logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/02/2014 lúc 06:56:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Năm nay thời tiết đặc biệt. Trong khi các xứ ôn đới, hàn đới lạnh chưa từng thấy, băng tuyết đóng như vào kỷ băng hà, thì nhiệt độ ở Saigon cũng xuống thấp suốt cả tháng nay. Buổi sáng có khi 18,19 độ và ban đêm có khi xuống 15 độ. Chưa khi nào lạnh lâu như thế, một mùa đông Saigon kéo dài. Buổi sáng và tối ngoài đường, áo ấm và khăn quàng của dân thành phố phất phơ.

Giao thừa càng lạnh khi sương xuống. Mọi ngày giờ này chỉ nhà dân mới đóng cửa đi ngủ, hàng quán vẫn rầm rộ, đèn đuốc sáng choang, xe cộ vèo vèo. Thành phố thức khuya ghê lắm. Đêm nay tuy quán xá ít hẳn hơn so với ngày thường nhưng vẫn có một số xe thức ăn hoặc cửa tiệm mở cửa. Người Saigon có thói quen ăn uống bên ngoài nên xe bắp xào, khoai nướng, hủ tíu… là những thức ăn chẳng liên quan gì đến ngày Tết vẫn ráng kiên nhẫn có mặt trên đường. May ra mồng một, người ta đi chơi lâu, mệt mỏi nên ghé hàng ăn chơi chăng, chứ đêm ba mươi, thanh niên thiếu nữ đều đã lên quần lên áo đẹp đẽ phóng ào ào đi chơi, thế mà xe thức ăn vẫn bền bỉ trong đêm chờ vớt người khách nào hay người khách nấy.

Hễ chỗ nào có hàng quán thế nào cũng lẩn quẩn dăm người bán vé số. Về nhà đêm giao thừa làm chi cũng ngủ khoèo, trong bộ quần áo cũ kỹ hằng ngày không mang chút màu sắc tết, họ vẫn chịu khó lang thang sà vào từng quán ăn mong bán được vài tờ cho những người cầu lộc may mắn từ trên trời rớt xuống. Hầu hết người bán vé số là dân ngoại tỉnh. Ngày tết, ai nấy đều lũ lượt tay xách nách mang đóng gói về quê từ giữa tháng Chạp, ở lại thành phố cặm cụi trên tay xấp vé, cầu may từng người khách giữa đêm giao thừa là thời điểm dành riêng cho gia đình đoàn viên, hẳn họ đã phải nuốt vào lòng nỗi sầu tha hương da diết.
UserPostedImage
Tại những con đường thường ngày sầm uất, ăn theo đèn đường và đèn từ các cửa hàng, đèn thắp sáng từ nhà dân tuy đóng cửa nhưng vẫn hắt ra suốt tối, để đợi giữa đêm mở cửa bày bàn cúng giao thừa trước nhà, vẫn còn một số hàng trải tấm bạt nhỏ rũ trên vỉa hè bày bán áo thun, ví, dây lưng, giày dép… đợi những người khách quá bận rộn hay khách nghèo phút chót xoay được món tiền đi sắm tết muộn.

Trên dốc cầu nhiều xe cộ qua lại, ông già ăn xin gương mặt đờ đẫn ngồi co ro. Gió sông thổi lên lạnh giá. Ông không muốn bị chụp hình, nếu bị đưa lên báo, chắc chắn ông sẽ bị đuổi ngay. Ở đây đèn sáng, nhiều xe cộ đỡ hiu quạnh đêm cuối năm, và nhìn thấy ông già ngồi lẻ loi may ra còn có người rộng lòng dừng xe bố thí.
Trước kia, đêm ba mươi thường rất vắng vẻ, ai nấy đều sum họp đầy đủ ở trong nhà, ít nhất qua năm mới bước chân ra ngoài đi lễ, nhưng nay ít người kiêng cữ, nhất là giới trẻ chẳng cần chọn lựa giờ xuất hành mà cứ tuôn ra ngoài từ chập tối cho tới rạng sáng. Cho nên ở khu trung tâm thành phố, chung quanh công trường Quách Thị Trang và một số cổng chùa lại kẹt xe mới lạ.

Thật ra chỉ đông đúc ở một số rất ít nơi, còn hầu hết các con đường trong thành phố đều đóng cửa yên ả, đợi đến đúng 12 giờ mới mở cửa đón giao thừa. Thỉnh thoảng trên vỉa hè chỉ thấy vài nồi bánh chưng to quây tôn che gió với những gộc củi lớn bập bùng lửa đỏ, soi bóng phố khuya vắng tanh vắng ngắt với những chậu hoa tết bày ngay ngắn trước cửa nhà.

Giữa đêm khuya lạnh ngắt và vắng lặng, vẫn rải rác đây đó bóng người.
Các công nhân vệ sinh cần mẫn một mình khua chổi trên đường. Vì không làm việc ban ngày sợ xe rác di chuyển gây ô nhiễm thành phố, nên từ lâu họ đã chuyển sang làm việc ban đêm. Ngày thường rác của thành phố đã nhiều huống chi ngày tết, ai cũng muốn chuẩn bị nhà cửa sạch sẽ đón giao thừa, nên lòi ra chút rác nào không để lại mà gom ngay vất ra ngoài đường. Dù sao bây giờ cũng đỡ, rác thường được bỏ vào bịch nylon, hơn là trước kia người ta vất tung tóe bay vương vãi ngoài đường. Ngày cuối năm, lượng rác gấp đôi ngày thường, với cây chổi thanh hao, họ quét hết đường này sang đường khác. Từ chập tối đến đêm, công nhân vệ sinh rảo mấy lần. Vừa mới quét xong lại có mấy người quẳng ra vài bọc nylon, chốc nữa họ lại quét nữa, để đến sáng đường phố đã tinh tươm đón năm mới.

Đi trước công nhân vệ sinh là người nhặt rác, cũng thường được gọi là “móc bọc” do họ phải dùng móc để cào bọc, móc rác ra. Trước kia họ đi bộ, khoác trên vai chiếc bao to, tay cầm que dài móc rác. Sau này họ chuyển sang xe đạp. Như vậy có thể đi xa hơn, móc được nhiều hơn và cũng mang được nhiều hơn thay vì đi bộ vừa mỏi chân vừa vác nặng, bao vừa đầy đã phải quay về. Chiếc xe đạp móc đầy các bao đằng trước, đằng sau để chứa các loại rác khác nhau. Họ cứ chạy xe lầm lũi trong đêm khuya từ đống rác này đến đống rác khác.

Ban đêm, nhặt rác thường là người trẻ hay trung niên, chắc là người già mắt kém và không thể lặn lội mãi trong bóng đêm. Xe chạy ẩu dễ gây tai nạn, kẻ say, cướp vặt không tha… là những tai nạn dễ gặp giữa đêm khuya đường vắng.
Một người đàn ông lam lũ bới rác trong lúc người vợ ôm thúng bán bánh tét, bánh ú… Mấy món bánh cổ truyền cũ kỹ đó ế khách lắm, đi rạc cả cẳng trong các ngõ hẻm, rao mệt mỏi cả buổi tối bán chẳng được bao nhiêu. Ban ngày anh ta đẩy hàng thuê cho tiểu thương trong chợ, trong lúc vợ ở nhà lựa rác và lo nấu bánh. Vợ anh ta được nghỉ ở nhà, chẳng ai kêu mua bánh ngày này nhưng hai con đi học và bà mẹ ốm mấy tháng khiến người chồng vẫn cố ra ngoài bươi rác đêm cuối năm.

Một cô gái đang lúi húi ngoài rìa chợ, đêm tối nhưng cô vẫn đội nón lá với quai nón rộng thành chiếc khẩu trang kín mặt, không biết để tránh mùi hôi của rác rưởi hay theo thói quen che nắng ban ngày. Cô gái trẻ bối rối giữa đám trẻ con níu chặn đầu xe vì đã hốt mớ dây nhựa là đồ chơi của chúng do một công ty đổ ra lề đường. Tôi cho lũ trẻ gói kẹo nhỏ để chúng chịu bỏ đi. Quê cô ta xa quá, tết về quê ngoài vé xe cộ, còn tiền mang về cho gia đình, quà cáp cho họ hàng, trẻ nhỏ. Không kham nổi các món ấy thôi đành ở lại thành phố vậy. Trong khi các gia đình sum vầy, một mình cô đón năm mới với các đống rác vậy.

Dù sao công việc lượm rác cũng chấm dứt khi công nhân vệ sinh quét xong nhát chổi cuối cùng của năm cũ. Đường sá sạch trơn chẳng còn gì để bới. Người nhặt rác có thể về nhà hoặc tìm một khoảng trống quen thuộc nào đó trên đường dừng chân. Đêm khuya chẳng còn ai cấm đoán, họ tự do xổ các thứ đã nhặt nhạnh ra góc tường nào đó lầm lũi chọn lựa, phân loại mớ hàng kiếm được từ chập tối. Giao thừa là niềm vui khi trong đêm này, nhặt được nhiều thứ bán được.
Khi không còn công nhân vệ sinh và người nhặt rác. Các con đường chìm vào sự tĩnh mịch của đêm khuya. Mọi người đều thức sẵn sàng đợi đón chào giây phút năm mới. Thế nhưng đây đó vẫn có những người, dưới các mái hiên, góc đường, vệ cầu… ngủ vùi không cần biết đến thời khắc quan trọng ấy.

Vào mùa nóng, người vô gia cư thường trải tấm bạt ngủ ngay dưới đất nhưng cuối năm, gió Đông Bắc thổi tới, ban đêm, gió thổi heo hắt, nền đất lạnh thấu xương nên đa số nằm ghế bố hoặc mắc võng cột đèn để ngủ.

Riêng ông cyclo ngủ ngay trên xe của mình do nhà quá nhỏ hẹp không có chỗ đậu chiếc xe cồng kềnh, nhưng nhiều người trong số đó thực sự không nhà. Họ thường đậu xe gần những ngôi chợ lớn. Khoảng ba giờ sáng đã thức dậy, lui cui chở hàng cho tiểu thương trong chợ. Tối ngủ ngay trên xe vừa là phương tiện kiếm ăn vừa là nhà. Từ khi bị cấm lưu hành trong thành phố, cyclo không còn chở hành khách nữa mà hầu như chỉ chở hàng. Buổi tối họ tìm đến vỉa hè rộng rãi đậu xe, đôi khi mở mui xe làm như mái nhà che sương che mưa, phủ tấm mền đánh giấc qua đêm. Những người kiếm ăn nhờ chợ búa thì đêm đến ngủ trên các sạp hàng trống.

Giao thừa, tết nhất chẳng đến với người không nhà. Góc đường là chiếc võng mắc giữa xe đạp với cột đèn. Đó là những người mua ve chai hoặc nhặt rác. Các thứ mua bán góp nhặt được suốt ngày đều bán luôn cho vựa vào buổi chiều, nên tối đến, chỉ còn lại chiếc xe đạp, không có tài sản nào giá trị. Chiếc xe đạp cà tàng là phương tiện di chuyển kiếm ăn của họ nên không thể rời khỏi, giống như cyclo, là vật bất ly thân, khi ngủ cũng dính sát vào người. Dân ngoại tỉnh khi nhặt rác thường làm thành một nhóm cùng quê thuê phòng trọ ở chung nương dựa với nhau, nhưng dân thành phố lang bạt thì ăn cơm bụi, ngủ ngay ngoài đường, chẳng cần thuê mướn chi cho hao tốn thêm chi phí phòng trọ trong số tiền kiếm được quá ít ỏi.

Ngủ đường quanh năm suốt tháng chứ chẳng phải một ngày cuối năm này.
Đó là bà cụ già nằm co quắp dưới dạ cầu, xe chạy rùng rùng gần bên. Trước kia bà cũng có gian nhà nho nhỏ nhưng sau khi chồng bài bạc rồi qua đời vì bệnh nặng, nhà cửa bán trả nợ, bà dạt ra chợ xin ăn. May là bà con buôn bán cũng thương, luôn cho lặt vặt chút hàng ế để bà đủ sống dặt dẹo qua ngày. Ở góc ngã tư, một cặp vợ chồng cột chiếc võng giữa hai cột đèn, chồng làm phu khuân vác ở chợ, vợ đi theo lượm lặt những củ hư quả héo gọt rửa về, trải mảnh báo, bày một dúm bán cho người nghèo. Hai đứa con của họ gửi dưới quê cả năm không được gặp.

Một anh mắc võng ngủ giữa gốc cây và trạm xe buýt. Nhìn chiếc xe đạp móc đủ thứ đồ lỉnh kỉnh: vỏ xe, lon nước… biết ngay anh thu mua ve chai rẻ tiền. Bây giờ người làm nghề này có vốn chạy xe gắn máy hoặc đẩy xe ba bánh mới có thể đi xa và mua nhiều thứ. Chiếc xe đạp như đồng nát chỉ có thể mua bán những thứ hàng tã như nó và dĩ nhiên lời chẳng bao nhiêu. Lại một người đàn ông khác nằm trên chiếc ghế bố dưới hàng hiên. Ban ngày ghế xếp gọn dưới gốc cây thế mà cũng từng bị lấy cắp mất một chiếc. Ông tên Châu, vốn là Thủy quân lục chiến, tiểu đoàn Trâu Điên…

UserPostedImage
Đa số người ngủ vỉa hè đều sống bằng cách nhặt rác, mua bán ve chai, sống bằng lòng tốt của những người chung quanh… Trong đêm khuya khoắt, khi mọi nhà đang sáng đèn, bàn thờ nghi ngút khói hương ấm cúng quây quần, những người không nhà quấn chặt tấm chăn mỏng, giữa đất trời sương đêm lạnh ngắt, chìm vào giấc ngủ vùi sau một ngày làm việc vất vả, không hề biết đến, quên đi giờ khắc thiêng liêng của một đêm trừ tịch không dành cho họ.

Thời khắc đã qua năm mới. Gói quà cuối cùng được đặt cạnh một người trùm mền kín mít trên bậc tam cấp. Hy vọng khi tỉnh giấc sớm mai, trả lại hàng hiên trống trước khi căn nhà mở cửa, gói quà nhỏ bé của các bạn tôi, đêm giao thừa, sẽ mang lại cho họ chút niềm vui nho nhỏ bất ngờ của ngày Tết.

Sài Gòn Cô Nương

Sửa bởi người viết 06/02/2014 lúc 06:59:09(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.