© Photo: «The Voice of Russia»Công dân Việt Nam thường ít vi phạm pháp luật Nga hơn so với những người nhập cư từ các nước khác. Đó là ý kiến khi phát biểu tại Duma Quốc gia của bà Ekaterina Egorova, phó giám đốc thứ nhất Cơ quan di trú Liên bang Nga.
Trả lời phỏng vấn Ban tiếng Việt đài "Tiếng nói nước Nga", bà Ekaterina Egorova nói:
“Người Việt Nam tại Nga hoàn toàn không phải là nhóm vi phạm hình sự. Nói như vậy không có nghĩa là họ không vi phạm luật nhập cư, nhưng họ không có khả năng thực hiện bất kỳ tội phạm bạo lực nào. Không quan sát thấy xu hướng vi phạm hình sự trong môi trường của họ.”
Trong một cuộc phỏng vấn với bình luận viên Aleksei Lenxov của chúng tôi, bà Egorova dẫn ra các dữ liệu chính xác. Năm ngoái, người Việt Nam tại Nga chỉ chiếm 0,2% tội phạm hình sự trong tổng số tất cả tội phạm người nước ngoài. Trong số tất cả người nước ngoài vi phạm luật cư trú và lao động bất hợp pháp, ngươi Việt Nam chỉ chiếm 2%. Phó giám đốc Cơ quan di trú LB Nga cho biết:
“Không có gì bí mật là ở Nga thường xuyên phát hiện các xưởng may đen có người Việt Nam làm việc. Nhưng lỗi này không chỉ riêng người lao động, mà còn là lỗi của những người đưa họ từ Việt Nam sang và các chủ Nga tổ chức các xưởng đen đó.”
Các xưởng may ngầm đã sử dụng phần lớn công dân Việt Nam, họ đã bị bắt giữ vào mùa hè này trong quá trình kiểm tra chợ, công trường xây dựng và các khu vực kho bãi Moskva. Sau đó họ được đưa về tập trung tại trại ở thủ đô Nga. Bà Ekaterina Egorova giải thích:
“Cảnh sát khi đó tiến hành kiểm tra các đối tượng, không chỉ bắt giữ người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp. Không đặt ra chỉ thị bắt giữ công dân một nước cụ thể nào cả. Nhưng tại địa bàn trên lại có các xưởng bất hợp pháp của ngời Việt Nam.”
Trong những tháng qua, nhiều xưởng đen như vậy đã bị phát hiện tại Moskva và ngoại ô. Hàng trăm người lao động Việt Nam bị bắt giữ. Đối với mỗi người trong số họ chúng tôi có cách tiếp cận riêng, bà Ekaterina Egorova nhấn mạnh:
“Chúng tôi không quyết định số phận họ theo kiểu chung chung. Bởi vì mỗi người có một số phận và hoàn cảnh riêng. Người nào có đầy đủ giấy tờ cần thiết thì được thả ngay. Người nào đến Nga bằng giấy phép du lịch mà ở lại lao động sẽ tiến hành làm thủ tục đưa về nước. Theo quy định, chi phí do chủ lao động chịu, hoặc có trường hợp thông qua ngân sách liên bang, nhưng không phổ biến.”
Người trả lời phỏng vấn đài chúng khẳng định rằng rằng người lao động nhập cư Việt Nam rất cần thiết cho nước Nga. Bà nói:
“Đó là những người lao động trầm tĩnh và chăm chỉ. Điều chính yếu là phải đưa họ vào với bộ phận lao động di cư hợp pháp để họ không bị bác lột tàn nhẫn. Ngày 31 tháng 10, chúng tôi sẽ thảo luận về những vấn đề này với các đồng nghiệp từ Bộ Công an Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng nỗ lực chung của chúng tôi sẽ giúp cải thiện tình hình hiện nay của người di cư Việt Nam ở Nga trở nên văn minh hơn.”
Trong vài ngày tới thỏa thuận liên chính phủ Nga - Việt Nam về lao động tạm thời của người Nga tại Việt Nam và người Việt Nam tại Nga sẽ có hiệu lực. Tài liệu này đã được Duma Quốc gia Nga thông qua.
Theo tiếng nói nước Nga