Làm thế nào để trẻ sử dụng ứng dụng tốt nhất?Đảm bảo thời gian trẻ sử dụng thiết bị thông minh mang lại lợi ích là việc quan trọng. Nghiên cứu cho thấy trẻ sử dụng màn hình trung bình ít nhất 3 giờ mỗi ngày hoặc thậm chí hơn là vượt quá chỉ dẫn thời gian theo dõi trên màn hình điện tử, bao gồm cả thời gian xem tivi.
Bạn cần phải khiến trẻ bận rộn khi gọi một cuộc điện thoại quan trọng, nấu bữa tối hay trong một chuyến bay dài? Khi đó, bạn đưa cho trẻ điện thoại hoặc máy tính bảng. Bạn vừa tải về một số ứng dụng học tập hứa hẹn đủ điều, từ cải thiện nhận thức không gian tới kỹ năng đọc nâng cao. Và như vậy bạn cho rằng thời gian trẻ chơi các thiết bị điện tử này rất có ích cho chúng.
Nhưng những ứng dụng ‘có tính giáo dục’ có thực sự là cách tốt giúp tăng khả năng học tập của trẻ?
Điều này phụ thuộc vào ứng dụng và cách sử dụng, Tiến sĩ Kate Highfield, giảng viên chuyên nghiên cứu giáo dục trẻ nhỏ, từ Đại học Macquarie, Sydney, cho biết.
“Tôi không nghĩ rằng bố mẹ cần yêu cầu trẻ chơi một số ứng dụng nhất định để tăng cường khả năng học tập nhưng đó là một công cụ mới cần có trong bộ đồ dùng của trẻ,” bà Highfield nói, đồng thời bổ sung thêm rằng có “những bằng chứng đáng chú ý’ cho thấy những ứng dụng được lựa chọn kỹ có thể giúp trẻ trong nhiều lĩnh vực như học đọc viết, khoa học và toán.”
“Một số ứng dụng có thể tăng cường khả năng học một cách khó tin, đặc biệt khi trẻ phải luyện một số kỹ năng đặc thù hay khi trẻ được tạo cơ hội sáng tạo nội dung riêng và giao tiếp theo cách mới,” bà Highfield nhận xét.
Những ứng dụng khác có lợi ích hạn chế hơn nhiều.
Làm thế nào để trẻ dùng ứng dụng tốt nhấtKhông có gì đáng ngạc nhiên khi thấy hầu hết những ông bố bà mẹ tìm kiếm các ứng dụng học tập có chất lượng tốt sẽ mở mục ứng dụng giáo dục trong kho ứng dụng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của bà Highfield và đồng nghiệp, những ứng dụng này có thể lại không hề mang tính giáo dục
Khoảng 85% ứng dụng có thiết kế chỉ khuyến khích kỹ năng tư duy rất cơ bản hoặc thấp. Đây có thể là cách thú vị để trẻ luyện một kỹ năng cụ thể như học thời gian biểu hay nhận diện âm thanh chữ cái. (Bạn vẫn cần tìm ứng dụng phù hợp với trình độ của con mình để chúng không cảm thấy chán hoặc bị dọa dẫm phải học).
Tuy nhiên, bà Highfield cho rằng những ứng dụng ‘chỉ dẫn, luyện tập và thực hành’ không làm tăng khả năng nghĩ ‘bậc cao’, yếu tố mang lại lợi ích giáo dục rộng hơn.
Mỗi lần trẻ sử dụng một ứng dụng, nó sẽ ảnh hưởng tới những kết nối hình thành giữa các tế bào thần kinh trong não trẻ. Bỏ lỡ cơ hội hình thành loại kết nối có giá trị nhất này là một điều đáng hổ thẹn.
“Nhiều gia đình chỉ cho trẻ tiếp cận với những ứng dụng giáo dục cấp thấp. Không có điều kiện để đánh giá, tổng hợp, suy luận hay giao tiếp và cơ hội để suy nghĩ hay sáng tạo rất hạn chế.”
Đảm bảo thời gian trẻ sử dụng thiết bị thông minh mang lại lợi ích là việc quan trọng. Nghiên cứu cho thấy trẻ sử dụng màn hình trung bình ít nhất 3 giờ mỗi ngày hoặc thậm chí hơn là vượt quá chỉ dẫn thời gian theo dõi trên màn hình điện tử, bao gồm cả thời gian xem tivi.
“Trẻ trên 2 tuổi nên sử dụng thiết bị có màn hình khoảng 1-2 giờ mỗi ngày là tối đa,” bà Highfield nói. Với trẻ dưới 2 tuổi, Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không cho trẻ dùng những thiết bị này.Nếu sử dụng thiết bị, chúng ta cần sử dụng với khả năng tốt nhất chứ không chỉ dùng những tương tác cấp độ thấp. Đó là cơ hội bị bỏ lỡ.”
Chọn ứng dụng chất lượngLàm thế nào để phụ huynh tìm được ứng dụng chất lượng tốt hơn?
“Thông thường đó là những ứng dụng giống như phiên bản số của một tờ giấy trắng. Trẻ có thể làm bất cứ điều gì với ứng dụng đó,” bà Highfield giải thích.
Bà khuyến cáo nên xem các nhận xét trên các trang web như trang phi lợi nhuận ‘Common Sense Media’. Người truy cập có thể lọc nội dung dựa vào một số biến số bao gồm kỹ năng ứng dụng giúp phát triển. Những ứng dụng tăng cường kỹ năng như sáng tạo và giao tiếp là mục tiêu tốt trong tìm kiếm.
Với bất cứ ứng dụng nào, bà khuyến khích các bậc phụ huynh nên ‘chơi cùng’ hoặc tương tác với trẻ càng nhiều càng tốt.
“Trông trẻ chơi ứng dụng số là điều nên làm, giống như bạn không để trẻ một mình trên sân chơi thực và cũng không nên dời mắt khỏi chúng trên sân chơi ảo. Bạn cần chơi cùng với trẻ để xem chúng làm gì, học cách chơi với chúng và nói với chúng những gì cả hai đang cùng làm,” bà Highfield nói. “Bạn cần biết thói quen trí tuệ trẻ đang tạo ra. Ví dụ, ứng dụng khen trẻ ở mỗi cấp độ với những cụm từ như ‘làm tốt lắm’ có thể tạo nên những mong muốn phi thực tế về mức độ củng cố bất cứ hoạt động học tập nào và bạn có thể muốn hạn chế những cụm từ này.”
Các bậc phụ huynh cũng cần giúp con giữ thăng bằng giữa học trong thế giới số và học trong thực tế. Quá nhiều thời gian trong thế giới số có hại cho sự phát triển của trẻ.
“Nếu bạn là một phụ huynh gắn liền với cuộc sống của con, bạn sẽ mở rộng cơ hội học của trẻ một cách tự nhiên. Đọc những cuốn sách tốt cho trẻ hoặc với trẻ. Tham gia những cuộc phiêu lưu. Bạn và trẻ hãy vui vẻ. Đối khi ứng dụng số hóa tạo ra niềm vui nhưng không phải lúc nào cũng vậy,” bà Highfield kết luận.
Theo ABC