logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/08/2012 lúc 08:43:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.

Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.
UserPostedImage
Nhậu sau giờ làm đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người tại Việt Nam
Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.

Tác động xã hộiChi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.

Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.

Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.

Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là "cực hình" nhưng "vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!".

Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.
UserPostedImage
Tỉ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở nam giới và dân công sở
Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.

Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì "ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!"

Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Thị trường mở rộng
Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì "số người ra quán để 'giải quyết công việc' chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả".

Tờ báo này cũng viết "Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà".

Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không giờ đi nhậu sau giờ làm.
Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.

Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.

Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.

Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.

Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô "trăm phần trăm" và "zô zô" ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.

Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để "kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn" hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.

'Thăng tiến trên bàn nhậu'?
Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa - tức vẫn trong giờ làm việc.

Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Hiệu vẫn còn những ý kiến khác nhau về "văn hóa nhậu" tại Việt Nam.

Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi "nam vô tửu như kỳ vô phong" - đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.

Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về "văn hóa nhậu".

Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu "miếng trầu làm đầu câu chuyện" đã dẫn tới "chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng ...cũng trên bàn nhậu" như hiện nay?

Và để thay đổi được "văn hóa nhậu" này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.
Source: BBC
xuong  
#2 Đã gửi : 15/08/2012 lúc 02:08:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Đốt tiền' trong quán nhậu để lấy mác đàn ông
"Không biết uống rượu thì về nhà mặc váy đi...", Trường, nhân viên một công ty bất động sản ở TP HCM nói khích khi người bạn trong nhóm từ chối uống rượu khiến anh bạn tức đỏ mặt tía tai.
Đàn ông Việt 'lười, ham nhậu' trong mắt người nước ngoài
23h đêm nhưng đông đảo khách nhậu vẫn "ngồi đồng" ở một quán ốc trên đường Thành Thái (quận 10, TP HCM). Ở một góc quán, tiếng la hò í ới cụng ly của hơn chục thanh niên vẫn không ngớt.

Nói về lý do đến đây, Tùng, một thành viên trong nhóm cho biết hôm nay là sinh nhật trưởng phòng nên anh em trong phòng rủ sếp đi ăn mừng. "Mỗi người góp vào gần một triệu đồng, cũng tốn kém lắm nhưng phải chịu thôi. Có đi nhậu mới gắn kết tình cảm anh em được. Đàn ông trên bàn nhậu dễ nói chuyện và thân nhau hơn", anh giải thích.

Cho đến khi cả đám đã ngà ngà say, một người trong nhóm xin phép "qua tua" vì không thể uống nữa, một thanh niên tên Trường giễu cợt "Nam vô tửu như kỳ vô phong, không biết uống rượu thì về nhà mặc váy. Ở Việt Nam phải biết uống rượu mới là chuẩn đàn ông...". Vừa nghe thế cả nhóm phá lên cười khiến thanh niên kia đỏ mặt tía tai và tức tối bỏ ra ngoài.

UserPostedImage
Trời đã khuya các ông vẫn "ngồi đồng" ở một quán nhậu trên đường Thành Thái, TP HCM. Ảnh: Thi Trân.
Trên con đường Thành Thái được mệnh danh là "phố hải sản" ở quận 10 này có gần 20 quán nhậu lớn nhỏ ngày nào cũng hoạt động tấp nập, đông nhất là từ 20h đến nửa đêm. Khách hàng đa phần là đàn ông đủ mọi lứa tuổi, từ thanh niên choai choai đến các ông 50 tuổi, khách nữ chỉ lác đác vài người đi cùng chồng hoặc bạn trai.

Trời đã khuya, một "phái đoàn" gần chục chiếc xe hơi ùn ùn tắp vào một quán ốc. Bước xuống xe là các quý ông ăn mặc chỉn chu, đi cùng còn có mấy cô chân dài. Vừa thấy xe, bà chủ quán vồn vã giục các nhân viên nhanh chóng dọn chỗ cho "khách VIP".

Một người đàn ông trạc 35 tuổi trong "phái đoàn" cho biết, mỗi lần bắt mối làm ăn hoặc ký hợp đồng kinh doanh xong đều phải dẫn đối tác đi nhậu để tạo mối giao hảo về sau. "Nói gì thì nói 90% thành công có được là từ bàn nhậu cả. Thậm chí có đối tác đi tăng một xong còn đòi tăng hai tăng ba, mình vẫn phải chiều. Mỗi đêm thế này tốn cả chục chai (chục triệu đồng) nhưng mà ai cũng thế, sống trong môi trường này mình không thể ngoại lệ được".

Ra quán để trao đổi làm ăn đã đành, nhưng thật ra đa phần lý do nhậu của đàn ông chẳng liên quan gì đến công việc.

UserPostedImage
Khảo sát nhanh của VnExpress.net trên hơn 5.500 người cho thấy, số người ra quán để "giải quyết công việc" chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả. Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà.

Với đa số đàn ông, nhậu nhẹt, quán xá chỉ là cái cớ để họ có thể ngồi tụ tập, vui vẻ hay "chém gió". Chính vì thế, họ xuất hiện ở quán trong mọi dịp, từ đám cưới, đám giỗ, đám ma, đám thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật, thăng chức, mất chức, hoặc thậm chí chỉ cần đẹp trời (hoặc trời mưa) cũng là cái cớ tốt để rủ nhau đi nhậu.

UserPostedImage
Một khảo sát khác của VnExpress.net trên hơn 6.300 người cho thấy hơn 50% quý ông hay đi nhậu sau khi tan sở, trong đó có 13% quý ông ngày nào cũng "trồng cây si" ở quán.

Người nhiều tiền nhậu thường xuyên không ảnh hưởng đến thu nhập, nhưng với người hạng trung bình và thấp, những khoản tiền đổ vào quán chiếm một phần không nhỏ, thậm chí còn bằng hoặc hơn số tiền đóng góp nuôi con. Nhưng chẳng mấy khi họ nhận thức được sự hoang phí này.

Anh Đức, kỹ sư tin học với mức lương khoảng chục triệu, làm việc trong Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Linh Đàm (Hà Nội) không ngại xưng mình là một tín đồ "thà chết chẳng bỏ nhậu". Với anh tuần đôi, ba lần nhậu là ít. Ngoài nhậu, hễ rảnh lúc nào là anh lại tụ tập cafe, trà đá với đồng nghiệp.

Anh nói: "Với chúng tôi, ngày trẻ nhậu vì buồn, khi có vợ thì nhậu cho đời đỡ chán ngắt, lúc có sự nghiệp càng phải nhậu để thăng tiến... Tóm lại, là đàn ông thì không thể thiếu nhậu".

"Ít tiền có nhậu của ít tiền, nhiều tiền có cách nhậu của người nhiều của. Tôi thì một tháng đôi ba lần tới nhà hàng, mỗi lần mất khoảng vài trăm, còn lại uống bia cỏ cũng làm nên cuộc vui. Cả tháng tốn khoảng đôi triệu tiền nhậu nhẹt", anh chia sẻ thêm.

UserPostedImage
Quán ốc nổi tiếng ở quận 10 tối nào cũng tấp nập khách đến ăn nhậu. Ảnh: Thi Trân.
Tự nhận mình là người thích nhậu, bởi "trong không khí quán xá, có bạn hợp 'cạ' thì mệt mỏi sẽ được giải tỏa phần nào. Quan trọng là được tụ họp, chém gió trời ơi đất hỡi, nói được bức bách trong lòng", anh Đức cho biết thêm.

Tuy vậy, sau mỗi cuộc nhậu, nhất là khi nhậu với đám bạn thân anh thường say xỉn: "Nhậu xong là tôi cứ thấy mình ngu ngu, làm việc không hiệu quả. Nghĩ lại cảnh vợ dìu cái xác không xương vào phòng rồi tìm cách giã rượu, lau người. Sáng dậy còn phải tất bật lo ăn sáng, đưa con đi học mà thấy tội. Những lúc ấy, tôi cũng thật chẳng hiểu thằng đàn ông trong mình là gì", anh Đức tâm sự.

Còn với Đạt, 29 tuổi, một công chức nhà nước với mức lương hơn 5 triệu đồng nhưng đều đặn tháng nào cũng rải 2-3 triệu đồng cho quán xá, nên có tháng không để dư được đồng nào. Tháng nào khá thì đưa được cho vợ 2 triệu đồng nuôi con.

"Thực tình đã có lần mình từ chối bạn nhậu nhưng vừa đưa ra lý do thì lập tức bị bạn nhậu 'chém' ngay: 'Từ ngày có vợ mày vứt bạn vào xó. Không có ông thì cả hội mất vui', hoặc tệ hơn còn là 'Tao có chuyện buồn, muốn tâm sự, để tao gọi cho vợ mày xin phép'".

"Những lý do bạn nhậu đưa ra thuyết phục như nhà hùng biện, như đại biểu quốc hội phát biểu ấy. Cho nên có thể từ chối dẫn vợ đi chơi chứ sao mà khước từ bạn nhậu cho được. Với lại tôi cũng hay phải đi nhậu với sếp, để được sếp quý", anh Đạt thú nhận.

"Các bà vợ cứ nói chúng tôi ngụy biện chứ đúng là ở Việt Nam, chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan, tiến chức, tăng lương...cũng trên bàn nhậu tất. Sung sướng gì chuyện gì nhậu nhẹt, nhét toàn thứ độc vào người... Đã thế nhập cuộc rồi chỉ uống, càng uống càng mệt người nhưng vẫn nhắm mắt mà nuốt thứ nước đắng cay vào bụng, may ra được sếp cho tí quyền lợi", người đàn ông này thở dài chua chát.

Anh cũng cho biết đám bạn của anh người nào cũng thế cả, thậm chí còn "trên cơ" trong khoản nhậu nhẹt này. "Cho nên nếu hỏi về nhậu, đàn ông có thể kể ra cả trăm lý do cho cái thói quen đã định hình thành 'văn hóa' ấy. Nếu hỏi sau cuộc nhậu có thấy tội lỗi với vợ con gần như ai cũng cúi mặt nhưng nói đến bỏ nhậu thì đừng mơ", anh Đạt khẳng định.
Source: VNexpress
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.