logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 14/02/2014 lúc 07:59:20(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Người phụ nữ được ví như phận con cò mảnh dẻ, một mình lặn lội chợ đời cặm cụi mưu sinh.
Ngày xưa, với nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp, người phụ nữ chỉ làm nghề nông cày cấy trồng trọt, nuôi heo nuôi gà…

và chạy chợ thêm.
Trong việc gieo trồng cây lúa, họ cũng chỉ cấy lúa, nhổ cỏ… Còn cày đất, đập lúa thuộc về cánh đàn ông.
Không làm nông thì bán hàng ở chợ, ven sông, bến bãi, gánh hàng xén, hàng tấm… đi từ sáng tinh mơ đến tối mịt mới

về. Đó là những người đàn bà Ăn với chồng một bữa, ngủ với chồng nửa đêm. Buôn bán nhì nhằng nhưng đầy vất vả

như vậy, bà đồ cũng cáng đáng cả gia đình bảy miệng ăn.

Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng

Đến thời kinh tế công nghiệp phát triển, Trong các xí nghiệp, hãng xưởng, chiếm hầu hết công nhân đứng máy là phái

nữ. Về thể chất, phụ nữ không có sức mạnh như đàn ông lại thêm sinh nở, nuôi con… nhưng do bản tính cần cù, chịu

khó nên họ không từ bất cứ công việc nào. Vào giờ tan ca ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cả một rừng nữ công

nhân tràn ra, nam giới chiếm rất ít.
Phụ nữ bao giờ cũng chủ trì gia đình. Từ xưa, khi các ông đồ, ông tú… nằm rung đùi ngâm thơ, nghiền ngẫm sách

thánh hiền chi hồ giả dã… thì mọi việc nặng nhẹ cả trong nhà lẫn ngoài kiếm sống, chẳng phải đổ hết lên vai các bà

sao. Đâu chỉ gia đình chồng con, mà có khi là cả đại gia đình gồm cha mẹ, cả em, cả cháu…
Phụ nữ chen chân vào những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tưởng chừng chỉ dành riêng cho đàn ông khỏe

mạnh. Nào vác bao gạo, xi-măng… lên tàu, thuyền, vào kho; chẻ đá; dầm mình dưới sông nước để cạy hàu, đãi hến,

ngâm nước bẩn và chịu đựng mùi tanh ngòm hôi thối khi sơ chế tôm cá… len lỏi vào tận bãi khoáng sản để đãi kim

loại… Ở các bãi vàng luôn có mặt phụ nữ và trẻ em cặm cụi sàng đãi vàng ở các sông suối tận trong rừng sâu.
Họ không từ nan bất cứ công việc gì miễn có tiền nuôi chồng bệnh, cho con đi học… Những người thân yêu mà do lặn

lội lưu lạc phương xa kiếm sống, có khi hằng năm mới gặp mặt được một lần.
Phụ nữ sức vóc đâu có bằng đàn ông mà lại làm việc ngang đàn ông, dai dẳng hơn đàn ông. Thành thử đa số lao tâm

lao lực trở nên mau suy nhược, có đổ bệnh vẫn phải lây lắt mà làm không ngơi.
Đó là những công việc ở bước đường cùng để giữ cho bản thân và gia đình họ được tồn tại. Thế nhưng bước đường

cùng này cũng đã bị chặt từ cuối năm vừa qua.
Từ ngày 15/12/2013, một thông tư của Bộ Lao Động Việt Nam quy định 77 công việc mà phụ nữ không được làm.
Thật ra, từ cách đây mấy chục năm, đã có một thông tư ban hành cấm phụ nữ làm việc trong mười sáu nhóm nghề.

Thông tư ban ra nhằm bày tỏ “sự quan tâm chăm sóc” đến phụ nữ vốn từ xưa vẫn bị coi là lúc nào cũng phải nai lưng

làm lụng quá sức. Họ làm quá nặng nhọc, quá cay cực đến nỗi có thể ảnh hưởng đến bào thai, đến sức khỏe con cái.

Nói rộng ra là sẽ ảnh hưởng đến nòi giống bị suy thoái và nhiều thế hệ sau này chứ chẳng chơi.
Đúng là như thế. Ở những gia đình quá khó khăn, mẹ làm việc trong môi trường độc hại, con cái sinh ra yếu ớt, đủ thứ

bệnh hoạn. Không được nuôi nấng thuốc men đầy đủ và cứ thế mấy đời nối tiếp nhau những cuộc sống èo uột.
Thông tư ban ra dù từ lâu, chắc cũng chỉ thuần túy trên mặt giấy tờ cất trong ngăn kéo mà thôi. Vì tuy ra đời từ bấy đến

nay, cả chủ lẫn công nhân các nơi khi hỏi đến, ai nấy đều ngớ ra vì chẳng hề biết trên đời này hiện diện một thông tư

có tính chất văn minh, ưu ái phụ nữ đến vậy!
Lần này thì khác, thông tư kỳ này không ban hành chơi chơi như trước mà có vẻ nghiêm ngặt vì quy định rõ ràng từ các

cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã… cho đến gia đình, cá nhân đều nằm trong vòng kiểm tta,

chứ không phải chỉ công ty lớn vi phạm mới bị xử phạt.
Nội dung thông tư tỏ ra được nghiên cứu rất tỉ mỉ khi quy định có ba mươi tám công việc mà tất cả phụ nữ không được

nhúng tay vào làm, ba mươi chín công việc mà phụ nữ có thai và con nhỏ bị cấm. Cạy đá núi, chế biến da sống, ngâm

mình trong nước bẩn… tuyệt đối không được thu nhận phụ nữ. Những nghề đó dành cho đàn ông đảm đương, phụ nữ

chỉ làm việc nhẹ nhàng thôi.
Và cuối cùng thì thông tư được phổ biến rộng rãi khắp nơi để đừng ai dám nói là chưa bao giờ nghe tới.
Ngoại trừ một số nghề quá đặc biệt như lò luyện kim, khoan nổ mìn, hầm mỏ… không cấm thì cũng chẳng bao giờ

thấy bóng dáng đàn bà, vì kham không nổi. Còn thì hầu hết phụ nữ chẳng lấy gì thích thú trước những cấm đoán mới

mẻ này.
Thay vì vui vẻ do được “quan tâm”. Từ nay không còn gánh vác những công việc cực nhọc thái quá thì đám phụ nữ

“ưa nặng” lại đâm ra hốt hoảng trước viễn ảnh đen tối là thất nghiệp.
Một bà bác sĩ chuyên mổ tử thi phân vân. Pháp luật cấm thì bà đành tuân lệnh ngưng thôi, nhưng việc làm gắn bó lâu

ngày đã trở thành quen thuộc, tay nghề lại vững kinh nghiệm. Đây là công việc đặc biệt mà bà đã dấn thân làm từ lâu

năm. Nay rút lui chắc chắn không ai thay thế nổi và chính bà cũng nhớ nghề. Có vẻ nên cấm từ sau bà trở đi chứ bây

giờ giữ bà nguyên vị trí thì tốt hơn về mọi phía.
Chủ công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp… thuê phụ nữ làm nhân công cũng đâm ra bối rối, khó nghĩ. Nếu không sắp xếp

để chuyển họ sang làm việc khác hoặc… sa thải cho gọn thì sẽ bị phạt. Thế nhưng việc đâu có sẵn mà chuyển, sa thải

hết phụ nữ thì đóng cửa công ty cho rồi.
Người thất nghiệp nhiều, nhân công dư thừa, công xá rẻ mạt nên nhiều nơi vẫn dùng tới sức lực của người hơn là máy

móc. Khuân vác là loại công việc nặng mà phụ nữ khắp nơi làm được.
Bởi vậy có thể bắt gặp phụ nữ vác thóc ở nhà máy xay gạo, kéo hải sản ở chợ đầu mối, gánh cá ngoài cảng… chẳng

những ban ngày mà suốt cả đêm. Nhất là tại các chợ đầu mối, công việc thường bắt đầu từ chập tối đến sáng, hoặc

kéo dài đến tận trưa hôm sau. Khuân vác, gánh gồng, kéo xe, đẩy hàng… Công việc này bây giờ là nghề phổ biến của

phụ nữ vì được coi là… vừa sức họ. Thậm chí ra khơi vật lộn với sóng gió để đánh cá cũng là phụ nữ.
Bởi vậy khi nghe ông cai thầu xây dựng thông báo hết tuần này, chuyển chị Bốn từ vác gạch sang khâu trộn hồ ít tiền

hơn, chị thảng thốt kêu lên:
- Thôi, thôi… Để tui nói với mấy ông thanh tra là tui tự ý khuân vác chứ có ai bắt buộc gì đâu.
Khuân vác vốn bị coi là công việc chân tay đơn giản, chỉ bỏ sức lực chứ không cần tới chuyên môn, bằng cấp. Và

cũng như mọi công việc giản đơn khác, công xá được trả cực kỳ rẻ mạt, nhất là đối với phụ nữ, bị cho là năng lực

không bằng nam giới nên tiền công bao giờ cũng thấp hơn nhiều.
Tiêu chuẩn quy định phụ nữ không được khuân vác trọng lượng quá năm chục ký xem ra khó thực hiện. Bởi vì ở chợ

Bình Điền, mỗi chuyến kéo khoảng năm đến bảy chục ký cá; tại chợ Long Biên hay Đồng Xuân, người phụ nữ vác các

bao hàng trên lưng hay gánh hàng kẽo kẹt chừng ấy trọng lượng, hoặc cong lưng đẩy những thùng hàng đến hai tạ,

nặng gấp bốn lần cơ thể. Phần lớn họ là dân tứ xứ đói kém, lang bạt sống thuê ở trọ. Mỗi ngày vất vả như thế, họ kiếm

được khoảng từ một trăm rưỡi đến hai trăm ngàn. Công việc phù hợp khả năng với đồng lương tạm ổn. Cũng đủ cho

cuộc sống tối thiểu của họ và mang về phụ giúp gia đình.
Thế nên xem ra cả chủ lẫn công nhân đều hết sức hoang mang với thông tư mới này lắm. Chủ nơm nớp lo bị phạt.

Làm ăn lời lãi không bao nhiêu còn đóng phạt thôi dẹp tiệm cho rồi. Hay là đuổi quách hết mấy bà cho khỏi nhiều

chuyện, khỏi rắc rối mắc tội vi phạm pháp luật.
Dĩ nhiên phụ nữ nhất loạt rên rỉ ca thán. Nếu cấm việc này việc nọ thì phải tạo việc khác, họ sẵn sàng đổi qua ngay.

Chứ cứ cấm khơi khơi trong khi kinh tế khó khăn, thất nghiệp dài dài, giành giật tìm đỏ mắt không ra một việc, lại bắt họ

nghỉ làm ngang xương thì lấy gì mà sống, có nước chết đói.
Ngày nay, không còn nhiều người ở nhà làm nội trợ nữa. Số lượng phụ nữ đổ ra ngoài làm việc ngày càng cao. Thông

tư này nếu không thi hành thì lại như thông tư trước, chỉ ra đời góp tiếng nói cho vui. Nếu thi hành triệt để với mục đích

cao quý bảo vệ phụ nữ thì lại đẩy đa số và gia đình của họ vào bước khốn cùng. Đề cập tới cơm áo gạo tiền là hết

chuyện nói.
Cho nên giống như nhiều thông tư, nghị định, nghị quyết đã, đang và sắp ban hành. Lỡ có ai hỏi tới thì cũng có cái đưa

ra chứng minh rõ ràng trên văn bản, rằng phụ nữ được bảo vệ, được tôn trọng. Nhưng trong thực tế vẫn để mặc họ với

những công việc nặng nhọc ấy, xem chừng lại là sự giúp đỡ chẳng đặng đừng!

Sài Gòn Cô Nương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.