logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 24/10/2013 lúc 10:46:54(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Di tích nổi tiếng của Nha Trang là Tháp Bà (Ponagar, tiếng Pháp: Poh Na Gar), còn được gọi Thánh Mẫu Thiên Y A Na (đọc trại âm Hán Ponagar), và chắc chắn du khách đi qua, ai cũng ghé thăm. Điều dễ hiểu, vì Tháp nằm ngay đầu cầu Bóng phía Bắc, cách trung tâm thành phố chừng hơn cây số, không phải khó khăn tìm kiếm, hay xe cộ lôi thôi.
Khách phương xa nhìn Tháp Bà như một di tích lịch sử Chàm, người địa phương nhìn Tháp như vị Thần che chở muôn dân trong những thời kỳ khói lửa binh đao và để thỉnh ý (xin xăm) khi gặp khó khăn hoạn nạn. Những năm tháng đen tối của miền Nam, hàng vạn người tìm đường ra biển, ai ở Nha Trang, thế nào cũng lên Tháp xin quẻ, xem may rủi ra sao (1). Theo nghiên cứu cho biết quần thể Tháp khởi công xây từ thế kỷ VII, nguyên thủy trên đảo đá hoa cương xa bờ, về sau con sông Cái bồi dần nối đồi Tháp vào đất liền. Hiện nay còn 4 tháp nguyên vẹn, mỗi tháp thờ một vị Thần, tháp chính thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, người Chăm gọi là Mẹ Xứ Sở. Tháp Ponagar là một trong những tháp nổi tiếng còn sót lại trong hệ thống Tháp Đền của vương quốc Champa, từ Nha Trang vào Bình Thuận.

UserPostedImage

Thành phố Nha Trang có 3 điểm cao đều là nơi xây dựng biểu tượng tâm linh của người địa phương: Tháp Ponagar, chùa Long Sơn, nhà thờ Chánh Tòa (ngã sáu). Từ trên Tháp Bà du khách có thể bao quát hết thành phố Nha Trang, thấy tượng Phật trắng bên đồi Trại Thuỷ, thấy tháp chuông nhà thờ đá, và cả bãi biển dài cũng như làng chài (xóm Cồn) Nha Trang. Chung quanh các tháp nhiều tảng đá lớn, mặt bằng có thể lên đứng nhìn về tứ phía hoặc làm cảnh chụp hình. Từ phía sau nhìn xuống con sông Cái thấy nổi lên nhà hàng Hải Đảo mái đỏ giữa rừng dừa xanh, xa nữa là cồn Dê, cảnh trí hiền lành êm ả. Trời càng chiều, dòng sông trở thành bạch lộ chạy hút vào Trường Sơn thăm thẳm, Tháp yên lặng dần và người phương xa vãn cảnh tự nhiên gợn lên trong lòng một hoài niệm trầm buồn…
Cây cối trên Tháp không nhiều nhưng thuộc hàng cổ thụ, tỏa bóng mát khắp nơi. Ngày thường thôi, Tháp cũng đông khách, nhiều người lên Tháp không phải để cúng mà để chụp hình kỷ niệm. Tại đây có một nhóm thợ chụp ảnh túc trực phục vụ khách.
Lối kiến trúc Tháp của người Chăm rất đặc biệt, người thời nay không bắt chước được: Từng lớp gạch xếp liền nhau, dính cứng không thấy mạch hồ (2), có giả thuyết cho rằng dân Champa đã dùng một loại nhựa cây trọn mật đường làm chất kết, cũng có người cho rằng tháp xây bằng gạch sống rồi đốt nung từ bên ngoài, nếu thế, khoa học kỹ thuật thời kỳ ấy liệu giải quyết được vấn đề giàn giá không. Bằng cách nào thì đây cũng là nét độc đáo trong xây dựng của Champa. Đã có người thắc mắc: Tượng Bà và bệ đá lớn hơn cửa Đền vậy đưa vào bằng cách nào? Câu hỏi đã trả lời giả thuyết nung tháp (3).
Tháp chính cao 23m được vua Chiêm Thành Harivarman đệ nhất xây vào đầu thế kỷ thứ IX, thờ nữ thần xứ Kaut Hara (Cù Huân) là Ponagar. Tượng Bà bằng đá xanh to lớn ngồi xếp bằng trên bệ đá hình đài sen nguyên khối cao, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá bồ đề có chạm hoa văn.. Tượng cao 260cm, có 10 cánh tay, hai tay để ngửa trên đầu gối. Tám tay còn lại đưa lên theo hình rẻ quạt, mỗi tay cầm một món binh khí (4) như cung, giáo, đoản đao…Y phục theo nét chạm chung các tượng của người Chăm, đơn giản (không nhiều lớp kiểu người Hoa), hoa văn trang trí tinh tế tỉ mỉ, tựa phong cách tượng xứ Chùa Tháp (Thái Lan), nhưng mạnh mẽ hơn, không như tượng Sapara mảnh dẻ mà trái lại, vạm vỡ đầy sinh lực, nhất là hai bầu vú, chứng tỏ người Chăm coi sự sống và nguồn sống là trên hết và biểu hiện rõ ý thức mẫu hệ. Bởi thế họ thờ tượng Linga và Yoni hầu hết trong các Tháp Đền (5). Đầu tượng trước kia làm bằng gổ trầm đã bị Pháp lấy vào năm 1946, người ta đã thay vào một mặt tượng khác sơn màu có nét người Kinh và đắp xiêm y để thờ (6).
Những tháp còn lại mỗi tháp một vị Thần, song tên gọi từ nhiều tài liệu rất khác nhau, theo Xứ Trầm Hương của Quách Tấn thì tháp thứ 2 thờ Thần Cri Cambhu, tháp xây từ thế kỷ VII trong tháp có tượng bằng vàng. Cuối thế kỷ VIII người Mã Lai xâm nhập xứ Kaut Hara phá hủy tháp và lấy mất tượng, vua Satyavarman xây lại tháp và tạc lại tượng đá. Người ta cho đó là nơi thờ thái tử Bắc Hải, chồng bà Thiên Y A Na.
Tháp thứ 3 nhỏ hơn cùng hàng với hai tháp kia, thờ tượng Linga, người Việt cho đó là nơi thờ ông Tiều cha nuôi của bà Thiên Y. Tháp thứ tư sau lưng tháp lớn trong tháp chỉ có đế thờ mà không tượng, thờ thần Nageca. Hai tháp nữa còn trơ nền gạch, không rõ thờ thần nào.
Nhìn chung các tháp có dạng giống nhau nhưng chi tiết thì khác. Tháp lớn hình tứ giác, đỉnh chóp tròn hình kim tự tháp, có tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, được chạm trổ công phu phức tạp, có thể nói đây là tiêu biểu nghệ thuật điêu khắc của người Chăm, trên cửa vào Tháp có tượng Nữ thần Durga đang nhảy múa giữa hai nhạc công.
Từ tháp chính nhìn ra, dưới chân tháp một nền lát gạch rộng khoảng 200m2 có 10 trụ gạch lớn cao trên 5m. Tương truyền ngày xưa mỗi khi có lễ hội người ta gác ván qua các trụ gạch làm sân khấu để các vũ công múa Bóng cúng Bà. Ngày nay những cột trụ đã được chèn sửa gạch mới (tôn tạo!) không còn nét cổ nữa, và đội múa Bóng không diễn ở đấy mà diễn trên Tháp. Múa Bóng là điệu múa của người Chăm truyền lại, người Việt mở lớp dạy tại xóm ở gần Tháp, các vũ nữ cũng là người trong xóm, do đó có tên xóm Bóng làng Cù Lao. Múa Bóng bị bãi bỏ từ thời Bảo Đại trước năm 45. Dân gian còn truyền câu hát:
Ai về xóm Bóng thăm nhà,
Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn không?
Thế thường tre lụn còn măng,
Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành.
Tháp Bà Nha Trang, không chỉ là nơi du lịch mà còn là biểu tượng của tín ngưỡng dân gian nổi tiếng linh ứng. Vua Gia Long đã phong tặng nữ thần Ponagar: “Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng Thần” và cắt dân làng Cù Lao 3 người làm từ phu. Các đời Vua sau đều có sắc phong.
Rất nhiều người tuy có một tôn giáo riêng vẫn đến cúng kiến xin xăm. Và đối với dân chúng địa phương Tháp Bà là bóng dáng người mẹ che chỡ con cái trong những lúc thiên tai hoạn nạn. Đồn rằng qua mấy cuộc chiến tranh, hay vào những năm bão lụt lớn, Nha Trang vẫn không hề hấn gì, đó là nhờ có Bà che chỡ. Do lòng sùng kính ấy mà cứ mỗi mùa Vía Bà, khách thập phương đổ về trẫy hội vô số kể. Hàng năm vào dịp đón giao thừa Tháp Bà cũng là nơi đồng bào đua nhau đi lễ hái lộc, xin quẻ đầu năm xem vận hạn ra sao…
Nhưng về sự tích nữ thần Ponagar thì hai nguồn Chăm Việt khác nhau. Theo người Chăm, Ponagar là do ánh mây và bọt nước biển biến sanh. Bà sinh ra với tấm thân cân đối, một khuôn mặt đẹp tuyệt vời chói lọi hào quang. Nước biển dâng cao, đưa bà vào bến Yjatran. Sấm sét, gió hương nổi lên ào ào báo cho muôn loài biết bà giáng thế. Bà dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra kỳ nam, gỗ quí và lúa bắp…Nơi hậu cung bà có 97 ông chồng, nhưng chỉ có ông Po Yan Amo là được trọng vọng. Bà sanh 38 nữ thần, song Bà chỉ ban cho 3 người có quyền phép: Hai nữ thần Phan Rang là Ponoga Dara và Rarai Anaih, và nữ thần vùng Bình Thuận là Pobia Tikuk (Xứ Trầm Hương của QT)
Theo người Việt thì sự tích bà Thiên Y có vẻ gần gũi hơn, nơi xuất phát sự tích Bà là Đại An Núi Chúa, còn gọi Am Chúa, nơi ít người nhắc đến. Những năm sau 75 Am Chúa bị nhà cầm quyền cấm lui tới vì cho là mê tín, về sau thấy vấn đề tâm linh ngày càng hồi sinh, thêm nữa để khai thác vấn đề du lịch, chính quyền lại xem Am Chúa như di tích tín ngưỡng, cho tổ chức lễ hội.
Am Chúa nằm trên núi Chúa xã Đại An thuộc tứ thôn Đại Điền, huyện Diên Khánh, cách Nha Trang chừng 20km.

Jan. 2001
____________________________________
(1) Tôi đã ở trong hoàn cảnh này, vì không nghe lời Thánh dạy nên đi tù cải tạo 30 tháng.
(2) Chính vì vậy mà bao nhiêu “công trình tôn tạo” Tháp Đền đã phá hỏng di tích không ít. Những trụ biểu dưới chân Tháp Bà trước 75 còn nguyên vết tích xâm thực của thời gian, nhờ đó khách xem có dịp lùi lại hơn chục thế kỷ để tưởng nhớ người xưa, sau 75 các trụ được xây vá lành lặn trơn tru với mạch vôi vữa rõ rệt. Người am hiểu chỉ biết thở dài.
(3) Lại thêm nghi vấn: Nung tháp chín mà tượng đá vẫn còn nguyên?
(4) Phỏng theo tượng “Thiên thủ thiên nhãn” của Phật Giáo (?)
(5) Riêng phần mặt tượng đã bị Pháp lấy đi mất vào năm 1946, người ta đã thay vào một mặt tượng khác, kiểu người Kinh để thờ.
(6) Trong các đền thờ, người Chăm, Cambodia, Thái…tượng để nguyên, không đắp y như VN.
Hầu hết các ngẫu tượng tại Tháp Bà đều mới, lại cách điệu không như nguyên bản. Theo thi sĩ Quách Tấn trong “Xứ Trầm Hương” thì: Năm 1999, các bộ linga-yoni ở tháp Nam, tháp Đông Nam, tháp Tây Bắc đều còn nguyên. Vậy tại sao lại phải thay thế các bộ ngẫu tượng linga-yoni mới?
Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ các tộc người ở lưu vực sông Indus thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidian. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần Mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi âm vật của đàn bà là nguốn gốc của mọi sự sáng tạo. Bên cạnh thần Mẹ còn có thần Nam, biểu hiện bằng phiến đá hình dương vật.
Khi Ấn Độ giáo ra đời, vị thần này xuất hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã biểu tượng hóa (Linga và Yoni) để thờ thần Siva, coi Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở dạng này, thần Siva còn được gọi là “Thần giấc ngủ”.
Linga và Yoni không chỉ được thờ ở Ấn Độ, mà còn được sùng bái ở nhiều quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn, trong đó có Champa.
Nhưng Linga và Yoni ở Champa có những đặc điểm riêng và không có quốc gia nào mà Linga và Yoni lại có số lượng nhiều, hình dáng đa đạng và kích thước lớn như xứ Champa. Loại Linga-Yoni ở Champa là sự biểu hiện mạnh mẽ nhất việc Champa hoá các yếu tố tôn giáo Ấn Độ.

UserPostedImage
Tin cập nhật cổ vật Linga (2007):
Một nguồn tin cho biết, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đang đề nghị anh Nguyễn Văn Tân, ngụ Mương Mán, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) nhượng lại bộ Linga-Yoni bằng sa thạch nặng gần 30 kg mà anh Tân đang cất giữ. Trước đó vào cuối tháng 4/2007, trong lúc ủi đất anh Tân đã phát hiện bộ Linga-Yoni còn nguyên vẹn nằm sâu dưới lòng đất. Linga có nghĩa là “sinh thực khí” của người nam còn Yoni được xem là âm vật của người nữ. Khác với loại Linga nằm riêng biệt hình trụ tròn, ngẫu tượng Linga-Yoni phát hiện tại Mương Mán là một tổng thể âm dương hài hòa với cấu tạo thành ba phần gồm phần trụ tròn (dương tính) ở trên, phần hình vuông (âm tính) ở dưới và có một đường rãnh nhỏ dạng như cối xay bột. Bộ Linga-Yoni phát hiện tại Mương Mán rất vuông vắn, có mỗi cạnh khoảng 40cm; riêng phần Linga cao khỏang 20cm được khắc hoa văn như một mũi tên hướng lên trên.
Theo anh Tân, tại nơi phát hiện ngẫu tượng này cũng còn có rất nhiều gạch cổ, chứng tỏ nơi này trước đây đã tồn tại một tháp của người Chăm. Một nguồn tin cho biết ngẫu tượng trên đã được chế tác cách nay không dưới 300-400 năm(?)
Trần Công Nhung

Sửa bởi người viết 24/10/2013 lúc 10:49:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.