logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/01/2014 lúc 05:55:54(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trưa Thứ Năm, 23 Tháng Giêng, tôi đang chuẩn bị đi làm, bỗng điện thoại reo. Ở đầu bên kia là tiếng cô Vĩnh Hoàng, phụ tá tổng giám đốc công ty Người Việt, hỏi:

- Cháu là học trò ông Sở phải không?

- Dạ phải. Có gì không cô?

- Cô vừa được tin ông bị tai biến, bây giờ chờ con trai về là rút ống.

- Thiệt không cô? Cháu mới gặp thầy cách đây khoảng hai tuần, tại buổi tiệc kỷ niệm 35 năm nhật báo Người Việt mà?

- Lát nữa cô sẽ vào nhà thương thăm ông ấy đây.

UserPostedImage
Cố Giáo Sư Nguyễn Văn Sở. (Hình: Hội Bạn Ảnh Việt Nam)
Vì quá bận rộn, tôi không thể vào bệnh viện thăm thầy. Vả lại, tôi chưa đủ thân để đến nơi mà có lẽ chỉ dành riêng cho gia đình.

Ðến chiều, tại chỗ làm, tôi được thầy Phan Huy Ðạt, bây giờ là xếp của tôi, và cũng là người giới thiệu thầy Sở vào dạy ở Orange Coast College (OCC) ở Costa Mesa trước đây, cho biết:

- Thầy Sở ra đi lúc 4 giờ 21 phút rồi Dzũng ơi.

***

Tôi biết thầy Sở từ hồi còn ở Việt Nam, nhưng chưa bao giờ có dịp nói chuyện.

Ngoài việc dạy Anh Ngữ tại trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt và trường Sinh Ngữ Quân Ðội, tôi được biết thầy tốt nghiệp cử nhân Anh Văn tại Ðại Học Sài Gòn và từng du học tại Mỹ, tốt nghiệp cao học Anh Ngữ tại đại học UCLA.

Sau năm 1975, thầy cũng bị đi “học tập cải tạo” một thời gian vì là đại úy QLVNCH.

Tôi nhớ, khoảng giữa thập niên 1980, ở Sài Gòn lúc đó, phong trào học Anh Ngữ bắt đầu rộ lên. Ða số người học là chờ đi bảo lãnh hoặc vượt biên.

Riêng tôi thì không nằm trong hai “diện” này, mà là sau khi đi làm về, chỉ muốn tìm một cái gì đó vừa bồi bổ kiến thức vừa giết thời gian vào buổi tối.

Thế là tôi ghi danh học Anh Ngữ tại Hội Trí Thức Yêu Nước, có văn phòng chính tại 43 Nguyễn Thông, quận 3, và có chi nhánh tại các trường học trong vùng.

Tôi học ở đây vì học phí rẻ nhất, vả lại, đa số người dạy Anh Ngữ ở đây đều là cựu sĩ quan QLVNCH.

Lớp học lúc đó kéo dài 2 tiếng đồng hồ, nghỉ giải lao khoảng 10 phút ở giữa.

Tôi nhớ, thỉnh thoảng, cô giáo hoặc thầy giáo của tôi được nghỉ giờ đầu. Thay vào đó, một người đàn ông cao to, lịch lãm, đeo kính cận, mặt rất nghiêm nghị, đi vào với một cô hoặc anh sinh viên mới tốt nghiệp cử nhân Anh Ngữ vào dạy thử để xin vào dạy học.

Người đàn ông này luôn ngồi ở cuối lớp, quan sát người giáo viên mới ra trường, rồi ghi ghi chép chép gì đó.

Sau này tôi mới biết đó là ông Nguyễn Văn Sở, trưởng ban Anh Ngữ của hội và là tuyển trạch viên các thầy cô mới ra trường.

Tôi còn nghe nhiều người nói, các băng thâu âm hồi đó để cho học sinh nghe luyện giọng là do ông đọc.

Tôi cũng nghe các thầy cô giáo khác kể lại, lúc đó, ông có mở lớp dạy tư ở nhà, và đa số học trò của ông là những người sắp hoặc vừa thi đậu vào Ðại
Học Y Dược.

Lúc đó, tôi thầm mơ ước có một ngày nào đó có nhiều tiền để tìm học thầy, nhưng chưa bao giờ thực hiện được.

Bẵng đi một thời gian, tôi nghe nói ông sang định cư tại Hoa Kỳ, diện HO.

Khi mới sang Mỹ năm 1993, tôi cư ngụ tại Costa Mesa và có ý định vào học OCC sau này.

Sau đó, nghe bà con và bạn bè kể trong trường có “ông thầy Sở dạy ESL (English as a Second Language) hay lắm, nhưng rất khó.”

Tôi thầm nhủ: “Thế thì mình sắp có cơ hội học ông rồi, vì đây là trường công, và mình có quyền ghi danh vào lớp của ông.”

Một nhà giáo tận tâm

Năm 1994 tôi vào học, nhưng không ghi danh được lớp của ông, phải qua mùa thứ nhì mới được.

Qua bạn bè, tôi được biết, học lớp của ông rất “nặng,” vì phải làm bài tập nhiều, và thời gian dành cho lớp của ông gấp đôi lớp người khác.

Thế là khóa học đó tôi chỉ lấy ít lớp để có thể “sống sót” trong lớp của ông.

Quả thật, thầy dạy rất khó, nhưng rất tận tâm. Bất cứ sinh viên nào hỏi cái gì liên quan đến Anh Ngữ, thầy đều giải đáp thỏa đáng, tường tận.

Ngoài bài tập nhiều, thầy còn đặt mua tạp chí Newsweek cho học trò với giá rẻ. Thầy bắt học trò phải đọc ít nhất một bài và tóm tắt lại.

Thầy chấm tất cả lỗi văn phạm và chính tả, không chừa một chỗ nào, dù đó là bài tóm tắt hay bài tập. Như vậy đủ thấy thầy bỏ ra thời gian rất nhiều so
với những giáo sư khác, mà sau này tôi có dịp học.

Những ai không nộp bài tập đúng hạn, vì bất cứ lý do gì, thầy luôn nhắc: “Các em có thể nộp trễ, nhưng phải nộp, nếu không, vào cuối khóa, sẽ không
được hoàn tất (passed) lớp học.”

Và dù nộp trễ, thầy vẫn chấm bài đầy đủ và trả lại cho học trò.

Tôi từng chứng kiến nhiều sinh viên bỏ (drop) lớp, hoặc khóc sướt mướt khi không nộp đủ bài tập.

Không chỉ sinh viên gốc Việt, mà ngay cả sinh thuộc các sắc dân khác, đều kính nể thầy. Các đồng nghiệp thì khỏi nói. Tôi từng nghe các thầy cô khác
khen ngợi thầy không tiếc lời. Thầy cũng từng là “chair” của bộ môn ESL ở OCC.

Có một số sinh viên gốc Việt không thích cái “sự khó khăn kiểu thầy giáo truyền thống Việt Nam” của thầy, nhưng ai cũng phải khen thầy là người dạy
hay và tận tâm.

Tất cả sinh viên gốc Việt nào từng học ESL ở trường này đều biết tiếng thầy.

Lúc đó, hệ thống đại học bốn năm (university) sử dụng thang điểm A+, A, A- , B+, B, B- cho đến F là “Failed” (rớt), nhưng ở đại học cộng đồng
(community college) như OCC chỉ sử dụng thang điểm A, B, C, D, cho tới F, không có cộng trừ.

Thế mà thầy chấm theo thang điểm đại học. Ví dụ, trên học bạ tôi được điểm B lớp của thầy, nhưng khi thầy niêm yết điểm, điểm của tôi chỉ là B-. Như vậy có nghĩa là, dưới đánh giá của thầy, tôi chưa phải là học sinh khá, mà cần phải trau dồi nhiều hơn nữa. Ðiều này cho thấy, thầy đánh giá điểm của
sinh viên cẩn thận như thế nào.

Tuy “bị” B- , nhưng tôi rất vui, vì học được rất nhiều kiến thức về Anh Ngữ của thầy, mà khi còn ở Việt Nam, tôi không có điều kiện học.

Khóa học đó, cả lớp chỉ có một người được điểm A.

Thầy cũng là người Việt Nam duy nhất dạy ESL ở OCC trong nhiều năm. Và thầy từng tuyên bố, những ai học xong lớp của thầy, chắc chắn sẽ qua được lớp English 100, lớp bắt buộc mọi sinh viên phải học nếu muốn lên đại học bốn năm. Ðiều này đúng, ít nhất là với cá nhân tôi và một số bạn học mà tôi biết.

Ở OCC, tôi học ngành khoa học chính trị, một ngành đòi hỏi phải viết tiếng Anh rất nhiều. Vì thế, tôi biết, những gì thầy dạy cho tôi rất quan trọng sau này, khi chuyển lên đại học bốn năm.

Cuối năm 1998, trong khi chờ đợi chuyển lên đại học bốn năm, vì lúc đó đã lấy đủ lớp rồi, tôi quyết định ghi danh học thêm thầy một lớp nữa.

Khi thấy tôi bước vào, thầy ngạc nhiên hỏi:

- Ủa, thầy tưởng em xong hết rồi, vô đây làm chi nữa?

- Em muốn được học thầy thêm nữa vì nếu không, em không thể “sống sót” trong cái ngành mà đòi hỏi viết tiếng Anh rất nhiều.

Tôi còn nói đùa thêm với thầy:

- Hồi ở Việt Nam, em đâu có tiền để học thầy. Bây giờ có cơ hội, dù khó đến mấy, em cũng phải tận dụng tối đa.

Sau này, tôi còn đề nghị vợ tôi vào học lớp của thầy nữa, dù cô ấy mới bước vào OCC.

Một con người sống mực thước

Không phải tới khi sang Mỹ, mà ngay khi còn ở Việt Nam, lúc nào tôi cũng thấy thầy Sở là một người sống mực thước.

Thầy không vướng vào những thứ mà đàn ông Việt Nam hay có như rượu chè, cờ bạc, hút thuốc, hoặc bất cứ thứ gì có hại.

Ði dạy ở OCC lúc nào thầy cũng mặc com-lê tươm tất, sách cặp táp, giờ tiếp sinh viên lúc nào cũng đúng, ngoại trừ khi có chuyện gì, thầy đều báo nhà trường để thông báo.

Vào giờ ăn trưa, nhiều sinh viên OCC hay thấy một người đàn ông ăn mặc lịch lãm, lững thững đi từ tòa nhà Lit&Lang đến cafeteria của trường để ăn
trưa.

Sau khi lấy thức ăn, thầy ngồi xuống, gắn một miếng napkin lên cổ áo để che phần ngực, rồi bắt đầu ăn. Sinh viên gốc Việt, nhất là các học trò của thầy, không ai dám đi ngang qua!

Nhìn thầy nghiêm như vậy, nhưng ít ai biết, thầy nói chuyện cũng rất thoải mái, nhất là sau khi mình không còn “đang” là học trò của thầy nữa. Ðiều này cũng dễ hiểu, vì đây là tâm lý của học trò Việt Nam.

Vài năm trước khi nghỉ hưu, thầy phải vào bệnh viện vài lần, nghe đâu bị bệnh tim, phải mổ.

Sau khi bình phục, thầy lại tiếp tục đi dạy, và sau này chỉ dạy bán thời gian.

Rồi thầy còn học võ để rèn luyện thân thể nữa, dù đã xấp xỉ 70 tuổi.

Sau khi về hưu hồi năm 2012, thầy chuyển qua chụp hình nghệ thuật, và tham gia Hội Bạn Ảnh Việt Nam, có tác phẩm triển lãm ở phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt.

Sự kiện thầy Sở ra đi đột ngột làm tôi vô cùng ngạc nhiên, nhưng làm tôi nghĩ tới công lao của thầy nhiều hơn nữa.

Có thể nói, nhiều sinh viên gốc Việt từng học ESL ở OCC ngày nay thành công một phần lớn nhờ công lao của thầy.

Ðỗ Dzũng/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.