logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 29/10/2013 lúc 06:28:02(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Trong nhóm Nam Phong tạp chí có một cây viết, tuy để lại văn đàn không nhiều tác phẩm nhưng tên tuổi

và di bút của ông lại gây tiếng vang cho đến nay đã ngót một thế kỷ. Nhà văn này chính là Nguyễn Bá

Học.
Nguyễn Bá Học sinh năm 1857 quê ở làng Mọc, tên chữ là Nhân Mục, tổng Giáp Nhất, huyện Từ Liêm

phủ Hoài Đức, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). Dòng dõi nho phong nhưng mồ côi cha từ nhỏ,

Nguyễn Bá Học sống trong cảnh nghèo khổ và trông cậy vào từ mẫu nuôi dưỡng. Mẹ ông, thương đứa

con côi độc nhất (vì anh cả Nguyễn Bá Học cũng chết sớm), nên đã gắng sức tần tảo và khuyến khích

ông xây dựng sự nghiệp khoa danh. Nhưng vì thiếu phương tiện học hành và người dìu dắt nên Nguyễn

Bá Học đi thi hai khoa hương thí đều thất bại. Tuy nhiên là người có chí tiến thủ và sớm thức thời, ông

chuyển sang học chữ quốc ngữ và thi đậu ngạch giáo học và được bổ làm giáo học tại Sơn Tây vào

khoảng 1886.
Nhìn lại lịch sử, 1884 thỏa ước Giáp Thân (Patenôtre) ra đời, thì hai năm sau Nguyễn Bá Học đã đi dạy

chữ quốc ngữ mới biết ông là nho sĩ ở miền Bắc có tầm nhìn tiến bộ sớm nhất.
Nhà giáo lúc này ở tuổi 28 hay 29 tuổi, sau đó được đổi về Hà Nội dạy tại trường Yên Phụ, và ít lâu sau

lại đổi về Nam Định và dạy ở thành phố này trong hai chục năm cho tới khi tạ thế (1921).
Trong những năm dạy học và chuyển sang dùng chữ quốc ngữ, Nguyễn Bá Học đã trau dồi thêm chữ

Pháp nên trở thành kiêm thông hai nền văn hóa Âu-Á.
Nguyễn Bá Học về hưu năm 61 tuổi (1918) và quay sang nghề văn mặc, gửi bài cho tạp chí Nam Phong

của Phạm Quỳnh. Trên tạp chí này, với quan niệm bảo tồn tinh hoa văn hóa cổ và chấn hưng đạo đức,

Nguyễn Bá Học tiếp tục những bài giảng quý báu cho giới trẻ đầu thế kỷ XX qua loạt bài Lời khuyên học

trò. Ngoài ra, ông còn sáng tác nhiều truyện ngắn và cùng Phạm Duy Tốn, được coi là những cây viết

truyện ngắn đầu tiên trong văn học chữ quốc ngữ.
Ông viết tác phẩm đầu tay, Câu chuyện gia đình, khi đã 60 tuổi. Trong vòng ba năm (1918-1921), ông

viết bảy truyện ngắn đăng trên tạp chí Nam Phong.
Năm Tân Dậu 1921 ông mất, thọ 64 tuổi.
Muốn biết vai trò của Nguyễn Bá Học, một trong những nhà giáo dạy chữ quốc ngữ đầu tiên trong nền

giáo dục mới của nước ta, và đóng góp của ông trong ngành giáo dục mới cũng như trong văn học chữ

quốc ngữ buổi đầu, chúng ta không thể không đọc lại bài điếu văn của chủ báo Nam Phong, Thượng

Chi Phạm Quỳnh đọc khi hạ huyệt nhà mô phạm lớn này vào ngày 26 tháng 8 năm 1921 tại Nam Định:

“Thưa các Ngài,
“Cụ Nguyễn Bá Học mất là báo quán Nam Phong chúng tôi thiệt mất một tay trợ bút có giá trị; không

những thế, lại vắng mất một bậc sư hữu rất đáng kính đáng tôn. Thật thế: Nguyễn tiên sinh đối với báo

quán chúng tôi, không phải là một người trợ bút thường: anh em chúng tôi đều coi Cụ, như lời sách nói,

là một bậc “sư cổ chi quân tử, kiêm sư tư hữu nghị” và một lòng yêu mến kính trọng Cụ.
Cụ vốn không phải là nhà làm sách, hay trước thuật. Cụ bắt đầu viết vào tạp chí Nam Phong chúng tôi

cũng là một sự tình cờ. Trước Cụ không từng làm sách vở, viết báo chí bao giờ. Nhưng chúng tôi vẫn

biết và vẫn phục Cụ là một người mô phạm đạo đức, túc học lão thành. Một hôm nhân ngồi tiếp chuyện

Cụ, chúng tôi có nói rằng: “Tiên sinh từng trải đã nhiều, việc đời tất hiểu. Thuộc về những vấn đề quan

trọng trong nước bây giờ, chúng tôi vẫn ước ao được biết ý kiến một bậc lão thành như Tiên sinh. Tiên

sinh thỉnh thoảng có thể cho tạp chí chúng tôi một vài bài không?” – Cụ ngần ngại mà đáp rằng: “Tôi

không hề làm văn chương bao giờ. Nghề văn tôi thật vụng. Tôi vốn là một ông đồ già, bình sinh chỉ châu

tuần trong vòng giáo dục. Từ khi về nghỉ, nhân dạy bảo con em trong nhà, có soạn thành một tập sách

nhỏ, đề là Lời khuyên học trò. Các ông xem có đăng báo được thì đăng”. Chúng tôi trân trọng lĩnh lấy

tập cảo ở tay Cụ, về đọc một lượt, bất giác có cái cảm khái vô hạn, mới biết rằng sách này tuy nhan đề

nhỏ mọn, văn thể bình thường, mà thật là lời tâm huyết của một người tiền bối muốn di truyền lại cho kẻ

hậu sinh cái tâm thuật ở đời. Sau khi đăng báo chương, xét ra cũng có ảnh hưởng; người thức giả đọc

thấy những lời trầm trọng thiết thực, khác hẳn giọng văn thường ở các báo, chắc đương đọc cũng phải

ngừng lại mà nghĩ rằng: “Người nào viết nên những lời này, chắc là người hữu tâm về thế đạo vậy”.
Từ đấy, cứ cách một vài tháng, Cụ lại gửi cho một tập cảo, hoặc là dịch thuật các sách cổ kim, hoặc là

bàn bạc những việc giáo dục, nhưng hay nhất, có giá trị nhất là mấy bài đoản thiên tiểu thuyết, toàn là

ngụ ý răn đời. Lập ý đã hay, lời văn lại nhã. Mỗi bài in ra, các bạn đọc báo lấy làm khoái trá vô cùng. Tôi

thường nhận được thư ở các nơi, từ trong Nam đến ngoài Bắc, đều đồng thanh mà khen rằng: “Nguyễn

tiên sinh không những là một bậc đạo đức mô phạm, mà thật là một tay văn sĩ có tài”. Thuật lại Cụ nghe,

Cụ thường gạt đi: “Các ông ấy có bụng yêu quá khen như thế. Tôi có phải là văn sĩ đâu. Tôi bình sinh có

làm văn chương bao giờ!”
Ôi! Cụ không chủ ý làm văn chương mà văn chương Cụ hay; Cụ không chủ ý làm văn chương mà văn

chương Cụ không những làm cho người ta cảm động, lại làm cho người đó khoái trá. Có lẽ cái bí thuật

của nghề văn chính là ở đó. Các văn sĩ mới ta cũng nên ngẫm nghĩ điều ấy.
Nói đến đây, tôi không thể dừng không đọc lại những lời bàn của Cụ về văn chương trong tập Lời

khuyên học trò, lời lời thiết thực, ý ý thâm trầm, càng đọc càng có vị, càng ngẫm càng thấy hay, Cụ nói

rằng:
“Khéo mồm mép mà làm hại tâm thuật, không gì bằng văn chương. Vì văn chương hay vì tình mà không

hay vì lý; cho nên những người làm văn hay không biết chép sự thực, và những câu luận chân lý lại

không phải những văn hay, xem thế thì văn chương không phải là đồ thực dụng.
“Tiểu thuyết, ký sự, luận thuyết, diễn thuyết, là những văn chương hữu dụng; còn thơ phú ca dao, có

vần, có điệu, chỉ dùng để ngâm nga, không suy ra thực sự, chẳng những vô ích mà lại có lúc làm cho

mê mẩn mất cả tinh thần, tô điểm sai cả cảnh thực.
“Hãy xem như nước ta, nghề học văn chương càng đua tranh bao nhiêu thì nghề học thực dụng càng

suy lạc đi bấy nhiêu, càng ngày càng tệ, đến nỗi làm cho trong nước nhiều người thông minh tài tuấn đã

hóa ra một bọn ngồi không ăn dưng.
“Ngày nay học trò phải có tư tưởng cho cao, tập luận nghị cho rộng; phải đọc những sách có kinh luân

trong xã hội, phải bàn những chuyện có quan hệ đến nước nhà, để ngày sau có thể đem học vấn suy ra

việc làm. Còn những lối ngâm hoa vịnh nguyệt dù hay cho quỉ khốc thần kinh, cũng không đáng một

đồng tiền kẽm.
“Văn quí có sinh khí… Văn khí bởi đâu mà ra? Cũng là bởi kiến thức tinh thần của người làm văn mà ra.

Người cục súc hay làm những văn tiểu xảo; người nhu nhược hay làm những văn chi ly; người thô sơ

hay làm những văn sống sượng; người danh lợi hay làm những văn thù phụng; người bợm bãi hay làm

những văn hoa tình. Những người ấy mà có làm văn nói về phong tục, đạo đức, lịch sử, chính trị, chẳng

qua mơ mơ màng màng, ba câu lề lối, mấy chữ bẻm mép, sao gọi là văn chương có khí!
“Văn chương với đạo đức thường không có quan hệ với nhau: xưa có một người, kể trong đạo đức là

kẻ tội nhân, mà văn hay truyền tụng còn đến bây giờ. Vì chính trị có luật phép, mà văn chương không có

luật phép; cho nên khen văn chưa hẳn là yêu người, mà luận người cũng không ở văn tự…”
Ấy tư tưởng Cụ về văn chương như thế, mà văn chương Cụ lại như thế. Nếu văn chương chỉ là mấy bài

thơ ngâm hoa vịnh nguyệt, ba câu lề lối, mấy chữ bẻm mép, múa khéo để ngộ hoặc người đời, thời Cụ

quyết không phải là nhà văn. Nhưng nếu văn chương là cái máy động để truyền đạo lý, chấn nhân tâm,

sửa phong tục, cứu nước nhà, thời Cụ chính là một nhà văn có tài ở đời nay vậy.
Nhưng mà văn tài của Cụ tức là ở đạo học của Cụ mà ra. Cụ sống vào một đời rất khó xử, mà đến tuổi

già vẫn giữ gìn được trọn vẹn, không đến nỗi làm nhục cho danh giáo, không những không làm nhục

cho danh giáo, lại làm sáng cho danh giáo, bày cho kẻ bằng bối, kẻ hậu sinh một gương xử thế rất là

chính đại quang minh, một tấm tâm thân rất là thanh cao xứng đáng; ấy sự nghiệp một đời Cụ là ở đó,

không phải đâu. Ôi! Tiên nho ta đã có câu nói rằng: “Trời sinh ra người hiền, cốt là muốn cho dùng ra

đời, nhưng mà lại muốn để giữ cho đời, sự nghiệp ấy còn lớn lao và to tát hơn nhiều”. Nguyễn tiên sinh

bình sinh ít được ra dùng với đời, nên sự nghiệp không được rõ rệt như người ta; bởi thế mà ngày nay

không có võng lọng, không có cờ quạt, không có bằng sắc nhà Vua, không có mền đay Bảo hộ, không

có quan Nhà nước đọc bài viếng, không có lính bồng súng đứng chào mồ; mà một kẻ thư sinh nhỏ mọn

như bỉ nhân đây mới được cái danh dự đau đớn đọc mấy câu tống biệt này. Nhưng Cụ không có sự

nghiệp rõ ràng như người ta, mà Cụ có cái sự nghiệp vô hình còn cao giá hơn biết bao nhiêu! Ngày nay

dẫu người đã vắng rồi, mà tiếng còn để lại, là để lại cái tiếng một người “bố y quân tử” ở giữa cái đời

“kim tiền thiết huyết” nay. Tiếng ấy chẳng cũng vẻ vang lắm dư?
Bữa qua, con rể cụ là anh Tiêu Đẩu, đến báo tin cho tôi biết Cụ sắp mất, nói rằng trước khi lâm chung,

Cụ có dối lại cho người nhà, bảo bấy nhiêu mọi việc; hỏi việc khâm liệm, Cụ dặn rằng chỉ nên mặc cho

Cụ một tấm áo vải trắng. Thuở sống Cụ đã là một người “học trò áo vải”, lúc chết cũng muốn giữ cho

vẹn cái bản sắc sinh bình. Mọi việc đó đủ tỏ cái khí tiết thanh cao của Cụ.
Lúc lâm biệt Cụ cũng không quên đồng nhân trong báo quán. Cụ dặn ông Tiêu Đẩu nói với chúng tôi

rằng Cụ chỉ dối lại cho chúng tôi có bốn chữ, là “bảo tồn quốc túy”. Ôi! Bảo tồn quốc túy, đó chính là cái

chủ nghĩa của anh em chúng tôi; nhưng từ trước đến nay chúng tôi khổ vì chưa biết rõ quốc túy ở đâu

mà bảo tồn. Văn chương mỹ thuật là cái tinh hoa trong một nước: văn chương nước mình, mỹ thuật

nước mình, tưởng không có gì sánh bằng người ta. Phong tục, lễ giáo, cũng là cái tinh túy trong một

nước: phong tục nước mình, lễ giáo nước mình, thật cũng không có gì đặc sắc hơn thiên hạ. Vậy thời

quốc túy ở đâu mà bảo tồn? Nay xét thân thế Cụ, mới biết là quốc túy chính ở đó, không phải đâu. Quốc

túy chính là cái đạo tu thân xử thế của các bậc hiền nhân quân tử của nước nhà, quốc túy chính là cái

cách căng trì cẩn thủ, sửa mình ở đời làm sao cho khỏi thẹn với người trước, làm sao cho thực hành

được cái lý tưởng đạo đức của các bậc cổ thánh hiền trong nước vậy. Một đời Cụ thật đã làm trọn cái

công bảo tồn quốc túy ấy mà Cụ muốn truyền lại cho anh em chúng tôi. Chúng tôi xin cam đoan trước

linh cữu Cụ rằng sẽ hết sức làm cho khỏi phụ lời di chúc ấy.
Nguyễn tiên sinh ôi! Nay tiên sinh mất không những là thiệt riêng cho báo quán chúng tôi một người giúp

bút giỏi, lại thiệt chung cho xã hội một người đạo đức mô phạm đủ làm gương cho con em nước nhà

đương cái buổi giao thời hỗn độn này. Thật đáng tiếc thay!”
Hoàng Yên Lưu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.176 giây.