logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 24/10/2013 lúc 06:19:24(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
VRNs (25.10.2013) – Sài Gòn – Vào ngày 24.10, tại Đà Nẵng diễn ra cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài và ứng xử của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm ở nước ngoài. Hội thảo này do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Tổ chức Lao động quốc tế và Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cùng tổ chức.

Trong cuộc hội thảo cho biết, Việt Nam đang là quốc gia có số người đi làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay có khoảng 500.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 2006, trung bình hàng năm có khoảng 70.000 đến 80.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 30-35% tổng số lao động di cư.

“Có khoảng nửa triệu người lao động được nhà nước đưa đi lao động ở ngoại quốc như Mã Lai, Đài Loan, các nước Trung Đông. Nhiều người trong số họ là nạn nhân của việc buôn người, bị bóc lột bởi các công ty môi giới mà chủ là cơ quan nhà nước hoặc các viên chức của họ.” Theo Báo cáo Nhân quyền năm 2012 nhận định.

Đại sứ quán Hoa Kỳ nhận xét trong Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2013, “Việt Nam là điểm xuất phát và, ở mức độ thấp hơn, là đích đến của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục đích tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động. Việt Nam là quốc gia có nhiều nam giới và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường tự túc hoặc thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ phần… Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục thường bị lừa gạt bởi các cơ hội việc làm giả mạo và bị bán cho các nhà chứa ở biên giới với Campuchia, Trung Quốc và Lào…”.

Theo tổng kết của WFF, tổ chức do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập cho biết, Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng về số lượng người phải sống trong cảnh nô lệ và đứng thứ 64, nếu căn cứ theo tỷ lệ phần trăm người bị ép làm nô lệ trên tổng dân số. Trích RFI.

Nội dung cuộc hội thảo Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết thêm, hiện nay gần 90% người lao động đi làm việc ở nước ngoài là thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp này đang đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ quyền của lao động nữ thông qua việc tuân thủ luật pháp quốc gia, tuân thủ đầy đủ công ước của quốc tế có liên quan đến lao động di cư.

Tuy nhiên, “các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty nhà nước, và các cá nhân môi giới lao động trung gian không có giấy phép hoạt động, đã bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của pháp luật để được đi xuất khẩu lao động. Kết quả là, người lao động Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất trong số những lao động người châu Á, và họ rất dễ rơi vào hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động, bao gồm việc phải làm công trừ nợ. Một số nghiên cứu cho thấy nhiều lao động Việt Nam di cư đi xuất khẩu lao động phải nộp mức phí tuyển dụng rất cao, khiến họ rơi vào tình trạng nợ nần trong nhiều năm; phần lớn những người về nước sớm hơn dự kiến – sau 1 đến 2 năm làm việc tại nước ngoài – đều không kiếm đủ tiền để trả những khoản nợ này. Sau khi đến nước tiếp nhận lao động, một số người mới nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện dưới chuẩn, được trả lương rất ít hoặc không được trả lương, bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào. Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2013 của Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Thông thường thì các công ty môi giới này tìm đến những làng nghèo khổ, hứa hẹn rằng sẽ được hợp đồng lao động tốt, rồi khi đưa họ đến phi trường ngoại quốc thì tịch thu hộ chiếu rồi giao cho chủ. Khi người lao động biết được rằng các điều khoản về lương cao là nói láo thì đã muộn, không có hộ chiếu và không có tiền để quay về được. Các bản hợp đồng giữa công ty môi giới và người lao động có điều khoản là khi đi tới nơi thì người lao động “không được gia nhập công đoàn” và “không được đình công”. Một phần không nhỏ những nạn nhân nầy đã trở thành con mồi cho nạn buôn người.” Báo cáo Nhân quyền năm 2012 bình luận.

Cuộc hội thảo cho hay, việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Năm 2007, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng đối với lĩnh vực này…

Nhưng, ông Michael Benge lên án chế độ Hà Nội chủ trương và dung dưỡng tệ nạn buôn người. Ông Benge cho rằng, ngoài hoạt động buôn người của các công ty xuất cảng lao động, do chủ trương và sự dung dưỡng tệ nạn buôn người của chính nhà cầm quyền Hà Nội, Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp nhân lực cho các hoạt động bóc lột tình dục đối với phụ nữ và trẻ em. Trích Người Việt.

HT.PV.VRNs
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.