logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/02/2014 lúc 06:25:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bà Jacky O’Shaughnessy, 62 tuổi. quảng cáo thời trang cho American Apparel
Tôi kính cẩn xin được sử dụng “đề tài” này để “khai bút” đầu xuân với hy vọng kiếm chác được nhiều vận tốt “đỏ như hoa vông, đông như miếng tiết” trong 11 tháng còn lại của năm Giáp Ngọ này.


Hẳn ai cũng biết nghĩa của từ “khai” Hán-Việt là “mở,” bởi mọi người thường nói tới, chẳng hạn “khai mạc” là mở màn, “khai trương” là mở cửa hàng buôn bán... Tôi vẫn có thói quen khi viết, gặp phải trường hợp nào đồng âm giữa từ Hán Việt và từ Nôm thì lập tức mạn phép “báo động” ngay hầu tránh sự ngộ nhận đáng tiếc - chẳng hạn từ “khai” này, vì “khai” Nôm lại có nghĩa là mùi hôi, khắm như mùi nước tiểu (đái) vậy, ta chẳng nên “đụng” vào vốn không tốt cho sức khỏe lại chẳng mang lại cơm cháo gì cho năm mới.

Khai bút

“Khai bút” hay “minh niên khai bút” là cầm bút lần đầu tiên trong năm mới. Theo tín ngưỡng dân gian - nhưng không có ý chỉ duy nhất giới bình dân, giới ít hay vô học - theo đó, đa số người Việt nói riêng, người Đông phương nói chung, vẫn tin rằng những việc làm đầu tiên, kể cả lời ăn tiếng nói, trong giai đoạn đầu của một năm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của “khổ chủ” trong suốt năm. Bởi thế mới có các cổ tục kiêng cữ. Cách riêng về khía cạnh “khai,” nhiều ngành nghề, nhiều giới hay đoàn thể... cũng vẫn có tục lệ chọn ngày tốt, giờ linh vừa để cúng Tổ (thánh Tiên Sư) vừa để mở đầu công ăn việc làm của mình mà mục đích chỉ vì muốn được hên, được may mắn trong cả năm. Chẳng hạn, quan văn thì khai ấn, khai triện; quan võ thì khai kiếm, khai gươm - nhà nông thì khai hạ, khai cày - cộng đồng khóc thuê, chửi mướn thì khai mỏ...


Trong bài này, tôi không dám đề cập đến các giới chuyên môn ấy; nguyên nhân vì “tài hèn sức mọn,” tôi không thông suốt. Ở đây tôi chỉ xin lai rai câu chuyện liên quan đến bản thân mình. Ấy là bởi định mệnh đã cột cái nghiệp “viết lách” vào con người tôi vốn cũng chẳng ra thống chế gì đồng thời bản thân còn bị vợ “lên lớp” dường như sáng, trưa, chiều, tối (trừ khi đêm, bà ấy đã ngủ ngon tuy thỉnh thoảng vẫn “tiếp tục chương trình”... chửi cả trong giấc mơ): “Khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương; dở dở ương ương chỉ tổ người ta ghét.” Lại có... “chữ lạ”: “Dái” trong câu vừa nêu có nghĩa là kiêng nể, kinh sợ.


Vâng, riêng giới viết lách thì có tục khai bút. Do cái số “đen như mõm chó” của tôi hay bị hàm oan vô cùng nên “có điều chi sơ sót” là tôi phải đính chính ngay, phải “thanh minh thanh nga” liền nên tôi xin minh xác ở đây rằng “bút” là đồ dùng để viết chữ; thời xưa các cụ gọi là “bút lông;” tiếng miền Nam gọi là “cây viết.” Ca dao Việt Nam có câu nhằm “bật mí” giấc mơ của các cô gái thuở xưa: “Chẳng tham ruộng cả ao liền; chỉ tham cái bút cái nghiên anh đồ.” Mặc dù có “bút,” có “đồ” tùm lum trong câu, nhưng chẳng ai nghĩ đến nghĩa bóng của các từ này. Thì tôi thề, cũng vậy!


Thuở xưa, khi “khai bút” cổ nhân rất nghiêm trang, diện áo dài khăn đống sau khi đã tắm rửa sạch sẽ châu thân, chỉ tiếc chưa có nước hoa để xịt vào nách nhưng thay vào đó đã có bình trầm phả ra hương thơm. Các cụ mài mực trong cái “nghiên” rồi dùng bút lông để “khai” bằng cách viết một bài thơ vừa sáng tác mới toanh hoặc chỉ viết vài đại tự. Thành thật mà nhận xét, người xưa là chúa kỳ thị giai cấp. Chẳng thế mà người hay chữ (giỏi) không thèm gọi “bút lông,” cho là... tầm thường, hạ cấp quá, vật chất quá - mặc dù thực tế đó chính là một cái lông ngỗng được dùng làm bút hoặc một mớ lông súc vật được cắm ở đầu một cái ống trúc/tre để làm bút viết - các vị ấy “sáng tạo” một tên mới khác nghe rất kêu, rất bay bướm: Bút hoa. Trong truyện Kiều có câu thơ tiêu biểu: “Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.”
Bài thơ hoặc câu đối hay chỉ một vài đại tự được các cụ tuyển chọn để “minh niên khai bút” bao giờ cũng ngầm tả trọn một nguồn lý tưởng, gói ghém cả một bầu tâm sự, một khối ước nguyện của tác giả hoặc đơn giản thì cũng phải có ý nghĩa cao đẹp. Các cụ sợ, nhầm “một ly, đi một dặm,” nghĩa là xúi quẩy cả năm.


Dĩ nhiên ngày nay, trừ các Ông Đồ Già thứ thiệt hay “đồ trái mùa,” người ta không còn sử dụng bút lông chấm mực trong nghiên mà viết nữa, nhưng đã từ lâu, từ nam phụ đến lão ấu đều dùng nhiều thứ máy móc tân kỳ, chẳng hạn máy vi tính (computer) để viết. Thế nhưng vì thiên hạ vẫn chưa hoặc bất khả “sáng tạo” được một từ ngữ nào mới để diễn tả việc viết lách đầu tiên vào đầu xuân; không lý gọi là “khai máy” hả? Trong ngôn ngữ quân đội Việt Nam Cộng Hòa có từ “rửa lon” để nói về việc khao bạn bè khi một người vừa được lên cấp, đeo lon mới; cũng không lý “tái chế” chữ này thành một từ mới, đại khái như...”rửa máy” chăng? Thú thật, tất cả nghe “chẳng giống con giáp” nào mà còn như thể muốn.... chửi thiên hạ. Thành ra cuối cùng, chữ “khai bút” vẫn ngự trị trên ngôi vàng và được toàn dân Việt tận tình trọng dụng.


Riêng hẻ hèn này, vốn bố mẹ xuất thân từ giai cấp “dân ngu khu đen,” nên tôi “con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” hay nói “toạc móng heo” là “khu” của tôi thì “đen” một màu tự nhiên (trong khi bố mẹ “đen” bởi cày sâu cuộc bẫm hoặc vì ngồi lê la theo gánh hàng rong) mà trí tôi càng “ngu” nặng nên năm nay, Con Ngựa, tôi khai bút bằng một danh ngôn của ngoại quốc với lời hay ý đẹp: “SEXY không có mốc hết hạn.”


Ai bảo già là hết... SEXY?


Công ty y phục American Apparel khổng lồ ở Hoa Kỳ ngày 3-2-2014 đã viết một câu rất chí lý: “SEXY has not expiration date” rồi chứng minh bằng một “siêu mẫu” bằng xương bằng thịt - nàng Jacky O’Shaughnessy, vừa tròn 62 xuân xanh - đang ưỡn ẹo trong bộ áo lót “siêu” mát mẻ khiến người xem, nếu là nam thì vừa rít lên như ngựa lên cơn động cỡn vừa nổi da gà không phải vì rét hay vì sợ mà vì... chịu hết nổi; còn là nữ thì bảo đảm không phục lăn thì cũng phải bĩu môi vì tự xét là các “đồ nghề” của mình nếu đem đọ, e bị đối phương “qua mặt mà không thèm bóp kèn.”


Theo tạp chí Independent, Jacky gia nhập ngành quảng cáo y phục từ năm 2011, trước đó nàng chẳng biết tí gì về “mô đồ,” chưa từng bước đi kiểu chân nọ chéo chân kia, không quan tâm các vòng cho dù trời đã phú cho nàng những núi của về “điện nước.” Nàng được một nhân viên của công ty ở New York tình cờ khám phá ra cách nay gần hai năm.


Đấy, ai bảo 62 là đã về chiều? Ca dao Việt Nam từng nhận định: “Trai ba mươi tuổi còn xuân; gái ba mươi tuổi đã toan về già.” Chết chửa, mới “ba bó” mà đã bị đe dọa xóa tên khỏi... cuộc chơi để rồi bị đưa về “hậu cứ”... chăn gà. Trong khi trên “sáu mí,” nàng Jacky mới khởi sự bước lên đài vừa vinh quang lẫn danh vọng.


Jacky O’Shaughnessy không ngừng được ca tụng “hết ý” trên các trang mạng xã hội ngay sau khi hình ảnh của nàng - “nghèo nàn” trong chiếc quần lót thiếu vải màu và vòng 1 đeo cái nịt ngực chật chội - do Facebook and Instagram của công ty American Apparel đưa ra trình làng. Những ngày sau, các hình ảnh này “lướt” còn mạnh và nhanh hơn sóng biển trên “internet” và lập tức thu hút bạo sực chú ý. American Apparel tung lên Facebook chính thức của riêng họ, ngày 30 tháng Giêng vừa qua, thì chỉ nội trong một ngày - đúng Mồng Một Tết Canh Ngọ - công ty này đã nhận được ảnh của trên 2,000 “likes” (giống y boong) và trên 200 lời bình luận; trong đó đại đa số phụ nữ đã ca tụng Jacky O’Shaughnessy thấu tận mây xanh, điển hình như: “Tuyệt vời,” nào “đẹp hết ý,” nào “còn hơn người trong mộng,” đặc biệt: “Tuyệt đẹp! Tuổi tác chẳng có gì để đáng nói. Chúng tôi hy vọng, chúng tôi muốn được thấy nhiều siêu mẫu như Jacky” nữa của công ty...


Đúng vậy, công ty y phục này ngày một nổi tiếng như sóng cồn khi khơi dậy được sự chú ý lớn lao trong các chiến dịch quảng cáo; theo đó trong tuần lễ qua họ đã tiến thêm một bước thành công vĩ đại nữa bằng việc sử dụng đúng điệu tóc, lông thứ thiệt vào các hình nhân đặt trong tủ kính ở một cửa hàng ở New York.


Một đại diện của American Apparel giải thích với tạp chí Elle rằng công ty muốn thăng hoa vẻ đẹp tự nhiên, và họ đã nhận được những phản ứng rất thuận lợi. Lời trình bày của nhân viên này: “American Apparel là một công ty chủ trương thăng hoa vẻ đẹp tự nhiên, và hàng hóa của Valentines Day cũng sẽ tiếp tục chiến dịch này. Chúng tôi đã trưng bày kiểu mẫu để chính các bộ hành, các khách hàng sẽ khám phá tư tưởng về những gì là sexy, cũng như đánh giá thân hình nữ giới tự nhiên... Cho tới nay, chúng tôi chỉ nhận được những lời bình phẩm tốt đẹp.”


Vậy thì cá nhân tôi chọn “sự cố” trên để “khai bút” đầu xuân hẳn có lý lắm chứ, chẳng những cũng để ca ngợi “vẻ đẹp tự nhiên” không cạo, xén của phụ nữ mà còn nhằm đánh đổ các đầu óc thủ cựu vốn chê bôi giới cao niên, không cho tuổi già được quyền sexy nữa. Hóa ra Đông, Tây cũng có lúc gặp nhau. Nếu công ty Hoa Kỳ American Apparel quan niệm “ai bảo già là hết... sexy?” thì cổ nhân Việt Nam cũng đã từ khuya đề cao “càng già, càng dẻo, càng dai - càng gẫy chân chõng, càng sai chân giường.” Hãy thử tưởng tượng thi sĩ Nguyễn Công Trứ bây giờ mà gặp nàng Jacky O’Shaughnessy nhỉ; chắc chắn sau cú bắt tay lịch lãm, nhà thơ Việt Nam sẽ tự giới thiệu bằng câu thơ vốn nghe... quen quen: “Tuổi ta nàng biết hay chưa? 300 năm trước mới vừa... sáu nhăm!”
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.