logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/01/2014 lúc 06:07:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/sites/default/files/imagecache/ra_article_feature/images/2014/01/24/h2.%20NHA%20KHOA%20HOC%20HET%20LONG%20VOI%20QUE%20HUONG.jpg
Đến Úc với hai bàn tay trắng và gặp vô vàn khó khăn, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã cật lực phấn đấu và trở thành nhà khoa học danh tiếng. Ông về nước như một chuyên gia, đồng nghiệp, người bạn, người con thúc đẩy phát triển khoa học quê nhà.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, đứng đầu một nhóm nghiên cứu về về loãng xương và di truyền học ở Viện nghiên cứu y khoa Garvan, tại thành phố Sydney thuộc tiểu bang New South Wales, cơ sở nghiên cứu nổi tiếng thế giới.

‘Gia tài’ khoa học của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn gồm hơn 200 bài báo khoa học trong các tạp chí uy tín thế giới. Việc tìm ra gene loãng xương, xây dựng mô hình tiên lượng gãy xương và gần đây nhất tìm ra gene FTO có liên hệ giữa loãng xương và béo phì của ông có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Công việc đầu tiên của người thanh niên 27 tuổi Nguyễn Văn Tuấn khi anh đến xứ sở của loài chuột túi, kangaroo, vào năm 1982 là phụ bếp trong một bệnh viện ở Sydney. “Mới qua có được việc đã may lắm rồi, nhưng làm vài tháng tôi thấy không thể khá được, nên tôi tìm cách đi học”, Giáo sư Tuấn nhớ lại.

Không được Đại học Sydney thu nhận, anh nộp vào Đại học Macquarie. Sau hai năm học tại đây, anh lấy bằng thạc sĩ, rồi tiếp tục chương trình tiến sĩ tại Đại học Sydney. Xong tiến sĩ anh được một trường đại học bên Mỹ bổ nhiệm phó giáo sư.

Năm 2005, Đại học New South Wales (Úc) bổ nhiệm chức danh phó giáo sư, rồi tiếp tục là giáo sư. Giáo sư Tuấn là người gốc Việt duy nhất được phong giáo sư y tại Úc. Năm 2008, Hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế của Australia (NHMRC) bổ nhiệm chức danh Senior Fellow. Giáo sư Tuấn được mời thỉnh giảng tại Anh, Thụy Sĩ, Mỹ, Thái Lan.

Truyền lửa

Giáo sư Tuấn về nước làm diễn giả khoa học đầu tiên do một công ty dược mời nhân ông dự một hội nghị ở Thái Lan. “Tiếng lành đồn xa”, được đánh giá một diễn giả có duyên, trong hơn chục năm qua Giáo sư Tuấn đã thực hiện hơn 30 lớp tập huấn, trên 100 buổi seminar cho các bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đại học từ Nam ra Bắc về khoa học. Từ loãng xương, đến phương pháp nghiên cứu, hướng nghiên cứu, kỹ năng mềm cho nhà khoa học, cách viết một bài báo khoa học…

Ông cũng đã xuất bản 12 cuốn sách về loãng xương, y học thực chứng, cách làm khoa học tại Việt Nam. Nội dung những chủ đề này thường bị coi là khô khan, tuy nhiên cách viết hấp dẫn của ông đã thu hút nhiều người đọc và nhiều cuốn của ông đã được tái bản. Năm 2013, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục IRED, đã trao giải thưởng Sách Hay cho cuốn “đi vào nghiên cứu khoa học” của ông. Trước đó một năm, Hội Xuất bản cũng đã trao giải về cuốn chất lượng giáo dục.

Cùng với khoa học Giáo sư Tuấn luôn theo dõi sự nghiệp giáo dục trong nước, hướng dẫn nghiên cứu sinh, làm giáo sư thỉnh giảng, nói chuyện với sinh viên, trưởng nhóm nghiên cứu…

Là người quan tâm, gắn bó với khoa học, giáo dục và có cơ hội tiếp xúc với nhiều người làm công việc này tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã dành cho Radio Australia những nhận xét của mình.

Nền khoa học lệ thuộc

Radioaustralia (RA): Thưa giáo sư, ông đánh giá thế nào về việc cách làm khoa học hiện nay ở Việt Nam?

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (GS.NVT): Quả thật tôi thấy cách làm khoa học ở Việt Nam có nhiều cái chưa được. Nhìn chung toàn cảnh cái nào cũng có vấn đề, từ phân cấp, cách tài trợ; chọn đề tài nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; cách đánh giá kết quả… nó là chuyện của cả hệ thống.

Gắn bó với ngành y, tôi thấy nhiều công trình khoa học không có khả năng công bố quốc tế, vì nghiên cứu đơn giản, phương pháp chưa đúng. Nhiều đề tài nghiên cứu lại cái thế giới đã làm, không có tính đột phá hay đóng góp mới. Cách nghiệm thu khoa học hình thức, đơn giản, dễ bị lạm dụng. Tất cả tích lũy theo thời gian làm cho học nước nhà trở nên méo mó.

Có thể nói rằng nền khoa học Việt Nam là khoa học lệ thuộc. Có đến 80% các kết quả nghiên cứu được công bố quốc tế cần đến sự hỗ trợ của nước ngoài. Trong khi ở Thái Lan, Malaysia, Philippines tỉ lệ này chỉ 50%. Hợp tác trong nghiên cứu là điều đương nhiên, nhưng làm sao để không mất chủ quyền khoa học.

Quốc tế đánh giá khoa học của quốc gia một phần dựa trên bài báo khoa học, bằng sáng chế. Việt Nam lại đánh giá kết quả nghiên cứu bằng hội đồng nghiệm thu, sau đó xếp ngăn kéo, rất ít kết quả có ảnh hưởng.

RA: Nói như giáo sư khoa học Việt Nam không có điểm sáng nào?

GS.NVT: Rất may gần đây Việt Nam có Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia (NAFOSTED). Tôi đánh giá cao cách tài trợ khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu của quỹ này. Cần nhân rộng cách làm của quỹ NAFOSTED và sớm chấm dứt cách xét duyệt, tài trợ, nghiệm thu như hiện nay đang được áp dụng ở nhiều địa phương, kể cả cấp bộ.

Giáo dục đi bên lề

RA: Thưa Giáo sư, ông nhận xét như thế nào về nền giáo dục hiện nay của Việt Nam?

GS.NVT: Cái được của giáo dục Việt Nam trong thời gian qua là mở giáo dục đại học ra đại chúng, tạo cơ hội cho nhiều người, nhiều vùng khác nhau. Nhưng mở rộng cánh cửa đại học cũng dẫn đến hệ quả suy giảm về chất lượng đào tạo, cách bố trí môn học còn quá nhiều vấn đề.

Sinh viên Việt Nam tiêu tốn nhiều thời gian cho các môn học chính trị vốn chẳng liên quan đến chuyên ngành. Trong học đường ở các cấp đang thiếu tự do học thuật, phản biện minh bạch, trong khi lại tồn tại kiểu đấu tố bất công. Câu chuyện về luận văn thạc sỹ của chị Nhã Thuyên về thơ của nhóm Mở Miệng minh chứng rất rõ điều này.

Thể chế của Việt Nam khác với các nước phát triển và khó bắt chước các nền giáo dục tiên tiến được. Đại học quốc gia Singapore muốn tìm hiệu trưởng họ quảng cáo khắp thế giới để có người thích hợp. Còn ở Việt Nam bổ nhiệm nhân sự qua việc quy hoạch cán bộ, đảng ủy, thân thế… Các đại học nước ngoài bổ nhiệm giáo sư còn quảng cáo, còn ở Việt Nam chức danh giáo sư do một hội đồng cấp nhà nước tiến phong.

RA: Vậy theo Giáo sư nền giáo dục của Việt Nam có theo kịp với thế giới?

GS.NVT: Các trường, viện mời các nhà khoa học nước ngoài (kể cả tôi) về thuyết trình, thỉnh giảng cũng phải xin phép nhiều nơi, kể cả bên an ninh. Một số trường không dám đề cử giáo sư nước ngoài làm hướng dẫn nghiên cứu sinh. Tư duy và cách làm như vậy rất lạ lùng sẽ khó thu hút được người tài.

Việt Nam đang nói nhiều đến hội nhập quốc tế về giáo dục, nhưng quy chế hành chính và tư duy cũ là một rào cản lớn. Bên cạnh đó nhiều giảng viên kém ngoại ngữ, số lượng giáo sư, tiến sĩ tiến sĩ rất nhiều nhưng công bố khoa học công bố quốc tế quá ít. Giáo dục của Việt Nam chỉ đi bên lề thế giới thôi, chứ chưa thể hội nhập.

Muốn theo kịp các nước tiên tiến Việt Nam cần phải có một tư duy mới về giáo dục và thay đổi thiết chế hiện nay.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.