logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/02/2014 lúc 11:29:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng nay tôi quyết định trở lại cái “routine” của thời gian trước: ngồi thiền buổi sáng. Thời gian qua tôi đã xao lãng “tu

hành” vì những chuyện không đâu và những chán nản từ đó đưa tới. May thay cái thói quen “ngồi xuống để nhìn lại nội

tâm” cũng vẫn còn đó, chưa mất hẳn và tôi thấy mình khao khát muốn ngồi xuống sáng nay.
Vậy mà bây giờ đây trong buổi thiền, tôi thấy mình vẫn còn trôi mênh mông trong cái biển rối mù của “thị phi”. Tôi thấy

tôi đứng trước cái quầy của khu “human resource”, nơi tôi đã đến để làm cái thẻ vô cửa bệnh viện vì bây giờ người ta

đòi hỏi như vậy, phải có cái thẻ hiện đại, mỗi lần tới cửa thì cà vào cửa mới mở. Trước khi vào được nơi đây, tôi đã

chạy đôn chạy đáo kiếm cho ra khu này trong cái khuôn viên mênh mông của bệnh viện. Lâu quá tôi không vào, bệnh

viện có thật nhiều thay đổi khiến tôi chẳng hiểu rõ nổi lời chỉ dẫn của cô thư ký trên phone. Loay hoay một lúc rồi tôi

cũng tìm ra địa điểm. Nhưng cái chuyện chạy tới chạy lui tìm chỗ đã khiến tôi thấy mình bước vào cửa với một gương

mặt có thể nói là không có gì vui. Người tiếp viên ngồi ở quầy chắc đã cảm nhận sự “không vui” đó của tôi dù tôi cố

gắng giữ vẻ mặt bình thản. Cô ta đang tiếp chuyện một người khác, đến hỏi một chuyện gì đó. Câu chuyện kéo dài.

Người tiếp viên làm như chẳng biết có sự hiện diện của tôi ở đó, cô ta cứ tiếp tục câu chuyện có vẻ như dài vô tận.

Khi câu chuyện chấm dứt thì chiếc điện thoại lại vang lên và cô ta điềm nhiên nhẩn nha trả lời cú điện thoại ấy, tiếp tục

coi như tôi không có mặt ở đó. Tôi không thấy mình giận sôi lên như mọi lần nhưng bắt gặp mình nhìn chằm chằm vào

cô ta, biểu lộ sự bất mãn.
Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình đã quên mất chuyện áp dụng bài học “coi mọi thứ như chuyện nhỏ để sống an lạc” mà

tôi đã đọc. Bài này tả đúng cái cảnh tôi đang đối diện: cô thư ký đang nhẩn nha nói chuyện phone, coi tôi là con số

không, hình như cô đang muốn chọc tức tôi. Đáng lẽ tôi phải nên theo chỉ dẫn của bài này: xem cô ta là một đấng giác

ngộ đang dạy tôi một bài học kiên nhẫn. Sá gì một chục phút chờ đợi. Biết đâu cô ta đang chán ngán cái việc này đến

tận cổ. Nếu nhìn cái cảnh này dưới nhãn quan như vậy tôi sẽ hết cảm thấy tức bực. Nhưng không, dù đã đọc, học tập

đủ thứ, tôi vẫn bắt gặp nỗi sân hận đang dâng lên.
Câu chuyện trên phone rồi cũng hết. Sau đó, cô ta kêu tôi vào chỗ, chụp hình làm cái thẻ cho tôi đàng hoàng. Nhưng

hỡi ôi, khi tôi nhìn vào tấm ảnh trên cái thẻ, tôi thấy gương mặt bí xị của mình hiện rõ, chẳng có nét nào tươi tắn dễ coi.

Quả là một bài học cho tôi: phải nhìn cái mặt bí xị này mỗi lần xài cái thẻ.
Định tâm lại để không còn chạy theo cái chuyện thị phi không vui ấy, tôi cố gắng theo dõi hơi thở. Thì thấy mình lại trôi

theo một chuyện khác. Số là sáng nay trước khi ngồi thiền, tôi lỡ dại mở máy “check e mail”. Có đến bốn cái e mail của

hai anh chị quen hiện đang ở Việt Nam cứu trợ lũ lụt. Anh chị chụp rất nhiều ảnh và viết khá rõ về chuyến đi cứu trợ

gian khổ vượt qua mưa tầm tã nước ngập đến phải sụp hố ở quê nhà, chuyện một cô nhi viện ở Thanh Hóa mà các em

nhỏ được cho ngồi bô suốt ngày để khỏi mất công mấy cô săn sóc, ngồi đến cái mông có hình dạng cái phễu và các

em đi không nổi, không biết đi nữa. Cả cảnh những cụ già hơn 80 tuổi vẫn vất vả kiếm miếng ăn trong cảnh lũ lụt lạnh

căm, sống trong những căn nhà tồi tàn.
Tôi thấy mình nhỏ nhen làm sao khi cứ vướng mắc vào những cùn mằn của đời sống nhung lụa hiện tại của mình.

Phải, tất cả những chuyện khó chịu tôi gặp mỗi ngày ở đây chẳng thấm gì so với nỗi đau quá vĩ đại của đa số nhân loại

hiện nay. Từ những người dân Haiti khốn cùng trong cảnh bão lụt bệnh tật, những người dân Phi châu vẫn sống trong

cảnh loạn lạc chạy giặc thường xuyên, những người vùng Trung Đông nát thây dưới những trái bom, những người lính

chịu nhiều khổ cực, tới những em bé Việt Nam ở dưới cả nấc thang thấp nhất của xã hội.
Cám ơn hai anh chị Nam-Dung đã gửi cho tôi những cái thư nhắc rõ hiện trạng xã hội, đặt tôi vào vị trí có thể nhìn rõ

cuộc đời hơn trong buổi sáng hôm nay, trong lúc ngồi tìm sự im lặng của nội tâm.


Trân Hương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.