Theo các chuyên gia sức khỏe, dành quá nhiều thời gian dùng các loại điện thoại và máy tính bảng cảm ứng có thể gây ảnh hướng tới phát triển của trẻ.
Việc điện thoại cảm ứng, máy tính bảng cảm ứng, và máy tính xách tay đã giúp cuộc sống của nhiều người dân Úc dễ dàng hơn nhiều là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe đang muốn giới hạn tuổi sử dụng cho các thiết bị này. Theo họ, trẻ em từ 2 tuổi trở lên mới nên tiếp xúc với các dụng cụ này.
Nhạc sĩ Jazz Sinj Clarke cho biết việc nghiện dùng các dụng cụ cảm ứng đã phá hỏng niềm đam mê âm nhạc của anh.
“Ở thời điểm tệ nhất của “cơn nghiện”, tôi không nhận ra các dụng cụ này đã điều khiển cuộc sống của tôi ra sao,” Clarke chia sẻ với 7.30..
“Thay vì ngồi xuống và luyện đàn từ 1 đến 2 giờ liên tục, tôi luôn phải dừng vài phút để xem điện thoại. Không chỉ riêng với âm nhạc, mà cả tới việc đọc sách. Nghiện dùng màn hình cảm ứng là một vấn đề nghiêm trọng.
“Nhưng mọi người không để ý tới điều này vì văn hóa của chúng ta đã chấp nhận chuyện dùng điện thoại mọi lúc. Không còn gì lạ nữa.”
Clarke cũng kể rằng thỉnh thoảng anh còn ngồi dậy giữa đêm để xem điện thoại
“Khi đi ăn tối, tôi xem điện thoại. Đi chơi với gia đình, tôi cũng lại xem điện thoại. Đi chơi với bạn bè, tôi cũng lấy điện thoại ra xem,” Clarke kể. “Thật lố bịch. Tôi không thể đi đâu mà không có điện thoại.”
Clarke cho biết khi anh giới hạn thời gian dùng mạng xã hội anh cảm thấy kết nối với gia đình và bạn bè hơn.
Dùng màn hình cảm ứng và các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Instagram quá nhiều cũng có thể gây thay đổi trong não.
Nhà tâm lí Jocelyn Brewer hiện đang làm tư vấn viên cho trẻ nhỏ và đã giúp nhiều trẻ em trầm cảm thoát khỏi cảnh “nghiện” màn hình cảm ứng.
Brewer cho biết dùng màn hình cảm ứng sẽ tiết ra những chất hóa học “ngây ngất” trong não và khiến người sử dụng lo lắng và mất tập trung.
“Nghiện các thiết bị cảm ứng cũng giống các loại nghiện khác ở chỗ dopamine sẽ lập ra một đường thưởng riêng. Nếu bạn làm gì đó khiến bạn vui, bạn sẽ muốn lặp lại hành động đó để tiếp tục tận hưởng cảm giác hưng phấn,” Brewer chia sẻ với 7.30
“Tôi nghĩ vấn đề không phải chỉ riêng các thiết bị, mà là cách chúng ta sử dụng thiết bị.
“Giống như ai đó với chứng nghiện cờ bạc. Vấn đề không phải là trường đua, mà là việc bạn làm gì ở trường đua.
“Trong các thiết bị cảm ứng còn có app dễ gây nghiện và khiến bạn dùng suốt ngày và rất khó dứt ra.”
Hiện nay đã có nhiều các chỉ dẫn hạn chế số lượng thời gian dùng thiết bị cảm ứng của một đứa trẻ 2 tuổi.
Chuyên gia giáo dục Kate Highfield thì lại nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng giữa chơi trên màn hình điện tử và chơi thật
“Vấn đề không phải là việc đứa trẻ 2 tuổi nghiện màn hình,” Highfield phát biểu.
“Tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể nói là bọn trẻ đang dành hơi quá nhiều thời gian với các thiết bị cảm ứng, và chúng ta cần phải có tạo lập lại cân bằng.”
Highfield cũng công nhận sự hữu ích của máy tính bảng, máy tính thường và các thiết bị di động trong giáo dục. Tuy nhiên, bà cũng nhận xét rằng nhiều trẻ đang dựa dẫm quá nhiều vào các thiết bị truyền thông điện tử.
“Điều này đã gây ra nhiều vấn đề về mắt, về các kĩ năng vận động, cách dùng bút chì và cả về hình dáng của trẻ do trẻ thường cúi xuống nhìn màn hình cảm ứng,” Highfield nhận xét.
“Vấn đề lớn ở đây là ở chỗ dùng thiết bị cảm ứng đã lấy đi cả thời gian chơi, và việc đó sẽ hạn chế một số kĩ năng quan trọng.
“Khi tôi chơi trò chơi và đọc sách trên thiết bị cảm ứng, điều đó có nghĩa tôi không có thời gian xây nhà, vẽ vời hay chạy ra ngoài sân chơi”.
Highfield cho biết cách tốt nhất để dạy trẻ là phối hợp cân bằng giữa công nghệ và truyền thống
“Những dụng cụ cảm ứng này có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho ba mẹ và trẻ nhỏ.
“Cho ba mẹ, những dụng cụ này giúp họ có nhiều thời gian rảnh hơn, trong khi đó trẻ em cũng có thể học tốt hơn nhờ các thiết bị này.” Highfield kết luận
Theo ABC