logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 27/10/2013 lúc 10:34:08(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

VRNs (28.10.2013) – Sài Gòn - Chúa Giêsu xác định: “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7:7; Lc 11:9).

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có truyện “Cóc Kiện Trời”. Vì yếu thế mà Cóc bị hàm oan, lại dù thấp cổ bé miệng, khó kêu thấu trời, nhưng Cóc vẫn quyết đòi công lý là đến tận Cửa Trời và đánh trống kêu oan.

Cổ tích kể rằng…

Ngày xửa ngày xưa, con cóc vẫn sần sùi xấu xí như ngày nay, nhưng cóc nổi tiếng giữa muôn loài là một con vật tuy bé nhỏ nhưng rất gan dạ. Người ta nói “gan cóc tía” là thế!

Vào một năm nọ, Ngọc hoàng Thượng đế sai Thần Mưa làm mưa cho muôn loài. Vậy mà đã 3 năm trôi qua không có lấy một giọt mưa nào. Hạn hán kéo dài, cây cối khô héo, đất đai nứt nẻ, dân tình khốn khổ. Không ai dám lên tiếng, chỉ có Cóc tía nhỏ bé xấu xí kia có gan to. Cóc tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài…

Không ai dám hộ tống Cóc, chỉ có một mình Cóc đi. Qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu, Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua bàn ngang. Đúng là “ngang như cua”. Cua nói rằng thà chết ở đây còn hơn, chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh đó nghe Cóc nói thì cũng tranh nhau bàn ngang bàn lùi. Cua nổi giận, vì nói ngang bàn lùi là “tính cách độc quyền” của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ngang ngược như vậy. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc. Cái ngang này lại hóa hay, có lợi!

Ði được một đoạn nữa, Cóc gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp vì khát khô, Gấu đang chảy mỡ ròng ròng vì khát cháy họng. Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói: “Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư? Ta theo anh Cóc thôi. Ðến ngang như anh Cua còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo chứ?”.

Thế là cả bọn nhập lại thành đoàn. Ði thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị nắng lửa cháy xém cả lông. Hai con vật này cũng hăng hái nhập đoàn cùng đi kiện Trời, trưởng đoàn không ai khác chính là Cóc tía. Bé con mà… “ngon” ra trò!

Đi mãi, đi mãi,… rồi cũng đến Cửa Thiên Đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước Cửa Trời oai nghiêm, con vật nào cũng thấy sợ, có con run như cầy sấy, duy chỉ có Cóc tía là gan lì và dõng dạc ra lệnh: “Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời”.

Tất cả đều răm rắp nghe lệnh chỉ huy của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy, Cóc nhảy lên mặt trống và thẳng tay đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động.

Ngọc Hoàng đang ngủ trưa cũng phải giật mình thức giấc nên bực tức lắm, bắt Thiên lôi ra xem có chuyện gì. Thiên lôi uể oải phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét rồi cắm đầu cắm cổ chạy ra. Thiên lôi ngạc nhiên vì ở ngoài Cửa Thiên Đình chẳng thấy có một người nào cả, chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của Nhà Trời. Thiên lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài, vì cái búa to quá mà Cóc lại bé quá, chưa chắc đánh trúng được. Thiên lôi bèn chạy vào tâu Ngọc hoàng. Ngọc hoàng nghe xong bực lắm, bèn sai con gà trời bay ra mổ chết thằng Cóc hỗn xược kia.

Gà trời vừa hung hăng bay ra thì Cóc đã nghiến răng ra hiệu, lập tức chàng Cáo nhảy ra cắn cổ gà rồi tha đi mất. Cóc lại đánh trống ầm ĩ. Ngọc hoàng càng điên tiết, sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Lập tức Gấu lừng lững xổ ra đón đường tát cho Chó một đòn chí mạng. Chó chết tươi!

Cóc không nản lòng, lại thúc trống tiếp. Ngọc hoàng bèn sai Thiên lôi ra trị tội Gấu. Thiên lôi có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động tứ phương tám hướng. Sức mạnh của Thiên lôi không ai bì nổi. Ngọc hoàng yên trí vì lần này cử đến Thiên lôi thì cái đám Cóc tía ắt hẳn là tan xác. Vì thế, khi Thiên lôi vác lưỡi tầm sét đi thì Ngọc hoàng lại co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.

Thế nhưng Thiên lôi vừa hùng hổ vác búa tầm sét ra đến Cửa Thiên Đình, Cóc nghiến răng ra lệnh, lập tức chàng Ong nấp trên cánh cửa bay vù ra và cứ nhè vào mũi Thiên lôi mà chích. Nọc ong độc lắm, khiến đau điếng, mũi Thiên lôi rát như phải bỏng. Nhớ là ở cửa trời có một chum nước, Thiên lôi vội vàng vứt cả búa tầm sét nhảy ùm vào chum nước chạy trốn. Nào ngờ vừa nhảy ùm vào trong chum nước thì anh Cua càng nấp trong đó từ bao giờ đã chờ sẵn, liền giương đôi càng như đôi gọng kìm cắp chặt lấy cổ Thiên lôi. Đau điếng, Thiên lôi vừa gào thét vừa vùng vẫy nên vỡ cả chum nước. Thiên lôi tìm đường chạy trốn thì Cóc tía lại nghiến răng ra lệnh. Lập tức Cọp nấp sau Cóc tía nhảy bổ ra gầm lên một tiếng vang động xé tan xác Thiên lôi.

Ngọc hoàng thấy thế sợ quá bèn xin giảng hoà và xin Cóc cho nhận lại xác của Thiên lôi để cứa chữa. Cóc bằng lòng nhưng với một điều kiện. Ngọc hoàng miễn cưỡng chấp nhận. Theo lệnh nghiến răng của Cóc, Cọp và Gấu vác xác Thiên lôi về sân thiên đình. Ngọc hoàng phải ra tay làm phép tưới nước cam lộ vào cái xác đầy thương tích đó thì Thiên lôi được sống lại. Ngọc hoàng nghĩ mình đường đường là một ông Trời mà lại chịu thua Cóc thì thật là sỉ nhục. Ngọc hoàng tính lật lọng, sai Thiên lôi vác búa tầm sét chống lại Cóc và các bạn của Cóc. Biết thế nào Ngọc hoàng cũng tính chuyện lật lọng nên Cóc lại nghiến răng. Lập tức các bạn của Cóc dàn trận: Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương tay đầy sức mạnh… Thiên lôi vừa mới thoát chết, hoảng quá nên lui lại, không dám tiến lên, đành thụt vào nấp sau chiếc ngai vàng. Các tướng nhà Trời oai phong lẫm liệt thấy đến như Thiên lôi còn sợ sệt thì cũng hoảng vía, tìm cách thoái lui, bỏ của chạy lấy người.

Thấy tướng nhà trời của mình như vậy, Ngọc hoàng biết không thể thắng nổi Cóc và các bạn của Cóc. Ðến lúc bấy giờ Ngọc hoàng mới thật lòng giảng hoà. Ngọc hoàng ôn tồn hỏi Cóc lên tận thiên đình có việc gì. Cóc oai phong nhảy hẳn lên tay ngai vàng và dõng dạc thưa: “Ðã bốn năm nay, ở dưới trần gian hạn hán kéo dài, không một giọt mưa. Muôn cây khô héo, vạn vật chết khát, dân tình khốn khổ… Tưởng Ngọc hoàng bận gì hoặc giận gì trần gian mà giáng hoạ, ai ngờ lên đây mới biết Ngọc hoàng và các tướng nhà trời mê ăn mê ngủ, không nhớ đến việc làm mưa cứu muôn vật muôn loài dưới trần thế. Chúng tôi phải lên tận đây đánh thức Ngọc hoàng, xin Ngọc hoàng làm mưa ngay cho trần gian được nhờ!”.

Thấy Cóc nói giọng oai phong và bạn bè Cóc lại đằng đằng sát khí, Ngọc hoàng vội cuống quýt chống chế: “Cóc với ta là chỗ thân tình, việc gì mà cậu phải mất công đến như vậy! Thôi được, ta sẽ sai Thần Mưa, Thần Gió xuống hạ giới làm mưa ngay bây giờ… Cậu Cóc có bằng lòng thế không nào?”.

Cóc vừa cười, vừa gật gù và nghiến răng thưa: “Muôn tâu Ngọc hoàng! Trần gian được một trận mưa cứu khát thì còn gì bằng nữa. Anh em chúng tôi vô cùng đội ơn Ngọc hoàng. Nhưng ở hạ giới, hễ bị hạn hán là bọn anh em chúng tôi lại lên đây kêu với Ngọc hoàng đấy nhá!”.

Nghe Cóc hẹn lại lên thiên đình, Ngọc hoàng hoảng hồn, rối rít lắc đầu xua tay: “Thôi khỏi, thôi khỏi phải bận đến cậu như thế. Chỗ cậu và ta là tình thân, cậu chả nên bầy vẽ vất vả mệt nhọc như vậy làm gì. Cậu không phải nhọc công lên thiên đình nữa. Khi nào có hạn hán, cậu muốn ta làm mưa thì cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền”.

Ðể chứng tỏ lòng thành thật không lật lọng của mình, Ngọc hoàng sai Thần Mưa bay xuống phun mưa. Té ra là Thần Mưa lo rong chơi, tối về mệt thì đắp chăn ngủ, quên không làm mưa, Ngọc Hoàng Thượng đế trách mắng cho một trận. Thần Mưa làm mưa xong thì Ngọc hoàng tiễn Cóc cùng các bạn về hạ giới. Cơn mưa cứu hạn làm cây cối tươi tốt, muôn loài nhảy múa chào đón anh em Cóc trở về. Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời lập tức đổ mưa. Thế nên đồng dao có câu:

Con Cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho

Truyện này gợi nhớ chuyện bà góa kêu oan trong trình thuật Lc 18:1-8. Đó là dụ ngôn Chúa Giêsu kể về một ông quan toà ngang ngược, coi trời bằng… nắp bia, không kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì, và một bà goá nghèo khổ, oan ức.

Con cóc nhỏ bé và xấu xí, không ai coi ra gì, nhưng Cóc đã can đảm lên tiếng bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công ích của muôn loài. Đó là “bóng dáng” của bà góa nghèo khổ, tiền bạc không có để “chạy án”, nhưng bà vẫn quyết đòi lại công lý. Quan tòa không hề vị nể hoặc thương xót bà chút nào, nhưng vì bị quấy rầy mãi thì ông ta cũng phải xử cho xong. Ông xử vì để tránh phiền toái cho mình, vị kỷ, vì mình chứ không vì người khác. Nhưng dù sao thì bà góa cũng là người can đảm,không quỵ lụy kẻ mạnh, và bà đã đòi được công lý cho mình.

Quan tòa nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc” (Lc 18:4-5). Chúa Giêsu nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ” (Lc 18:6-8a).

Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18:8b). Đức tin rất quan trọng trong cuộc sống, cả đời thường và tâm linh. Hãy chân thành tín thác vào Ngài, chắc chắn không ai phải thất vọng! Thật vậy, Chúa Giêsu nói: “Ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12:46). Và Ngài hứa: “Ai tin thì được sự sống đời đời” (Ga 6:47).

Tuy nhiên, không chỉ phải can đảm đòi công lý cho chính mình (và người thân), mà còn phải can đảm lên tiếng đòi công lý cho tha nhân: “Hãy bênh quyền lợi kẻ mồ côi, người hèn mọn; minh oan cho người khốn khổ, kẻ bần cùng, giải phóng ai hèn mọn, ai nghèo túng, cứu khỏi nanh vuốt bọn ác nhân” (Tv 82:3-4).

TRẦM THIÊN THU
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.