logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
coi  
#1 Đã gửi : 08/02/2014 lúc 10:49:52(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

VHNT, như đời sống, là một dòng chảy liên tục. Tùy hoàn cảnh, thời đại, dòng chảy đó có lúc nhặt, lúc khoan. Nhưng không bao giờ bất biến.

Vì thế, lâu lâu, chúng ta lại thấy có những phong trào, khuynh hướng mới trong văn chương, cũng như trong hội họa, âm nhạc, kịch nghệ, điện ảnh. Bộ môn Thư Pháp cũng không nằm ngoài quy luật này.

Theo một tài liệu hiện có trên trang mạng Wikipedia – Tiếng Việt thì:
UserPostedImage

“Thư Pháp Á Đông (chữ Hán: 東亞書法, Đông Á thư pháp) là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc.. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.

“Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần, là người khởi đầu cho nghệ thuật thư pháp vì ông là người được giao việc thực hiện cải cách và thống nhất văn tự sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước nhỏ khác đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. (1) Trải qua các triều đại sau đó, sử sách đều có ghi nhận về sự xuất hiện của những thư pháp gia (người viết chữ đẹp) nổi tiếng, như Vương Hy Chi (đời Đông Tấn)) hay Tề Bạch Thạch (đời nhà Thanh).

“Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch (đường nét), kết thể (bố cục), thần vận (cái hồn của tác phẩm)... Cùng với sự xâm lược và đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một khoảng thời gian dài, môn nghệ thuật này cũng trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…”

(Tôi thiết nghĩ, chúng ta cũng nên chú ý tới khía cạnh: Nghệ thuật Thư Pháp rất thích hợp với chữ viết Trung Hoa, cũng như Nhật Bản và Đại Hàn. Vì, đó là loại ngôn ngữ tượng hình. Trong khi chữ viết của VN lại là loại alphabetize thuộc hệ thống chữ La Tinh…)

Với thời gian nghệ thuật thư pháp khởi đi từ Trung Quốc, cũng có nhiều thay đổi về tiểu tiết. Nhưng căn bản vẫn là nghệ thuật “viết chữ đẹp”.

Gần đây, Châu Thụy, một người trẻ nặng lòng với nghệ thuật Việt, đã chủ xướng, cổ súy cho bộ môn “viết chữ đẹp” một hình thái khác, một tinh thần khác, gần với ngôn ngữ Việt Nam hơn.

Cụ thể, ông chủ trương nhập một hai chân trời: Nét chữ và nét họa, làm thành một hôn phối giữa chữ và họa. Cuộc hôn phối giữa hai hình thái chữ viết và đường nét hội họa trong trường phái “Bút Họa” do Châu Thụy cải biên từ gốc Thư Pháp xa xưa, theo tôi là một hôn phối xứng hợp hay, một giao thoa đầy tính sáng tạo giữa các loại đường nét và hình thể.
UserPostedImage
Trong lời mở đầu tác phẩm “Bút Họa” của mình (2), Châu Thụy viết:

“…Nhằm mục đích tri ân tiền nhân đã đóng góp trong dòng văn hóa Việt, Bút Họa là một trong những cố gắng nhằm gìn giữ và phát huy những di sản cao quý của mà tổ tiên đã để lại, tiếp tục góp phần vào nỗ lực xiển dương nền văn học qua nghệ thuật viết chữ đẹp cả về hình thức lẫn cái đẹp mang giá trị tinh thần, tư duy ẩn giấu bên trong. Bút Họa giới thiệu một trường phái mới, đang hình thành và được đón nhận như một phương cách để góp phần vào sự bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam. Đó là nghệ thuật Bút Họa, dùng chữ Quốc Ngữ để nói lên tính cách đặc thù của ngôn ngữ Việt (…) Chưa bao giờ bốn chữ “rồng bay phượng múa” lột tả hết cái hồn của chúng đến như thế. Này là đường cong của rồng bay, kia là nét uyển chuyển của phượng múa, nhịp nhàng quấn quyện vào nhau. Cái không gian thời gian hàm chứa trong chữ Quốc Ngữ chỉ có nghệ thuật bút họa mới đáp ứng được sự ví von đó (…)

“Bằng nghệ thuật Bút Họa, người Họa Ngữ dùng nhiều đường nét khác nhau, có nét thì sắc, mạnh, như cuồng phong bão tố, có nét thì mong manh như lụa non, nhẹ nhàng như mây bay gió thoảng. Tất cả tạo nên âm hưởng, lay chuyển cái Hồn của chữ và ý của câu, làm rung động tâm hồn người thưởng lãm, thấm sâu vào lòng người…” (3)

Ở một trang kế tiếp, với tiểu đề “bút họa và trường phái ấn tượng”, Châu Thụy giải thích:

“Trường phái ấn tượng trong Bút Họa được chia làm hai phần: một là hình thái có thật và một là hình thái trừu tượng.

“Phần đầu là hình hình thái có thật so sánh những kiểu chữ viết độc nhất về Bút Họa. Đôi khi nét bút thật đậm và rõ nét, diễn tả cái gì cực mạnh, kiên quyết, vững chắc và xác thực bên cạnh những nét vẽ khác đòi hỏi sự nhẹ nhàng, chải chuốt, gợi lên cảm giác thanh lịch, tao nhã, tĩnh lặng và thư giãn.

“Phần nhì gợi cho ta cảm giác một hình bóng tương phản, tạo ấn tượng cho người thưởng ngoạn. Ấn tượng thị giác được cấu tạo bởi những yếu tố nghệ thuật lồng vào hình thể, nổi bật một cách khéo léo nhờ sự phản ảnh của màu sắc, càng đậm đà hơn với nguồn cảm xúc dạt dào của người họa ngữ gởi vào tác phẩm…” (4)
UserPostedImage
Tuy trường phái Bút Họa còn xa lạ với số đông, nhưng những cuộc triển lãm “Bút Họa” của Châu Thụy ở nhiều nơi khác nhau, cũng đã đón nhận được nhiều ngợi khen của các cơ quan truyền thông, báo chí, cũng như những nhân vật trong tập thể Việt tỵ nạn và, giới chức dân cử Hoa Kỳ.

Tóm lại, theo tôi, đóng góp của Châu Thụy cho sự chuyển mạch từ “Thư pháp”, sang Bút họa”, giống như ông đã cho nghệ thuật “viết chữ đẹp” này, một hình hài, một trái tim khác.

Công trình đổi mới của Châu Thụy rất đáng được trân trọng và, ca ngợi.

Du Tử Lê,

(Garden Grove, Jan. 2014)

*

Cần biết thêm chi tiết, hoặc tiểu sử Châu Thụy, xin mời vào website: www.chauthuy.com, www.chauthuy.net

_________

Chú thích:

(1) Theo Wikipedia – Tiếng Việt thì, triều đại Nhà Tần có từ năm 221 TCN tới 206 TCN, là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tần (Qín), có thể là một nguồn gốc của chữ "China" trong các ngôn ngữ Tây phương. Việc thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN dưới thời Tần Thủy Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc, một giai đoạn chỉ chấm dứt cùng với sự kết thúc của nhà Thanh năm 1912. Nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và một hệ thống quan liêu đã được áp dụng vào những triều đại kế tiếp…

(2) “Bút Họa” xuất bản tại Hoa Kỳ, năm 2012. Địa chỉ liên lạc chauthuy@chauthuy.com .

(3) , (4) “Sđd. Trang 6, 7 & 10.


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.