logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 26/01/2014 lúc 11:56:20(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Hiểu Lầm Về Bệnh Tâm Thần

 

Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng tâm thần có nghĩa là điên dại. Thực ra, theo tài liệu y khoa thì đây là một loại rối loạn chức năng hoạt động của óc với nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau.


Ngoài một số bệnh lý chưa rõ căn nguyên như tâm thần phân liệt, loạn trầm cảm..., thường thì các bệnh tâm thần xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân:


- Tổn thương não và các tổ chức thần kinh trung ương do các chấn thương hay do tai nạn, nhiễm trùng thần kinh, nhiễm các chất độc trong nước thải kỹ nghệ.


- Do chấn động tâm lý, những biến động trong cuộc sống, sự thay đổi các mối quan hệ và các mâu thuẫn trong cuộc sống. Ví dụ: những hãi hùng phải trải qua trong thời gian vượt biển, vượt biên của các thuyền nhân, bộ nhân Việt Nam, thời gian những người lính, sĩ quan của QLVNCH bị Cộng Sản Bắc Việt hành hạ về tinh thần và thể xác trong các trại tù cải tạo, bị lao động quásức... đều có thể gây ra sự căng thẳng về tâm lý và dẫn đến các bệnh tâm thần như suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn hành vi….


Tình trạng chữa bệnh tâm thần hiện tại


Chúng ta rất cần những bác sĩ chuyên khoa về tâm thần (psychiatrists) để chẩn đoán và chữa trị bệnh tâm thần. Tuy nhiên, hiện nay bác sỹ chuyên ngành về tâm thần ngay tại Hoa Kỳ, luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng. Nhất là những bệnh nhân người Việt muốn tìm gặp bác sĩ gốc Việt về tâm thần lại càng khan hiếm.


Bác sĩ Trúc H. Đào, là bác sĩ chuyên khoa về chữa trị bệnh thần kinh, cho biết dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần rất đa dạng, có khi không phải là các biểu hiện về thần kinh mà lại là triệu chứng thể chất như đau đầu, rối loạn giấc ngủ, đau tức ngực, khó thở, đau mỏi người. Trong trường hợp này, bệnh nhân ngoài việc đến bác sĩ chuyên khoa nội, ngoại để khám và loại bỏ nguyên nhân thể chất, bệnh nhân còn phải khám ở chuyên khoa tâm thần, nhất là khi bệnh nhân có các biểu hiện bất thường như rối loạn hành vi, tác phong và xúc cảm, thay đổi khác lạ trong cách ăn nói, rối loạn giấc ngủ.


Bác sĩ Trúc H. Đào khẳng định:


“Có rất nhiều loại thuốc dùng để chữa trị những bệnh tâm thần, chỉ có một phần trăm những bệnh tâm thần thuộc nhóm bẩm sinh phải dùng thuốc suốt đời, không được ngưng. Hoặc có những người uống thuốc nhưng không giảm bệnh được, phải sống trong nhà thương suốt đời. Còn thì có rất nhiều dạng bệnh tâm thần có tỷ lệ khỏi bệnh cao, nếu bệnh nhân gặp được một bác sĩ có trách nhiệm, có lương tâm, luôn theo dõi sát bệnh tình của bệnh nhân để điều trị kịp thời, liên tục điều chỉnh thuốc phù hợp, phối hợp nhiều liệu pháp… thì bệnh nhân có thể quay trở về lại đời sống bình thường như chưa từng bị bệnh.”


Y Đức của bác sĩ


Nhưng có một điều mà bác sĩ Trúc Đào rất âu lo và xem nó như một “vấn nạn” cần báo động mà ông muốn qua bài viết này đề cập đến, chính là y đức của người bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân tâm thần.


Thời gian tiếp xúc với bệnh nhân


Theo bác sĩ Trúc Đào, nếu người bác sĩ biết lắng nghe lời khai của bệnh nhân nhiều chừng nào, thì việc chẩn đoán bệnh sẽ càng chính xác, thế nhưng một thực tế cho thấy, có nhiều bác sĩ rút quá ngắn thời gian tiếp xúc với bệnh nhân, khiến cho mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc ngày càng xa cách.


Bác sĩ Trúc Đào chia sẻ: “Có nhiều bệnh nhân đã đi bác sĩ tâm thần để chữa trị 10 năm mà vẫn không hết bệnh, những người bác sĩ đó chỉ điều chỉnh thuốc đôi chút, không trị dứt bệnh cho bệnh nhân.

Trong khi bệnh nhân đó tìm đến gặp tôi khoảng 3, 4 tháng sau là khỏi bệnh hoặc bệnh càng ngày càng tiến triển khá hơn trước. Chính điều này khiến tôi lo ngại là các bệnh nhân đã gặp những bác sĩ không có lương tâm, đã không nhiệt tình trong chẩn đoán và không nhiệt tình chữa trị, không nhiệt tình theo dõi bệnh trạng bệnh nhân, đó mới là vấn đề mà tôi muốn các cơ quan truyền thông phổ biến đến đồng hương.”


Theo bác sĩ Trúc Đào, căn bản lần đầu tiên khi gặp bệnh nhân, bác sĩ cần phải trò chuyện với bệnh nhân để chẩn đoán bệnh ít nhất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Bác sĩ phải hỏi để biết bệnh nhân đã bệnh bao nhiêu năm? Bệnh đã ảnh hưởng công việc ra sao? Ảnh hưởng đời sống cá nhân như thế nào? Những mong ước của bệnh nhân là gì? Thuyết phục bệnh nhân chịu nhận có bệnh và cho bệnh nhân biết khi dùng thuốc, chữa trị đúng cách, bệnh nhân có rất nhiều triển vọng để sống khỏe mạnh lại bình thường.

Sau đó những lần gặp sau có thể 30 phút, hay 40 phút. Chứ không thể nào chỉ gặp bệnh nhân chớp nhoáng trong 5, 10 phút, rồi đẩy bệnh nhân đi, để tiếp bệnh nhân khác. Nếu bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, cho thuốc đúng ngay, thì may mắn cho bệnh nhân. Còn nếu chẩn đoán sai, mỗi lần gặp ngắn ngủi, họ chỉ hỏi bệnh nhân có ngủ được không? Có khó khăn gì không? Có cần thêm thuốc không? Rồi lại ghi toa thuốc cũ. Đôi khi người mẹ thấy con mình không khá, xin được gặp bác sĩ, thì bác sĩ lại cho biết không có thời giờ để tiếp người mẹ, đó là cử chỉ của những bác sĩ không tốt.


Với những bệnh nhân lớn tuổi bị bệnh thần kinh nhẹ, thì bác sĩ có khi chỉ cần gặp bệnh nhân khoảng 30 phút là xong, còn những người trẻ mà bệnh quá phức tạp, bác sĩ không chỉ phải hỏi kỹ bệnh nhân tất cả những triệu chứng để định bệnh chính xác, mà còn phải hỏi người thân của bệnh nhân, để được cung cấp những điều mà chính người bệnh không biết mà kể ra cho bác sĩ. Bất cứ khi nào cần thiết, bác sĩ cũng phải biết đầy đủ những chi tiết bệnh trạng của bệnh nhân, kể cả những bệnh trạng của thân nhân bệnh nhân, để xem bệnh nhân có bị bệnh di truyền nào không. Nếu vừa chữa bằng thuốc, vừa chữa bằng tâm lý thì càng hiệu quả hơn cho bệnh nhân về tâm thần. Bác sĩ phải giúp bệnh nhân thích nghi với bệnh của mình, đó là tâm lý trị liệu. Đôi khi phải mời luôn thân nhân của bệnh nhân đến gặp bác sĩ, để bác sĩ hướng dẫn cho người thân cách giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị, giúp đỡ người bệnh, để bệnh nhân mau lành bệnh. Vì nếu môi trường trong gia đình không tạo điều kiện giúp người bệnh, đôi khi bệnh sẽ càng nặng hơn. Do đó khi thấy cần thiết, bác sĩ nên gọi cho thân nhân người bệnh, mời đến gặp cùng bệnh nhân trong những kỳ gặp sau.


Nếu bác sĩ gặp bệnh nhân chớp nhoáng, rất dễ chẩn đoán sai bệnh. Ví dụ như bệnh nhân bị “Rối loạn cảm xúc lưỡng cực” là một dạng rối loạn cảm xúc. Trong đó, cảm xúc của người bệnh chia làm nhiều giai đoạn, có giai đoạn trầm buồn, giai đoạn quá hưng phấn và có giai đoạn lại trở về bình thường. Đây là một bệnh kinh niên nhưng nếu điều trị đúng cách thì có thể ngăn ngừa tốt việc tái phát. Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực rất dễ chẩn đoán nhầm nếu người bác sĩ đó không kiên trì theo dõi bệnh nhân, trò chuyện lâu với bệnh nhân và không nắm được toàn bộ diễn tiến của bệnh. “Thông thường, người ta có thể đi khám vì bị trầm cảm nhưng trong giai đoạn hưng phấn, đang yêu đời, thấy cái gì cũng đẹp đẽ… thì bản thân bệnh nhân khó chấp nhận rằng mình đang bệnh”, ông giải thích.


Một số bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm sang trầm cảm, một dạng rối loạn cảm xúc đơn cực có cách điều trị hoàn toàn khác. Bên cạnh đó, có những thể bệnh mà biểu hiện của bệnh nhân không rõ ràng, chỉ hơi vui hay hơi buồn thì cũng dễ bị chẩn đoán nhầm, kéo theo việc cho thuốc sai, không đúng liều. Hoặc có khi chẩn đoán đúng bệnh, mà cho thuốc không hợp với bệnh nhân (vì phải tùy theo cơ thể của mỗi người) thì thuốc lại không mang hiệu quả nào. Đôi khi bác sĩ đó lại dùng 2- 3 thứ thuốc khác nhau, mà có khi những thuốc đó cấm dùng chung với nhau. Rất hại cho bệnh nhân.

Các loại thuốc chữa bệnh tâm thần


Thậm chí có những bác sĩ không có lương tâm đã không dùng thuốc chữa tận gốc căn bệnh cho bệnh nhân, mà chỉ dùng thuốc chữa triệu chứng. Thường những thuốc chữa triệu chứng sẽ gây nghiện. Đôi khi cũng cần dùng thuốc chữa triệu chứng đi kèm với thuốc chữa tận gốc căn bệnh. Vì thuốc chữa tận gốc sau vài tuần mới hiệu nghiệm, thì kèm theo thuốc chữa triệu chứng để bệnh nhân bớt lo âu, bớt suy tư trong khi chờ đợi thuốc chữa tận gốc có kết quả. Sau đó không cần cho bệnh nhân thuốc chữa triệu chứng nữa.


Điều mà bác sĩ Trúc Đào rất bất bình là có những bác sĩ dùng cả hai loại thuốc chữa triệu chứng cho bệnh nhân, biết có hại vì gây nghiện, nhưng vẫn lơ đi, còn bệnh nhân không biết, thì cứ uống, và cứ kéo dài 2, 3 năm trời, bác sĩ vẫn không điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân nghiện dùng thuốc chữa triệu chứng, khi gặp ông, hỏi ông có cho thuốc đó không, ông không cho, họ lại quay về với bác sĩ cũ.


Khi người viết hỏi phải chăng người bác sĩ đó không đủ trình độ y khoa thì bác sĩ Trúc Đào trả lời:


“Bác sĩ nào tại Hoa Kỳ đã có bằng hành nghề, thì trình độ đều như nhau, nhưng cái quan trọng chính là lương tâm và trách nhiệm, sự tận tình của bác sĩ khác nhau mà thôi. Có những người già không hề bị bệnh tâm thần, mà bác sĩ vẫn cứ cho thuốc chữa tâm thần để uống nhiều năm trời, khiến người bệnh tinh thần sa sút, khi gia đình đưa đến gặp tôi, tôi đổi thuốc, người bệnh khỏe lại. Có trường hợp một bác sĩ bị bệnh trầm cảm, đi gặp bác sĩ chuyên khoa chữa 3 năm trời, 1 năm đầu bác sĩ đó vẫn còn làm việc, sau đó phải nghỉ việc hơn 18 tháng, người bác sĩ đó chỉ được bác sĩ chuyên khoa cho có 1 loại thuốc, không đổi, chỉ tăng thêm chút xíu, đến khi đến gặp tôi để chữa, thì lành bệnh.”


Nói thêm về việc điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ Trúc Đào cho biết có người may mắn chỉ cần uống một thứ thuốc là khỏi. Nhưng có người phải dùng nhiều loại hỗ trợ với nhau, thứ dùng sáng, thứ dùng tối… mới khỏi. Bác sĩ cần phải thường xuyên điều chỉnh trong mỗi tháng khi bệnh nhân đến gặp, những lúc như vậy, bác sĩ phải cho bệnh nhân biết, thuốc này bệnh nhân nên dùng thêm một tháng nữa xem sao, nếu không thì điều chỉnh thêm. Thường bên y khoa, nếu dùng 1 loại thuốc với liều cao, sẽ bị phải ứng phụ, vì vậy bác sĩ cần phải dùng 2, 3 thứ thuốc hỗ trợ nhau. Có khi dùng 3 thứ thuốc khác nhau, liều trung bình, liều thấp, để đạt kết quả tối đa mà không bị phản ứng phụ. Khi ghi đơn thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ cần phải kỹ lưỡng giải thích cho bệnh nhân biết rõ nếu có phản ứng phụ khi dùng thuốc, cách đối phó phản ứng phụ ra sao, hoặc bác sĩ phải thêm một loại thuốc kèm theo để chế ngự phản ứng phụ của thuốc… Nếu người bác sĩ đàng hoàng, sẽ luôn dặn bệnh nhân hãy liên lạc với bác sĩ bằng email, điện thoại… dù chưa đến ngày gặp lại trong tháng, để bác sĩ biết được việc dùng thuốc của bệnh nhân ra sao? Sẽ điều chỉnh thuốc ngay cho bệnh nhân, nếu phản ứng phụ xảy ra.


Bệnh nhân nên làm gì?


Bác sĩ Trúc H. Đào có lời khuyên:
“Khi đi gặp bác sĩ, bệnh nhân đừng bao giờ đến tay không, bệnh nhân nên viết sẵn trên giấy những gì trong tháng qua đỡ và chưa đỡ khi dùng thuốc, hỏi thân nhân trong gia đình thấy họ có đỡ gì hơn trong tháng qua không, và những gì vẫn chưa đỡ. Đến khi gặp bác sĩ, đưa ra tờ giấy này để bác sĩ xem chứ đừng đợi bác sĩ hỏi. Vì nếu bác sĩ không hỏi, bệnh nhân sẽ là người thiệt thòi. Những bác sĩ không đàng hoàng, sẽ lợi dụng chuyện bệnh nhân không trình bày kỹ việc được và chưa được trong việc điều trị tháng qua, họ tiếp tục ghi lại toa thuốc cũ, dù bệnh không khá hơn.”


Biết lắng nghe là tính chất không thể thiếu của người thầy thuốc, nó biểu hiện vừa là tình thương, vừa là trách nhiệm đối với người bệnh. Muốn lắng nghe được trước tiên tấm lòng người thầy thuốc phải tập trung bằng cả con tim yêu thương của mình dành cho bệnh nhân. Nếu người thầy thuốc mải suy nghĩ đến chuyện làm cho nhanh (bệnh quá đông), khám cho lẹ (còn nhiều người khác đang chờ) để kiếm thiệt nhiều tiền... thì sẽ bỏ sót những lời nói, những tâm tư của người bệnh. Mà những lời nói, tâm tư đó rất quan trọng để chẩn đoán và cứu chữa người bệnh. Biết lắng nghe ngoài chuyện điều trị được bệnh thực thể cho bệnh nhân (nỗi đau thể xác), mà người thầy thuốc còn chữa được tâm bệnh (nỗi khổ tinh thần) của bệnh nhân nữa. Thầy thuốc sẽ tìm thấy hạnh phúc của mình trong muôn vàn hạnh phúc của bệnh nhân khi họ hết đau và hết khổ. Mong lắm thay sẽ có thêm nhiều bác sĩ tận tâm với bệnh nhân chứ không phải chỉ biết “chạy theo đồng tiền”, để làm giàu, mà quên đi y đức của mình!

Băng Huyền/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.