logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/02/2014 lúc 10:38:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam, khách mời của Liên hoan phim châu Á Vesoul 2014
UserPostedImage
Năm 2014, liên hoan Vesoul mừng sinh nhật lần thứ 20 (DR)
Liên hoan phim châu Á Vesoul lần thứ 20 mở ra từ ngày 11/02 đến 18/02/2014. Việt Nam và Philippines là hai khách mời danh dự của chương trình năm nay. 100 bộ phim của châu Á, từ Iran đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ Trung Quốc đến Tadjikistan, được trình chiếu trong tuần lễ điện ảnh châu Á tại Vesoul.
Đạo diễn người Philippines Brillante Mendoza được mời làm chủ tịch ban giám khảo. Về phía Việt Nam, có sự tham dự của các nhà đạo diễn Đặng Nhật Minh, Bùi Thạc Chuyên và Lê Hồng Chương.

Trong khuôn khổ chương trình năm Việt Nam tại Pháp, ban tổ chức liên hoan Vesoul dành một vị trí đặc biệt để giới thiệu điện ảnh Việt Nam. Trong buổi lễ khai mạc tối nay, có sự góp mặt của ca sĩ Hương Thanh từ Paris đến để chương trình sinh hoạt thêm đa dạng, phong phú.

Trong tuần, bảy bộ phim được trình chiếu tại Vesoul gồm có : Bao giờ cho đến tháng Mười của Đặng Nhật Minh, Mê Thảo - Thời vang bóng của Việt Linh, Đời Cát của Nguyễn Thanh Vân, Sống trong sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên, Bi đừng sợ của Phan Đăng Di hay Chuyện của Pao do đạo diễn Ngô Quang Hải thực hiện vào năm 2006.

Bên cạnh đó là bốn bộ phim tài liệu của các nhà làm phim Lê Hồng Chương, Vương Khánh Luông, Đào Thanh Tùng, bốn bộ phim hoạt họa của điện ảnh Việt Nam. Chỉ tiếc là trong chương trình năm nay, không một tác phẩm mới nào của Việt Nam được đề cử tranh giải thưởng Xích lô vàng.

Ngoài chương trình dành cho phim ảnh Việt Nam, ban giám khảo đã chọn 16 bộ phim của châu Á để tranh tài trong hạng mục chính thức. Trong số 8 phim tài liệu tranh giải, có tác phẩm Một ngàn ngày ở Sài Gòn của nữ đạo diễn Pháp Marie Christine Courtès. Giải Xích lô vàng sẽ được trao vào tối ngày 18/02/2014.

Một điểm đáng chú ý khác năm nay là chương trình mang chủ đề "20 bộ phim đánh dấu 20 năm hoạt động" của liên hoan phim châu Á Vesoul. Ban tổ chức đã ngược dòng thời gian đưa khán khả trở lại với 20 tác phẩm của những nhà làm phim đã có công đưa ánh sáng của nền nghệ thuật thứ 7 của châu Á lan tỏa ra thế giới bên ngoài.

Trong số đó, phải kể đến những tên tuổi như Giả Chương Kha của Trung Quốc, Kim Ki Duk của điện ảnh Hàn Quốc, đạo diễn Đài Loan Hầu Hiếu Hiền, Kitano Takeshi của Nhật Bản, nhà làm phim người Iran Jafar Panahi và đương nhiên là đạo diễn Philippines, Brillante Mendoza.

Trong đêm bế mạc liên hoan, ông sẽ được trao tặng giải Xích lô vàng danh dự. Là tác giả của những bộ phim như Masahista (giải Báo vàng của liên hoan phim quốc tế Locarno), John John hay Kinatay, Mendoza được quốc tế biết đến rộng rãi sau khi được trao tặng Giải thưởng dành cho đạo diễn xuất sắc nhất của ban giám khảo liên hoan Cannes năm 2009.

Từ 20 năm qua, liên hoan Vesoul luôn là cánh cổng đưa khán giả đến với các nền điện ảnh Trung Cận Đông, của các nhà làm phim từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Năm ngoái, sự kiện văn hóa tại một thị trấn nhỏ ở miền đông nước Pháp này đã thu hút được 30.000 khán giả.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 12/02/2014 lúc 12:24:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 12/02/2014 lúc 12:15:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Festival phim Vesoul, chiếc cầu đưa khán giả đến với điện ảnh châu Á
UserPostedImage
Phóng ảnh giới thiệu Liên hoan Phim châu Á Vesoul ở tuổi 20.
RFI/Thanh Hà

100 bộ phim trình chiếu trong 7 ngày, hàng chục đạo diễn đến từ 20 quốc gia để hội ngộ với khán giả Vesoul. Sự trung thành và đồng cảm của khán giả luôn là động cơ thúc đẩy các nhà làm phim tên tuổi của châu Á đến với một thị trấn nhỏ ở miền đông nước Pháp.
Liên hoan phim châu Á Vesoul lần thứ 20 chính thức khai mạc đêm hôm qua (11/02/2013) tại nhà hát Edwige Feuillère của thành phố. Ca sĩ Hương Thanh chính thức tuyên bố khai mạc festival dành cho điện ảnh châu Á lâu đời nhất trên đất Pháp. Đặc phái viên Thanh Hà đã có mặt tại chỗ để ghi nhận bầu không khí.
Liên hoan Vesoul năm nay tròn hai mươi tuổi và đây là một niềm tựu hào của thị trấn nhỏ bé với 19 ngàn dân, nằm ở phía đông nước Pháp. Giám đốc điều hành liên hoan, Martine Therouanne và người chủ nhiệm chương trình Jean Marc Therouanne không khỏi hãnh diện là cách nay 20 năm Vesoul là điểm hội ngộ đầu tiên của những người say mê nghệ thuật thứ 7 của châu Á. Nay lại cũng Vesoul gần như mở màn năm văn hóa Việt Nam tại Pháp.

Như đã biết khách mời danh dự của liên hoan năm nay là Việt Nam và Phlippines. Trong buổi lễ khai mạc, giám đốc liên hoan đã trịnh trọng mời các đạo diễn Đặng Nhật Minh và Bùi Thạc Chuyên cùng đạo diễn Philippines, chủ tịch ban giám khảo Brillante Mendoza lên sân khấu. Tất cả chỉ phát biểu ngắn gọn để nhường chỗ cho phần văn nghê và phần giới thiệu 17bộ phim tranh tài, trong đó có 8 phim tài liệu.

Trong số những phim truyện tranh giải Xích lô vàng năm nay, có ‘Quick Change’ của đạo diễn trẻ tuổi Philippines, Eduardo Roy. Roy được xem là một trong những gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Philippines hiện nay. Hai đạo diễn Nhật Bản, Kanai Junichi và Kumakiri Kazuyoshi đem đến Vesoul lần này ‘Again’ và ‘Summer’s end’. Bên cạnh các nhà làm phim của Nhật, của Hàn Quốc hay Thái Lan, còn có sự đóng góp của diện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ.

Về phần các bộ phim tài liệu đi tranh giải, ban giám khảo Vesoul đã đặc biệt quan tâm đến những chủ đề đa dạng và gần gũi với đời sống của mỗi người trong chúng ta. Đó là những đề tài như trái đất bị hâm nóng ; áp lực tiến thân trong xã hội nhờ qua bằng cấp, hay là đề tài nói về một người cha từ Hàn Quốc sang tận Pháp đi tìm lại những đứa con ông đã cho làm con nuôi, đấy cũng có thể là những thân phận con người đi tìm nguồn cội như trong tác phẩm ‘Một ngàn ngày ở Sài Gòn’ ….

Như giải thích của ban tổ chức thì những bộ phim tài liệu phải luôn luôn là những chiếc cầu nối liên lục địa và là những tấm gương phản ánh cuộc sống, thế giới ngày hôm nay.

Trong phần văn nghệ, để đánh dấu năm Việt Nam tại Pháp liên hoan Vesoul lần này đã mời nữ ca sĩ Hương Thanh đem lại một thoáng Việt Nam cho liên hoan. Khăn đóng và chiếc áo dài đỏ của cô đã chinh phục khán giả Vesoul. Trong chương trình Hương Thanh đã gửi đến khán giả ba ca khúc đượm màu sắc Việt Nam : Qua cầu gió bay, Ru con Nam bộ và Lý ngựa ô.


Tải để nghe Thanh Hà tại Vesoul
http://telechargement.rf...ge_Thanh_Ha_12_02_14.mp3

Sau Hương Thanh đến lượt đoàn múa của Philippines, 4 nữ, 2 nam bước lên sân khấu biểu diễn hai vũ điệu dân gian nổi tiếng : vũ điệu đèn sao và bức họa đồng quê. Lễ khai mạc liên hoan đã kết thúc với một bộ phim tài liệu ‘Nos 20 ans’ Tuổi 20 của chúng ta’. Nhặt lại những hình ảnh tư liệu của liên hoan trong hai thập niên qua, Jean Claude Boisseaux và Marc Haaz điểm lại sự hình thành và những chặng đường mà festival Vesoul đã đi qua.

Khi biết rằng những tên tuổi của làng điện ảnh châu Á như Kitano Takeshi, Jafar Panahi, Giả Chương Kha, Vương Tiểu Soái, Kore Eda, Kim Ki Duk, Hầu Hiếu Hiền hay nhà đạo diễn gốc Việt, Trần Anh Hùng đều đã đạt những giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim quốc tế lớn như Berlin, Cannes, Venise hay Busan câu hỏi đặt ra là động cơ nào đưa chân họ đến Vesoul ?

Có thể đơn giản là vì đây là một trong những nơi hiếm hoi có được một sự trao đổi thực sự giữa khán giả và các nhà làm phim. Khán giả đã từng bắt quả tang những đạo diễn như Kore Eda hay Hầu Hiếu Hiền, núp trong bóng tối ở cuối rạp để theo dõi phản ứng, sự cảm nhận của khán giả. Sự đồng cảm đó là món quà quý giá nhất mà liên hoan Vesoul đã từ 20 năm qua liên tục dành tặng cho các nhà làm phim.

Cuộc tranh tài thực sự mở màn vào hôm nay, với 22 bộ phim ra mắt khán giả. Hai phim Việt Nam được chiếu trong ngày là ‘Bao giờ cho đến tháng Mười’ của Đặng nhật Minh và ‘Bi đừng sợ’, của Phan Đăng Di. Về phần Bùi Thạc Chuyên, trong những ngày tới anh sẽ giới thiệu ‘Chơi vơi’ và 'Sống trong sợ hãi' với khán giả Vesoul.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 12/02/2014 lúc 12:19:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 13/02/2014 lúc 09:01:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khán giả Vesoul hưởng ứng phim "Sống trong sợ hãi"
UserPostedImage
Bộ phim "Sống trong sợ hãi" - Living in fear của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên (DR)
"Hoan hô", "tuyệt vời" hay "Tôi cảm nhận được tâm trạng sợ hãi" trong bộ phim của Bùi Thạc Chuyên. Khán giả liên hoan phim châu Á Vesoul đã đánh giá phim Sống trong sợ hãi như trên trong buổi ra mắt chiều ngày 12/02/2014. Thanh Hà tường trình từ liên hoan Vesoul.
Một tin vui cho khán giả Vesoul là vào giờ chót đạo diễn Phan Đăng Di đã thu xếp được chương trình làm việc, rời từ Hà Nội, anh đang trên đường đến Vesoul để kịp buổi chiếu Bi đừng sợ vào lúc 6 giờ tối nay (13/02/2014).

Trở lại với buổi ra mắt phim Việt Nam đầu tiên trong mùa festival năm nay, Sống trong sợ hãi đã nhận được nhiều ưu ái từ phía khán giả. Giới thiệu tác phẩm của mình, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói trước : đây là tác phẩm đầu tay trong số ba bộ phim dài mà đạo diễn đã thực hiện cho tới nay và như mọi tác phẩm đầu tay, anh e rằng không tránh khỏi một số vụng về.

Nhưng khi bộ phim kết thúc, Bùi Thạc Chuyên đã nhận được những tiến hoan hô và những tràng pháo tay rất lớn. Khán giả ngạc nhiên về chất lượng âm thanh và hình ảnh rất tốt. Về nội dung thì giới yêu điện ảnh của liên hoan cho rằng, đây là một bộ phim rất cô đọng. Tác giả đã đưa người xem nhập vào thế giới của Tải, nhân vật chính. Họ hồi hộp không kém Tải, mỗi khi anh đi đào mìn.

Khi bộ phim kết thúc, Bùi Thạc Chuyên chia sẻ anh đã dựa trên một câu chuyện có thực để dựng phim, và chủ đích của anh là chia sẻ cảm giác khi người ta bươc đi trên những mảnh đất khô cằn, theo dấu chân của người lính miền Việt Nam Cộng Hòa đã phải đánh cuộc mạng sống của mình để nuôi sống hai người vợ cùng hai đứa con sắp chào đời. Ở điểm này đạo diễn đã thành công.

Bùi Thạc Chuyên đã thực hiện bộ phim này từ một vùng đất miền Trung. Trường quay cách không xa miếng đất vẫn còn ngậm mìn của nhân vật lấy tên là Tải trong phim. Sống trong sợ hãi được quay vào một mùa hè nóng kỷ lục của năm 2005.

Trong phần trao đổi với tác giả, có người thốt lên rằng : phim của Bùi Thạc Chuyên tạo cho người xem cảm giác hồi hộp từng phút, từng giây và thậm chí là cho đến những hình ảnh cuối cùng. Nhiều người khác thắc mắc về câu chuyện của một người đàn ông hai vợ mà rồi cả hai lại cùng đi vào viện bảo sinh cùng lúc với nhau.

Họ không chỉ có chung một tình yêu của một người đàn ông mà còn chia sẻ cả với nhau giây phút làm mẹ ! Bộ phim thứ nhì Bùi Thạc Chuyên đem đến Vesoul lần này là Chơi vơi rất được khán giả liên hoan chờ đợi.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.