logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/02/2014 lúc 05:50:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bác sĩ Jorge G. Camara bên phím đàn

Ở Arizona, dọc hai bên đường có trồng nhiều cây cam, trái chín vàng đong đưa trong gió, trông như những con mắt vàng mở lớn giữa vòm lá xanh. Ở Hawaii, bạn tôi nói, nhiều con đường trồng hoa Showers để có những trận mưa hoa huyền ảo vào tháng bảy, những con đường khác lại trồng nhiều cây bơ. Bơ Hawaii nổi tiếng ngon nhất nước Mỹ.


Món Guacamole ngon tuyệt

Bạn tôi ở Hawaii gọi tôi nói chuyện:

- Sáng nay mình thức dậy từ lúc 5 giờ sáng...

- Trời ơi, 5 giờ sáng mình còn... say sưa giấc điệp.

- Bạn biết mình đi đâu không? Mình lái xe chạy ra con đường trồng cây bơ. Bơ chín rụng, mọi người đến đó lấy về làm món Guacamole. Rất nhiều người đến đó vui lắm.

Bạn tôi là người có tấm lòng bồ tát. Bạn ở một mình, một trái bơ ăn hai ngày còn chưa hết. Vậy mà đến mùa bơ chín, cứ năm giờ sáng trời còn mờ sương đã dậy đi. Bạn tôi nói, bơ chín rụng là lúc độ chín vừa ăn ngon nhất, đem về làm món Guacamole này cũng phải ăn liền, để lâu bơ đổi màu sẽ mất đẹp và ăn không ngon. Vậy là bạn tôi, sáng đi lấy bơ, tối phải thức đến ba giờ khuya để cắt bơ trộn bơ, bỏ vô hộp rồi sáng đi làm, đem tặng bạn bè. Bạn tôi nói; “Món ăn này của người Mễ, ở đây họ thích ăn lắm”.

Một lần khác bạn lại kể:

- Thu Cúc biết không? Sáng nay chủ nhật mình đem bơ đến công viên, mình bày bơ ra làm. Mọi người nhìn mình một cách tò mò và thích thú, mình nói:

- Đợi một chút, tôi sẽ mời các bạn thưởng thức.

Tôi phục bạn tôi quá chừng, tôi rất muốn ra đó một lần để thấy bạn tôi ngồi giữa công viên tươi cười mời mọi người thưởng thức món ăn đặc biệt. Bạn tôi nói:

- Lúc này một người bạn của mình đem đến cho mình rất nhiều trái bơ. Mình thích ra đó làm để mời du khách, họ ăn ngon sẽ nghĩ tốt về đảo của mình. Mình thích thế.

Tôi biết, bạn tôi là người rất tốt. Xinh đẹp dịu dàng, tâm hồn thánh thiện. Người thích làm việc từ thiện, thích giúp đỡ bạn bè. Giờ đây thích làm điều mình thích. Chà, một người có cuộc sống vì người khác như thế thật ít thấy trong đời.

Nhưng không. Một hôm bạn tôi kể cho tôi nghe một câu chuyện về một người còn hay hơn thế rất nhiều.


Người thầy thuốc tuyệt vời

Bạn tôi làm nghề thông dịch, hết thông dịch ở tòa án lại đi dịch ở trại tù, ở bịnh viện, ở văn phòng bác sĩ. Bạn tôi có bịnh đau mắt. Cách đây không lâu, bạn phải đi mổ mắt.

Bạn tôi nói:

- Mình bị glaucoma. Bác sĩ bảo mình phải đi mổ, nếu để lâu sợ bị mù. Ông bác sĩ chữa mắt cho mình giỏi lắm. Cúc nói ông xã của Cúc ra đây chữa mắt đi. Mình đã thấy ông chữa cho nhiều người lành bịnh rồi. Ông là một người rất đặc biệt. Rất tốt với bịnh nhân, rất thân thiện, hòa nhã và thương người, ông còn tinh tế nữa, chữa bịnh cho người Việt Nam ông cố gắng học vài câu tiếng Việt để thăm hỏi. Còn một điều lạ nữa, bạn thử tưởng tượng đi, chịu rồi phải không? Sau khi mổ mắt cho bịnh nhân xong, ông chơi một bản đàn như là một món quà tặng. Sau khi mổ mắt cho mình cũng vậy, trong khi mình còn ở lại trong phòng mổ, ông đàn cho mình nghe bản nhạc Ánh Trăng (Moonlight) của Beethoven.

Ồ! Thật là ngạc nhiên chưa? Tôi chưa bao giờ nghe nói một bác sĩ nào lại ngồi đánh đàn cho bịnh nhân nghe ngay trong phòng mổ của mình. Người này là một vị Thánh chăng? Hay một vị Bồ Tát? Mấy tháng nay tôi đi theo chồng tôi chữa mắt, tôi chỉ thấy bác sĩ chạy đua với thời gian. Lo cho bịnh nhân này vừa xong thì họ vội vàng đi nhanh qua phòng khác nơi có bịnh nhân đang đợi họ. Họ làm gì có thì giờ để học một thứ tiếng nói yêu thương khác để an ủi bịnh nhân?

Thật ra trước đây tôi có biết một bác sĩ ở Sài Gòn, nổi tiếng là bác sĩ giỏi, vừa là một người kỳ lạ. Mọi người nói: “Ổng vừa cắt cổ bịnh nhân vừa hát!” Đó là bác sĩ Lâm, bác sĩ chuyên về Tai Mũi Họng, nhà ông ở gần chợ Trương Minh Giảng. Hát trong khi mổ, tôi nghĩ, có lẽ đó chỉ là một thói quen đặc biệt của ông mà thôi.

Sáu tuần sau khi mổ mắt, bạn tôi gọi tôi, giọng rung lên trong máy:

- Thu Cúc ơi, hôm nay thứ Năm mình đến để thông dịch thì ổng đã mất hôm thứ tư rồi...

- Sao? Sao? Bạn nói cái gì? Ai mà mất hôm thứ Tư?

- (Tôi biết bạn tôi đang khóc) Ông bác sĩ chữa mắt cho mình, ông vẫn khỏe mạnh mà... Mình không biết tại sao...

- Trời ơi! Sao ông lại chết nhanh như vậy? Chắc là ông có bịnh gì ...

- Ông rất giỏi, ông còn ở trong tổ chức Aloha Medical Mission. Một năm ông tổ chức hòa nhạc một lần để gây quỹ làm từ thiện ... Bây giờ ông mất rồi!

Cả hai chúng tôi cùng rưng rưng thương tiếc một con người tài giỏi. Một con người đã đem cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp y học, một người đã đem tiếng đàn và bàn tay nghề nghiệp xoa dịu nỗi đau cho bịnh nhân, một con người đã làm cho hòn đảo Honolulu nóng ấm tình người.


Tiểu sử Bác sĩ Jorge G. Camara

Bác sĩ Jorge G. Camara chào đời tại tiểu bang Michigan, lớn lên ở Manilla, tốt nghiệp trường y ở Philippines, ông đến Houston để hoàn tất việc đào tạo về chuyên ngành mắt, và sau đó chọn Hawaii làm đất sống. Ông là bác sĩ chuyên trị về mắt, vừa là nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà hoạt động nhân đạo, lại là một người chơi đàn dương cầm rất giỏi. Ở lãnh vực nào ông cũng đã để lại nhiều thành tựu đáng ca ngợi. Ông là một trong những người đã góp công thành lập tổ chức Aloha Medical Mission, một tổ chức phi lợi nhuận tập hợp nhiều bác sĩ tình nguyện chăm sóc sức khỏe miễn phí cho bịnh nhân nghèo ở vùng Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và Hawaii. Một trong những câu chuyện cảm động nhất về hoạt động nhân đạo của bác sĩ Camara là: Bé Chris Cerna 9 tuổi bị mù bẩm sinh. Mẹ cậu đã tìm đến tổ chức Aloha Medical Mission, và bác sĩ Camara đã làm cho cuộc đời cậu tràn đầy ánh sáng. Một điều đặc biệt là cậu bé cũng có năng khiếu âm nhạc, cậu trở thành một tay đàn dương cầm. Tình yêu âm nhạc đã gắn bó hai người với nhau, cậu bé Chris đã thường có mặt bên cạnh bác sĩ Jorge Camara trong các buổi hòa nhạc gây quỹ từ thiện cho Aloha Medical Mission.

Một sáng kiến khác thường đáng nói nhất của bác sĩ Jorge Camara là ông đã đem âm nhạc vào phòng mổ. Mọi người rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy ông đẩy chiếc đàn dương cầm nhỏ vào phòng mổ. Sau nhiều lần đàn cho bịnh nhân nghe, ông đã chứng minh được rằng, âm nhạc đã thực sự giúp cho họ bớt đau đớn và sợ hãi. Tiếng đàn của ông sau khi mổ còn giúp cho bịnh nhân hạ huyết áp, nhịp tim và hơi thở trở lại bình thường khi họ lắng nghe tiếng đàn của ông. Bác sĩ Camara thường đàn những bản nhạc của Chopin, Beethoven và Debussy.

Đĩa CD “Live from the Operating Room” do chính bác sĩ Camara thu thanh đã được phát hành và đã trở thành Album Nhạc Cổ Điển được giải thưởng Âm Nhạc Hawaii năm 2010.

Cái chết của ông là một mất mát to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới y học, cho bạn bè ông và cho người đời.

Tôi vào Youtube, nhìn thấy một bác sĩ Jorge Camara trẻ trung tràn đầy sức sống, nói năng nhẹ nhàng và luôn luôn tươi cười. Nhìn ông mặc y phục phòng mổ, ngồi trước cây đàn, rồi tiếng nhạc réo rắt vang lên, tôi cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng lâng lâng lâng lâng...

Một người yêu con người đến như thế, giúp đời nhiều như thế, người tốt như thế chắc hẳn giờ đây ông đã ở trên Trời. Chắc hẳn ông đang ở trên một ngôi sao trên kia, luôn luôn lấp lánh sáng như những sóng nhạc gởi xuống trần gian.
SJ 13/12/2013
Cao Thu Cúc

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.