logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/02/2014 lúc 09:22:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Photo:http://d4.violet.vn/uploads/blogs/735185/29_gs755-to.jpg

Ngôn ngữ Việt Nam ngày nay được giảng dạy nghiên cứu trong trường đại học ở một số thành phố của nước Nga. Sách giáo khoa dành cho sinh viên thì khá nhiều và rất đa dạng, ấn hành với sự biên soạn của các chuyên gia Việt Nam học ở Matxcơva và Saint-Peterburg, rồi Vladivostok. Hàng chục cuốn sách tham khảo dành cho người học tiếng Việt đã được xuất bản ở Liên Xô và sau đó là Nga. Cuốn sách đầu tiên như vậy ra đời khi nào? Lời giải cho câu hỏi này chứa đựng trong bài kế tiếp của chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”, nói về lịch sử mối liên hệ hợp tác Nga-Việt từ sau năm 1917. Cụ thể, ở đây là câu chuyện nói về nhân vật Nguyễn Khánh Toàn.

Nhà Việt Nam học Matxcơva, Tiến sĩ Anatoly Sokolov cho biết: “Vị Chủ nhiệm tương lai của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, thành viên nước ngoài tương lai của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô là ông Nguyễn Khánh Tòan đã lên đường đến Nga vào năm 1928. Tháng Mười năm đó, với bí danh mới là Robert Minin, ông vào học tại trường Đại học Tổng hợp dành cho những người lao động phương Đông. Sau đó, từ năm 1931 đến 1933, ông là nghiên cứu sinh của trường Phương Đông và Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Còn từ năm 1933 trở đi, ông tham gia giảng dạy tại hai cơ sở đào tạo này của Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva, thực hiện chức trách của một Phó Giáo sư về môn Chính trị kinh tế học, đọc bài giảng về lịch sử phong trào cách mạng và lịch sử Quốc tế Cộng sản”.

Họat động giảng dạy của Nguyễn Khánh Tòan kết hợp tốt đẹp với công tác nghiên cứu khoa học. Trong những năm 30, ông đã viết nhiều bài nghiên cứu. Dù được viết ra trong bối cảnh cụ thể của thời đó, nhưng đến nay, các công trình ấy vẫn mang những giá trị khoa học nhất định. Chẳng hạn, bài viết về “Khởi nghĩa Yên Bái”, hay tổng thuật “Quan hệ ruộng đất và phong trào dân cày ở Đông Dương”… Bài báo đăng tải năm 1936 nhan đề “Những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị Đông dương từ sau năm 1914” là công trình đáng chú ý.

Những năm 1934-1935, Nguyễn Khánh Tòan là Trợ lý, và trong một khoảng thời gian, ông thậm chí còn là quyền Chủ nhiệm bộ môn Đông Dương của trường Tổng hợp phương Đông. Nhiệm vụ chính của bộ môn này là đào tạo cán bộ chính trị dành cho phong trào cách mạng các nước Đông Dương. Nhưng đồng thời tại đó cũng tiến hành cả những công trình nghiên cứu và phân tích.

Chẳng hạn, xin trích kế hoạch công tác của phân ban Đông Dương năm 1936. Nguyễn Khánh Tòan đảm trách 17 công việc, nhiều hơn mọi cộng tác viên khác. Trong đó, có bài báo về vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế tại Đông Dương, biên tập sách thông tin khổ nhỏ, viết bản nhận xét về hàng lọat báo Pháp, và chuẩn bị lập bản đồ phong trào cách mạng Đông Dương.

Ngòai ra, ông còn thực hiện công việc của một giảng viên, hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu sinh, đọc bài giảng, dịch thuật tài liệu từ tíếng Việt, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh.

Kế hoạch công tác năm 1937 của Nguyễn Khánh Tòan dày đặc những công việc nghiên cứu về tài chính và ngân khố Đông Dương, dịch sang tiếng Việt bản Đề cương Đại hội 6 của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc-thuộc địa và tác phẩm của Stalin “Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin”. Còn thêm việc nữa là chuẩn bị bản luận án với đề tài “Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn”.

Ôn lại về công tác của Nguyễn Khánh Tòan ở Matxcơva trong những năm 30 của thế kỷ trước, không thể không ghi nhận rằng, chính ông đã là người đặt cơ sở cho việc nghiên cứu tiếng Việt và lịch sử Việt Nam tại Nga. Chính ngòi bút Nguyễn Khánh Tòan đã biên soạn cuốn giáo khoa “Tiếng Annam”, in tại Matxcơva năm 1933. Hiện nay cuốn giáo khoa này đã thành ấn bản hiếm. Ngay từ năm 1929, Nguyễn Khánh Tòan đã có ý tưởng biên sọan tập từ điển Nga-Việt và Việt-Nga đầu tiên. Ông đã bắt tay vào công việc này, nhưng thật đáng tiếc là bản thảo từ điển của ông không lưu giữ được.

Nguyễn Khánh Tòan đã sống 11 năm ở nước Nga, ông rời khỏi nơi này vào năm 1939. Trong số những người Việt Nam từng theo học tại trong hệ thống trường của Quốc tế Cộng sản từ năm 1925 trở đi, Nguyễn Khánh Tòan là người cuối cùng từ giã các thầy và bạn bè của mình ở thủ đô Nga.

Nhà nghiên cứu Anatoly Sokolov cho biết: “Tôi đã có dịp gặp ông Nguyễn Khánh Toàn hồi thập niên 80, cả ở Hà Nội và ở Matxcơva. Ông thích hồi tưởng lại những năm tháng sống tại Nga, nhớ về các đồng nghiệp Nga của mình trong hoạt động giảng dạy, về các đồng chí Việt Nam cùng học. Ông nhớ rất rõ thành phố Matxcơva những năm 30 và khi chúng tôi cùng ông dạo bước trên đường phố thủ đô, ông kể với tôi quanh cảnh nơi này trông ra sao trong thời thanh xuân của ông...”.

Loạt bài nối tiếp nhau của chuyên mục "Nhìn lại ngày hôm qua” được phát sóng trong chương trình của đài "Tiếng nói nước Nga" vào thứ Năm hàng tuần, cũng như đăng tải trên trang web của đài.

Theo tiếng nói nước Nga
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.