Aspirin có thể là một thứ thuốc chữa cho những cái đầu nóng nảy, chứ không phải chỉ trị sốt nóng, nhức đầu mà thôi. Một cuộc nghiên cứu mới của viện đại học University of Chicago cho thấy sự giận dữ không kiểm soát nổi là có liên quan đến chứng viêm hệ thống. Có thể điều này có nghĩa là chứng tức giận mãn tính và thói cáu kỉnh đều có thể được điều trị với những loại dược phẩm kháng viêm, như aspirin và ibuprofen .
Những dấu hiệu của chứng viêm hệ thống, gây ra bởi một phản ứng miễn dịch được khuếch đại, đều có liên quan đến một tình trạng gọi là chứng “rối loạn bùng nổ cách quãng,” (intermittent explosive disorder, viết tắt là IED), theo các nhà khoa học cho biết. Nói theo lối không chuyên môn, IED có thể được dịch là có một dây cầu chì rất ngắn.
Các nhà nghiên cứu đã đo những dấu hiệu của chứng viêm trong máu của 70 người được chẩn đoán mắc chứng IED. Cuộc nghiên cứu bao gồm 61 người được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần không liên quan đến sự gây hấn, và 67 người tham gia không mắc các chứng rối loạn tâm thần, những người này đóng vai trò làm nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy có một mối liên kết trực tiếp giữa những cấp độ của hai dấu hiệu của viêm nhiễm và tính bốc hỏa và ưa gây hấn nơi những người bị IED, nhưng không có nơi những người tham gia đóng vai kiểm soát.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ràng mối quan hệ hoạt động như thế nào.
Tiến sỹ Emil Coccaro, một giáo sư tâm thần học tại Đại Học Chicago và là thành viên nhóm nghiên cứu, nói, “Chúng tôi chưa biết tình trạng viêm nhiễm gây ra sự gây hấn, hay là những cảm xúc gây hấn gây ra chứng viêm, nhưng đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng cả hai đều được kết nối về mặt sinh học, và đó là một sự kết hợp gây tổn hại.”
Những mức độ của một dấu hiệu của chứng viêm, tức là protein phản ứng-C (CRP), để cao gấp hai lần ở những người “bùng nổ.” Cả CRP lẫn một dấu hiệu khác, tức các phân tử interleukin-6 (IL -6 ) đánh tín hiệu, đều là nổi bật ở những người có những thành tích tồi tệ nhất của lối ứng xử gây hấn hung hăng.
Tiến sỹ Coccaro nói, “Hai dấu hiệu này luôn tương quan với thói gây hấn và tính bốc hỏa, nhưng không có tương quan với những vấn đề tâm thần khác.”
Mặc dù những phát giác này không nối kết một cách rõ ràng những loại thuốc chống viêm, như aspirin, với chuyện làm giảm bớt tức giận, nhứng vẫn có sự hàm ngụ ý, và các kết quả vẫn còn bỏ ngõ cho việc nghiên cứu mới, tìn hiểu xem việc làm giảm viêm có trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ gây hấn hay không. Những hương pháp điều trị IED hiện nay bao gồm những thứ thuốc làm ổn định tâm trạng, và tâm lý trị liệu, mặc dù những phương pháp này không luôn luôn thành công.
IED được cho thấy là một yếu tố gây nguy cơ đối với những dạng thức khác của bệnh tâm thần, như trầm cảm, lo âu, và lạm dụng rượu hoặc ma túy. Một cách điều trị dễ dàng và giá cả phải chăng, như aspirin, xét về mặt lý thuyết có thể làm giảm mức bị bệnh, trong loạt những chứng bệnh khác nhau.
Theo báo Viễn Đông