logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/10/2013 lúc 06:36:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tại thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska, bà Erin Grace là một ký giả, một ký mục gia chuyên viết về những câu chuyện đời thường, của những con người mà bạn với tôi có thể gặp mỗi ngày ở ngoài đường nhưng có thể thản nhiên đi tiếp mà không hề biết con người ấy chứa đựng biết bao điều hi hữu, đáng quí cho tôi học hỏi, mến phục.
Tìm hiểu sơ về Erin Grace, tôi được biết bà viết cho tờ World-Herald hơn 10 năm, thường kể những mẩu chuyện chung quanh Omaha ở trung tây nước Mỹ. Bà từng viết về những người Latino sống hòa nhập ở đây, về một lá thư tình bị thất lạc hơn 60 năm nhưng tình yêu giữa hai người liên hệ vẫn mặn nồng như thuở ban đầu. Bà thắng một giải thưởng toàn quốc mùa hè năm nay qua một bài viết về tình trạng phụ nữ không được trưng dụng trong vai trò lãnh đạo tại Omaha.
Mới đây, trong một bài viết giữa tháng Mười, bà kể câu chuyện của “Mr. Phung Nguyen” mà tôi đoán là ông Nguyễn Phùng. Bác Phùng đã lớn tuổi. Trường hợp của bác cũng là trường hợp của hàng vạn người Việt tị nạn tại xứ Mỹ sau năm 1975. Qua ngòi bút rất từ tốn, ngắn gọn nhưng sâu sắc, chính xác của Erin Grace, bạn sẽ thấy bác Phùng của chúng ta đáng thương, đáng mến như thế nào, không hẳn vì bác là một con người phi thường, mà vì bác được dẫn dắt bởi một niềm tin qua những chặng đường sóng gió của cuộc đời.
Bài viết mang tựa đề “Vietnam labor camp survivor finds strength in Buddha,” tạm dịch “Người sống sót từ trại tù cải tạo Việt Nam tìm sức mạnh ở nơi Phật.” Mời bạn đọc câu chuyện của bác Phùng qua sự ghi chép của Erin Grace, và với bản dịch chắc chắn còn khiếm khuyết của tôi.
*
Họ để mặc cho những người tù chết vì bệnh tật hoặc bắn những ai tìm cách trốn thoát.
Họ cho các tù nhân ăn không là bao nhiêu – một nửa củ khoai cho bữa ăn sáng, vài chén cơm độn khoai cho buổi trưa và buổi chiều.
Họ đối xử còn tàn tệ hơn đối với ông ấy vì ông từng là một đại tá. Mỗi ngày ông phải hốt phân từ những buồng vệ sinh và dùng những thứ này làm phân bón.
Thế nhưng điều kinh khủng nhất trong tám năm mà ông Phùng Nguyễn phải đối phó trong thời gian sống trong trại tù cải tạo ở miền Trung Việt Nam là không biết mình có được thả về hay không, và nếu được thả thì lúc nào.
Sau khi người Mỹ rời Việt Nam năm 1975, Cộng Sản Miền Bắc đã bắt ông Phùng cùng nhiều người khác từng là quân nhân trong quân đội Miền Nam. Họ giết những người lính miền Nam hoặc giam những người này trong trại tù lao động khổ sai. Họ nói với ông Phùng rằng ông sẽ bị giam ba năm.
Thời hạn ba năm đã trở thành tám năm.
Thật tình mà nói thì đó là một sự mầu nhiệm cho ông Phùng so với những gì xảy ra cho những tù nhân khác. Một số người bị bệnh nặng, một số người bị đói khát, vài người hét to đầy khí khái “Đả đảo Hồ Chí Minh!” và rồi bị bắn chết ngay sau đó.
Ngày là địa ngục.
Đêm mang đến một chút bình yên.
Trong đêm tối tĩnh lặng, ông Phùng, một đại tá, một người chồng, một người cha của chín đứa con, đã cầu nguyện.
Ông cầu nguyện trong sự im lặng. Ông cầu nguyện trong sự bí mật. Ông cầu nguyện đến một đấng tối thượng mà biết bao thế hệ và hầu hết đồng bào của ông đã từng nguyện cầu như thế.
Ông nghĩ đến Đức Phật và ông dâng lời nguyện cầu.
Xin ngài hãy cho con sống. Xin ngài hãy cho con được khỏe mạnh. Xin ngài hãy cho con sức mạnh.
***
Hôm nay ông Phùng Nguyễn vui cười trong lúc đi tới đi lui giữa bầu không khí nhộn nhịp với những kiện hàng được chở đến trên một bãi cỏ rộng hai mẫu ở phía bắc Omaha.
Ông cụ 84 tuổi này đang trợ giúp những người khác khiêng những bức tượng đúc bằng xi-măng và được sơn bóng loáng đặt vào những khung nền.
Một bức tượng nữ với nụ cười dịu hiền là Phật Bà Quán Âm. Trên ngọn đồi ở hướng kia chính là tượng Đức Phật. Ngài đang giảng bài pháp đầu tiên cho năm vị tăng sĩ quì gối trong vườn Lộc Uyển.
Phật là một người mang tên Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm, từng chào đời khoảng năm hoặc sáu thế kỷ trước Chúa Giê-Su, tại chân núi Hy Mã Lạp Sơn mà nay thuộc về Nepal hoặc Ấn Độ. Theo các Phật tử, Sĩ Đạt Ta đã từ bỏ cuộc đời nhung lụa của một thái tử để chuốc lấy một cuộc sống đầy khổ hạnh nhưng quí giá, cao thượng hơn của một nhà tu hành. Ngài giảng dạy phương pháp tu theo con đường “trung đạo” để đưa tới giác ngộ, tránh hai thái cực sống lợi dưỡng theo vật chất hoặc quá khổ hạnh theo kỷ luật nghiêm khắc. Thay vào đó, người tu dùng trí tuệ, thiền định và chánh niệm để thấy rõ về sự khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và đạt niết bàn trong tứ diệu đế. Đó là khi tâm không còn vô minh, thù hận.
Sĩ Đạt Ta được gọi là “Phật,” có nghĩa là “đấng giác ngộ.”
Giáo thuyết của Đức Phật được truyền bá khắp Á Châu. Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam là một quốc gia cộng sản được báo cáo có tỉ lệ người không có niềm tin rất cao, nhưng theo sự ước lượng của những người khác, khoảng 8 trong 10 người Việt Nam tự nhận có niềm tin Phật giáo.
Một trong những người đó là ông Phùng Nguyễn. Trong một ngày mùa thu nắng đẹp, ông làm việc bên cạnh những người Việt Nam khác sống ở Omaha, và một số người nói tiếng Tây Ban Nha. Họ là những công nhân làm việc trong xưởng thịt và được các đồng nghiệp Việt Nam kêu gọi đến giúp khiêng những bức tượng nặng đặt lên bệ.
Họ đã làm việc chung với nhau ở ngôi chùa số 3812 đường Fort Street.
Ông Phùng đã góp công xây dựng ngôi chùa này trong một thập niên qua. Chùa là một căn nhà được đóng bằng những tấm kim loại. Ông đến đây hầu như mỗi ngày để làm công quả, lo việc của ngôi chùa dành cho khoảng 100 Phật tử.
Ông đang hy vọng gom góp được $600,000 để xây một ngôi chùa khá hơn. Thế nhưng công tác gây quỹ diễn ra rất chậm và số lượng Phật tử còn khiêm tốn.
Họ là những người lau dọn văn phòng, những thợ làm móng tay, những phụ tá của y tá, những công nhân trong xưởng thịt, và một số người khác sống ở đây. Đối với họ thì $12,000 Mỹ kim là một món tiền lớn. Đó là tiền mà họ đã gom góp để mua những bức tượng từ Việt Nam mang đến đặt trên sân chùa.
Trước những khó khăn như vậy, ông Phùng vẫn có nhiều hy vọng.
Những bức tượng trông rất đẹp, tạo cảm hứng thiêng liêng.
Những pho tượng gợi nhắc cho ông Phùng nhớ lại điều gì đã giúp cho ông vượt qua được những năm tháng kinh hoàng trong trại tù cải tạo và một cuộc sống như ở tù sau khi ông được rời trại.
***
Họ thả ông vào năm 1983.
Ông đã bị tù khổ sai tám năm. Nhờ áp lực của thế giới cộng với tình trạng kinh tế quá tồi tệ nên những tù nhân như ông được trả tự do.
Ông được về nhà.
Thế nhưng ông không thật sự có nhà để về. Cũng không thật sự có một cuộc sống.
Sau khi Sài gòn sụp đổ năm 1975, người miền Bắc đã chiếm nhà của ông ở Ban Mê Thuột, một thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam.
Sau ngày được thả, ông Phùng phải thường xuyên báo cáo cho các cán bộ địa phương biết về tất cả những người mà ông đã gặp, đã nói chuyện. Vì ông từng phục vụ trong quân đội của chế độ miền Nam, các con của ông bị cấm đi học cao hơn cấp trung học. Một con trai của ông đã thoát ra ngoài cùng với những người tị nạn được gọi là “thuyền nhân.” Họ đã tìm cách thoát khỏi chế độ cộng sản. Hàng trăm ngàn thuyền nhân đã bỏ mình trên biển cả, tuy vậy, con trai của ông Phùng đã sống sót và cuối cùng đến Omaha.
Năm 1989, ông Phùng nghe nói về một chương trình của chính phủ Mỹ ưu tiên bảo trợ những người từng phục vụ trong quân đội miền Nam hoặc quân đội Hoa Kỳ.
Năm 1992, ông Phùng, vợ Trần Vi, và tám người con của họ được đi Mỹ.
Họ đến Omaha.
***
Một người tên là Bảo “Bill” Nguyễn, không bà con với ông Phùng, là một trong những người đầu tiên đón tiếp gia đình ông Phùng.
Ông Bảo là một thuyền nhân. Ông từng vượt biển trong một chuyến đi tưởng là chỉ có bốn ngày để đến Hồng Kông. Cuộc hành trình đã dài 30 ngày. Giông tố đánh thuyền của ông rời xa hải trình mà ông từng sắp đặt.
Cũng như ông Phùng, ông đã cầu nguyện được sức mạnh để vượt qua khó khăn.
Ông Bảo nguyện rằng nếu sống sót trong chuyến vượt biển trên Thái Bình Dương thì ông sẽ dùng hết khả năng để truyền bá đạo Phật và trợ giúp tất cả đồng hương Việt Nam.
Ông Bảo đến Mỹ năm 1982 và làm tại hãng đóng gói thịt ở Denver. Ba năm sau, ông đi theo hãng Nebraska Beef đến Omaha. Cho đến nay ông vẫn làm ở hãng này.
Ông Bảo là thư ký của Hội Phật Giáo Việt Nam Omaha, một tổ chức bất vụ lợi. Ông cũng là thông dịch viên giúp tôi [bà Erin Grace] trong cuộc phỏng vấn ông Phùng. Ông Phùng là chủ tịch hội.
Trên bức tường cao trên đầu ông Phùng là bức họa của ngôi chùa trong tương lai. Ông Phùng hy vọng ông sẽ thấy ngôi chùa này trước khi nhắm mắt.
Ông Bảo đóng góp rất nhiều trong việc xây chùa. Ông ăn nói mau mắn, là chiếc cầu nối giữa chùa với những người nói tiếng Anh (và tiếng Tây Ban Nha) tại Omaha.
Có một điều tôi còn thắc mắc, muốn biết hơn hết: Đó là tại sao lúc nào ông Phùng cũng tươi cười? Làm sao ông không tức giận khi nhớ về những năm tháng bị cướp mất, về sự đối xử tàn nhẫn, về sự khổ đau mà gia đình và đồng bào của ông đã gánh chịu?
Ông Phùng trả lời và ông Bảo thông dịch:
“Ông ấy nói sự tức giận sẽ không mang đến hạnh phúc. Ông tìm cách quên hết. Và tha thứ.”
Điều này nghe quen thuộc làm sao.
*
Đọc xong bài viết của bà Erin Grace, tôi tìm hiểu thêm và được biết ngôi chùa mà bác Phùng, ông Bảo và một nhóm Phật tử đang xây dựng ở Omaha là chùa Quốc Ân. Có lẽ chùa chưa có thầy trụ trì nên trong mùa lễ Vu Lan tháng Chín vừa qua, ban trị sự đã mời một thượng tọa từ xa đến cử hành lễ. Tuy không thể liên lạc qua số điện thoại của chùa được tìm thấy trên mạng, tôi cũng gởi một phong bì cúng dường đến ngôi chùa ấy, và mong sao cho ước nguyện của bác Phùng, và của các đồng hương ở Omaha được thành sự thật.(

Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.