logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/10/2013 lúc 05:36:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
VRNs (29.10.2013) – Sài Gòn - Có nhiều cách ví dụ, nhưng người ta chỉ ví dụ điều tốt chứ chẳng ai ví

dụ điều xui xẻo. Ví dụ cũng là dạng “nếu”, dạng “giả sử”, kiểu ước mơ, tất nhiên có thể hiện thực hoặc

có thể không.

Nhưng có một ví dụ rất thực tế, và chắc chắn sẽ xảy ra bất cứ lúc nào: Chết. Chắc hẳn nhiều người cho

là xui, vì ví dụ như vậy là dại dột và ngu hết sức. Nhưng thực ra không dại đâu, mà lại là khôn ngoan đấy!

Không ai muốn nói đến sự chết, nhưng không ai thoát. Chắc chắn “chết” là điều thực tế. Chết là vấn đề

rất thật, thật hơn cả sự thật. Dù đó là “chuyện xui xẻo” thì cũng cứ ví dụ xem sao: “Nếu chỉ còn một ngày

để sống…”.

Lá xanh hay lá vàng có thể “rụng” bất kỳ lúc nào, dù gió to hay gió thoảng; trái xanh hay trái chín cũng có

thể được (hay “bị”) người ta “hái” bất cứ lúc nào, dù sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều tối, cũng có thể lúc

đêm khuya.

Bạn sẽ phản ứng thế nào và sẽ làm gì? Bạn có bao giờ nghĩ như vậy? Chết lúc nào tốt, lúc nào xấu?

Giờ nào thì chết “hên” và lúc nào thì chết “xui”? Ai có thể cưỡng lại Tử thần? Sao biết 9 giờ sáng là giờ

hên mà không chết, lại chết vào 6 giờ tối? Sinh sản cũng vậy, biết thời điểm nào đó “hên” và thuận tiện

mà sao không sinh lúc đó? Muốn có được không? Giờ nào tốt và giờ nào xấu? Ai biết chắc? Xui hay

hên là do mình. Chẳng ai biết mình chết lúc nào và chết cách nào. Khi sắp chết mới biết mình… sắp

chết. Cũng có thể lúc đó là muộn rồi!

Quả thật, “nếu chỉ còn một ngày để sống…” là một giả-thuyết-thực-tế, một cái “nếu” rất thật, thật đến nỗi

điều đó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, thậm chí là ngay bây giờ, dù bạn mới vài tuổi, ngoài đôi mươi, tứ

tuần, trung niên, thất tuần, bát tuần, hoặc xấp xỉ… trăm tuổi!

Tình cờ nghe ca khúc “Nếu Chỉ Còn Một Ngày Để Sống” (*) của NS Hoài An (1929-2012), trong chương

trình Paris By Night 95, tôi thực sự xúc cảm cái “đẹp” (đúng nghĩa ĐẸP) trong ca khúc đó về phương

diện tích cực. Vâng, ca từ của ca khúc này đầy tính nhân bản, nguyên văn như sau:

Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà, để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi

mơ… mơ tiếng mẹ cha. Nếu chỉ còn một ngày để sống, người cho tôi một khúc kinh cầu, người tôi

thương êm ấm môi cười, cho con tôi bước đời yên vui.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời, làm sao ta đền đáp bao người, nâng ta lên

qua bước đời chênh vênh? Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta chuộc hết lỗi lầm, làm sao ta

thanh thản tâm hồn, xuôi đôi tay đi giữa hừng đông?

Cho tôi như bóng mây, lang thang qua cõi này, cho tôi được ngắm sao trên trời giữa hương đồng cỏ

nội. Cho tôi như khúc ca, bay đi xa rất xa, cho tôi được cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người. Cho tôi

được sống trong tim người bằng những lời ca.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, muộn màng không lời hối lỗi chân thành? Buồn vì ai, ta làm ai buồn, xin

bao dung tha thứ vì nhau. Nếu chỉ còn một ngày để sống, chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp, phải chăng ta

có lúc vội vàng, nên ra đi chưa được bình an?

Với cảm nhận của riêng tôi, giai điệu đẹp và ca từ cũng đẹp. Có thể NS Hoài An viết theo cảm nhận đời

thường, nhưng cái “nếu” của ông rất gần với Công giáo. Vâng, nếu chỉ còn một ngày để sống. Vậy thì

sao?

Cách đặt vấn đề quá thực tế. Cái “nếu” này rất ý nghĩa và quan trọng biết bao – dù bạn là ai, ở bất kỳ

cương vị nào, dù bạn có hay không có niềm tin tôn giáo! Tôi chợt nhớ tới thánh “nhí” Saviô. Một lần nọ,

khi đang giờ chơi tại Khánh Lễ Viện của Thánh Lm Don Bosco, cậu Saviô được hỏi: “Nếu chỉ còn một

giờ nữa con chết, con sẽ làm gì?”. Cậu bé Saviô đáp ngay: “Con vẫn tiếp tục chơi”.

Câu trả lời thật tuyệt vời, vì đó là thi hành Ý Chúa trong hiện tại. Giờ nào việc nấy. Dù là việc đọc sách

thiêng liêng hay đọc kinh, cầu nguyện, làm từ thiện,… nếu không “đúng lúc” thì cũng vô nghĩa. Điều đó

cho thấy “nhiệm vụ hiện tại” rất quan trọng qua cách thể hiện đức tin.

Vậy đó, con người quá yếu đuối, quá nhỏ bé, dù “có là gì” thì cũng chẳng là gì cả! Tôi chỉ nói ra cảm

nhận riêng mà tôi khả dĩ chân nhận, tất nhiên không tránh khỏi tính chủ quan. Tôi biết tôi chỉ là

con-số-không-to-lớn (a big zero), một “số không” lớn nhất trong những “số không” khác. Đó là một

thực-tế-thật, dù rất có thể chính tôi cũng không muốn… chấp nhận!

Theo tôi, dù là ai thì trước tiên vẫn phải là con người, mà là con người thì không chỉ phải giữ luật sống

của một con người bình thường mà còn phải “lưu ý” rằng cuối cùng mình cũng phải… chết, chẳng

chóng thì chày, dù bệnh hay khỏe mạnh! Đó là một thực tế vừa minh nhiên vừa mặc nhiên. Có sợ chết

tới mức nào thì cũng không ai thoát chết!

Người giàu sang, có danh vọng, có địa vị hoặc chức tước, người giàu hay nghèo, người lớn hay nhỏ,

nam hay nữ, người giỏi hay dốt, người tài năng hay bình thường, người có niềm tin tôn giáo hay không

có niềm tin tôn giáo, người xấu hay đẹp, người cao hay thấp,… cuối cùng rồi ai cũng hoàn toàn giống

nhau: “Tay trắng vẫn hoàn trắng tay”. Nhắm mắt xuôi tay là… “chấm hết”. Vua Thánh Louis đã làm

gương là “để hai tay ra ngoài chiếc quan tài” cho người ta thấy một thực-tế-thật. Nhưng có lẽ người ta

chỉ nghe cho biết, đọc cho vui, thấy để mà… thấy. Thế thôi!

Ai cũng biết vậy, thế mà người ta vẫn cứ tranh giành nhau, chi li từng chút – cả vật chất lẫn tinh thần!

Thua một chút là cảm thấy “khó chịu”. Mà thua một chút thì có sao? Hơn nhau một chút thì được lợi gì?

Phải chăng đó chỉ là ảo tưởng? Quả thật, “cái Tôi” của chúng ta rất LỚN, do đó mà Pascal xác định:

“Cái TÔI là đáng ghét”. Nhưng mấy ai dám ghét mình? Chúa Giêsu nói “từ bỏ mình” theo nghĩa đen

chứ chẳng cần bóng gió chi cả (x. Mt 10:37-39; Lc 14:26-27). Khó lắm! Vì khó nên mới phải cố gắng và

tập “chết” từng ngày…

Con người rất dễ ảo tưởng, càng “lớn” càng dễ ảo tưởng, càng dễ độc đoán, càng muốn “chứng tỏ

mình”, càng dễ áp chế và bóc lột người khác. Nhưng người ta vẫn cho đó là áp dụng theo Luật Chúa,

theo Phúc Âm, là làm nhiệm vụ, là sống khiêm nhường, chứ không ai muốn nhận mình là kiêu ngạo hoặc

có “máu” Pharisêu!

Ai cũng một lần trút hơi thở cuối cùng, giã biệt trần gian để hóa thành cát bụi – rồi trở về với Chúa hưởng

phúc trường sinh, hoặc làm tôi mọi cho Luxiphe đời đời kiếp kiếp. Cái chết giống nhau, nhưng hình thức

có khác nhau theo “thói đời”.

Người giàu cũng chết, tiền của và vàng bạc không cứu nổi họ. Người giàu chết trên đống vàng, họ chết

“sướng” chứ không chết “khổ” như người nghèo, quan tài là loại mắc tiền nhất, đám tang thật lớn, những

vòng hoa tươi đủ sắc màu, không đủ chỗ đặt vòng hoa, cờ giăng rợp trời, cáo phó khắp nơi, người vào

kẻ ra nườm nượp, khách toàn những “ông kia, bà nọ”, khói nghi ngút tỏa ra từ những nén nhang thơm

loại mắc tiền, khoản phúng điếu tính hàng trăm triệu, kèn trống rộn ràng, thậm chí còn có cả chương

trình ca múa nhạc cho thiên hạ thưởng thức; nếu người giàu là người có đạo thì gia đình tổ chức lễ

đồng tế, tiệc tùng linh đình, không ai khóc, ai cũng hớn hở bắt tay nhau,… Người giàu vừa chết “sướng”

vừa chết “công khai”.

Ngược lại, người nghèo chết âm thầm, chết trong đau khổ, chết vì không có tiền chạy chữa, chết hèn

hạ, chết tủi nhục, chết đau đớn, chết thê thảm, chẳng ai thèm chú ý, không ai phúng điếu, vắng hơn Chùa

Bà Đanh, bát nhang lạnh tanh, quan tài rẻ nhìn như chiếc thùng gỗ, đúng là… đám ma!

Người giàu được nhiều người tới phúng viếng, nghĩa là được nhiều người cầu nguyện cho, họ còn có

nhiều tiền để xin lễ – tiền riêng và tiền phúng điếu. Còn người nghèo không ai phúng viếng thì có ai

thương mà cầu nguyện? Lấy tiền đâu mà xin lễ?

Nếu xét theo “tầm nhìn” của phàm nhân, chắc chắn người giàu vào Thiên đàng mau hơn người nghèo.

Thật hạnh phúc và an ủi thay là Thiên Chúa không xét theo kiểu của loài người, Ngài chỉ xét theo “công”

và “tội”. Trong dụ ngôn “Người Giàu và Ladarô Nghèo Khổ” (Lc 16:19-31), Tổ phụ Ápraham đã nói rõ

với người giàu: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt

một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.

Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các

con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được” (Lc 16:25-26). Thiên

Chúa là Đấng chí thánh, chí minh, chí công, chắc chắn Ngài sẽ đòi công lý cho người nghèo!
R.I.P. – Requiescat in Pace.

Lạy Chúa, vì Cuộc Khổ Nạn đau thương của Chúa Giêsu, vì Bửu Huyết Chúa Giêsu đã đổ ra, và vì Châu

Lệ Đức Mẹ đã chảy ra, xin Chúa thương xót và tha thứ cho các linh hồn được an nghỉ ngàn thu trong tình

thương vô biên và lòng thương xót hải hà của Chúa. Nguyện xin Chúa cũng tha thứ và cho chúng con

chắc chắn sẽ được an nghỉ trong Chúa muôn đời. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Chuẩn bị Tháng Cầu Hồn – 2013

(*) Thưởng thức ca khúc này tại http://www.youtube.com/watch?v=b5YjDgNwib4
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.178 giây.