẻo lánh dọc ven sông để sống sót. Họ chăn vịt, đào bới các thùng rác để kiếm thức ăn thừa, mắt luôn láo liêng nhìn chừng nếu có cán bộ phòng kế hoạch gia đình hay công an xuất hiện, để kịp nhổ neo tẩu thoát. Đó là cuộc sống của loài thú vật mà chính quyền Cộng sản dồn họ tới, rồi gọi bằng một từ ngữ rất đểu cáng, “giải phóng”. Không chỉ người mẹ, thai nhi nữ cũng là nạn nhân của chính sách. Dưới áp lực gia đình để bảo đảm đứa con một là trai, các bà mẹ chấp nhận phá thai nếu thai nhi là con gái. Đảng Cộng sản lập luận rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. Ba mươi bốn năm kể từ ngày phát động chiến dịch, dù bị chỉ trích, đảng vẫn đeo đuổi chính sách ấy, vì chẳng ai dại để loại bỏ một thứ luật mang lại cho ngân sách quốc gia khoản tiền 2 ngàn triệu đồng mỗi năm qua các món tiền phạt vì các bà vợ dính thêm một cái bầu.
NgyThanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.