logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/02/2014 lúc 12:01:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Còng, phèng la

Trước khi nói đến Tổ đúc đồng Huế, tưởng cũng nên biết qua Tổ đúc đồng đầu tiên ở VN là ai. Theo sử ghi, nghề đúc có từ đời Lý với Tổ Nguyễn Minh Không(1) là người đã góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng của nước Việt thời nhà Lý: Tháp Bảo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm và Vạc Phổ Minh mà theo nhà cổ học Trần Đình Sơn nay không còn nữa.(2) Những địa phương có nghề đúc đồng lâu đời như các làng nghề Yên Xá, Tống Xá ở Ý Yên (Nam Định); phố Lò Đúc (Hà Nội), phố Ngũ Xã Ba Đình (Hà Nội)... đều thờ Tổ Nguyễn Minh Không. Riêng đền thờ ở làng Đông Sơn (Thanh Hóa) và Đền số 5 phố Châu Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì Tổ đúc đồng là ông Khổng Minh Không.
Trong các tài liệu lịch sử không có tên Khổng Minh Không. Dân gian đã hợp nhất Dương Không Lộ(3) và Nguyễn Minh Không thành Khổng Minh Không do cả hai ông đều là thiền sư nổi tiếng, đã từng chữa khỏi bệnh cho hai vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông và đặc biệt là cả hai vị đều thông thạo nghề đúc đồng. Nhân dân những vùng này coi hai ông là tổ sư nghề đúc đồng của Việt Nam.(4)
UserPostedImage
Bình phong nhà thờ


Nghề đúc đồng ở Huế có từ thời chúa Nguyễn, lúc bấy giờ ngoài việc sản xuất lương thực, Chúa còn chủ trương phát triển công thương nghiệp, mở rộng ngoại giao với nước ngoài. Nhu cầu đúc súng, đúc các đồ lễ nghi triều đình là mục tiêu đặc biệt được khai triển sớm. Chúa Nguyễn đã tuyển 60 người ở Phan Xá, Hoàng Giang thuộc huyện Khang Lộc (một huyện ở Quảng Bình?), lập hai đội thợ đúc (mỗi đội 30 người). Khi Chúa Trịnh và Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân thì các công tượng đúc đồng bị tan rã. Riêng chỉ có họ Nguyễn ở Kinh Nhơn vẫn ở lại tại chỗ và tiếp tục nghề đúc của cha ông. Từ những lò đúc của các anh em trong dòng họ Nguyễn, nghề đúc vẫn được duy trì và phát triển cho tới ngày nay.(5) Đó là cơ sở đầu tiên của ngành đúc đồng ở Huế, phát triển và tồn tại đến ngày nay: Phường Đúc.
UserPostedImage
Bàn thờ Tổ


Mấy năm trước đi tìm Điện Voi Ré(6) tôi có biết Phường Đúc nhưng nhà thờ Tổ nghề đúc thì nay mới đi tìm. Qua cầu Bạch Hổ mới, từ phía Kim Long rồi rẽ lên đường Bùi Thị Xuân. Cầu này xây mấy năm gần đây, cầu thuộc dạng “hiện đại” lòng cầu rất rộng tiện cho xe ô tô vào Nam ra Bắc. Hai bên lề cầu dành cho người đi bộ, có mấy nhà nghĩ mát tứ giác mái lợp hai tầng, kiểu cung đình, dành cho khách bộ hành dừng chân ngắm cảnh núi Ngự sông Hương, chụp hình lưu niệm - Khách nước ngoài rất thích.
Đường Bùi Thị Xuân qua cầu Lòn chừng vài cây số, đã thấy xuất hiện hai bên đường những lò đúc tư nhân, qui mô không lớn nhưng sản xuất nhiều đồ gia dụng: Lư nhang chân đèn, phèng la, nồi đồng. Cũng có những sản phẩm như: Hạc đứng trên mình rùa, tượng Phật, chuông.... Tôi vào một lò đúc hỏi thăm nhà thờ Tổ, không ai biết, họ chỉ tôi lên Hợp tác xã. Hợi tác xã nghề đúc là một khu nhà nhiều dãy xây trên một bãi đất khá rộng. Mỗi dãy có sáu gian cho các xã viên thuê trưng bày sản phẩm. Đa số sản phẩm các gian hàng đều giống nhau, đồ tế tự: chân đèn, lư hương, nồi đồng, tượng Phật, chuông lớn nhỏ, có cả súng thần công trang trí (dài khoảng 1m) và nhiều nhất là phèng la. Có lẽ người sắc tộc thường mua thứ này. Tuy nhiên không thấy ai vào ra mua bán.
Tôi hỏi một chị đang ngồi lau chùi một độc lư, “Chị biết nhà thờ Tổ nghề đúc chỉ dùm.”
Chị uể oải trả lời, “Chú lên xóm trên hỏi.”
Người bảo lên xóm trên, kẻ bảo xuống xóm dưới. Cảnh này thì đã quá quen nên cũng không có gì phiền. Hơn nửa tiếng sau mới tìm đúng chỗ, hẻm 314 BTX.
Đầu hẻm có treo biển quảng cáo lò đúc Nguyễn Văn Thuận kiệt 314BTX, đi thẳng vào chừng 100m, có bến sông, nhiều người đang giặt rưả, ngay bên cạnh có ngôi nhà thờ cổng khóa. Một người chỉ cho tôi nhà ông thủ Đền, tôi vào hỏi thăm. Một ông cụ trông ốm yếu, sau khi dò vài câu xem tôi là ai, đã sốt sắng qua nhà thờ mở cửa cho tôi vào xem. Bác Trai (thủ Đền) chỉ cho tôi bảng ghi nguồn gốc Tổ, tôi khen nhà thờ xây cất khang trang, bác nói “mới tôn tạo mấy năm nay chứ trước kia nhỏ và tạm bợ thôi”.
Lời mở đầu bảng lịch sử ghi: “Lịch sử và truyền thống họ Nguyễn Kinh (Nhơn)....”Nhà ta quê quán xã Đồng Xá, tổng Đồng Xá, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh.....Đến đời thứ sáu theo chúa Nguyễn vào lập ấp Kinh Nhơn, xã Dương Xuân Hạ, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Ngài Nguyễn Văn Lương, tự là Nhân có đủ danh tánh, được ghi là Thủy Tổ”. (Trích gia phả soạn từ thời Tự Đức 1887)
UserPostedImage
Nhà thở Tổ

Đền thờ là ngôi nhà rường một gian, hai chái, mái ngói liệt, vách xây gạch. Điện thờ ba khung: Giữa là hương án thờ chính, sau là bàn thờ bốn bài vị và hai bên mỗi bên có hương án thờ 2 bài vị. Tất cả thờ 8 Tổ từ xưa đến nay.(7) Nhà thờ tuy không lớn song cách bày biện thờ tự rất nghiêm trang trầm mặc, thể hiện rõ lòng tôn kính ngưỡng mộ người xưa. Từ những cột gỗ màu nâu bóng loáng đến tủ thờ hương án được cẩn xà cừ, câu đối hoành phi, màu sắc hài hòa vừa phải không làm rối mắt người xem. Sân trước điện thờ có một bình phong cuốn thư cao hơn 2m, rộng 4m vừa là văn bia họ Nguyễn Kinh Nhơn. Bình phong bằng xi măng, đắp phù điêu rất tinh vi nghệ thuật, nhìn qua cứ tưởng một tác phẩm điêu khắc trên đá xanh. Điêu khắc mộ bia, đắp hình tứ linh ở chùa đình lăng tẩm là nghề ruột của nghệ nhân gốc Huế từ xưa đến nay, không nơi nào sánh kịp. Nội dung văn bia có đoạn nói rõ hơn về Tổ nghề:
“Quá trình đã theo chúa Nguyễn đến Ái Tử, Quảng Trị rồi Phước Yên, huyện Quảng Điền. Đến năm 1636 Chúa Nguyễn Phúc Lan đến đóng dinh ở Kim Long và họ nhà ta lập nghiệp ở bờ Nam sông Phú Xuân, sau gọi là Phường Đúc Dương Xuân Hạ. Do đó đến được Phường Đúc chỉ có đời thứ II là ngài Viễn Cao Tổ Nguyễn Văn Đào chức Thủ Hiệp, tước Cường Đức Tử và sinh hoạt cho đến bây giờ.”.
Năm 1776 nhà sử học Lê Quí Đôn đã ghi vào sách “Phủ biên tạp lục” như sau: “Có ty thợ đúc các Cục, người Kinh 30, người Bản Bộ 30.” Người Kinh là người Kinh Bắc, người Bản Bộ là bản địa.

UserPostedImage
Tượng đồng



Sau khi ghi chép và chụp ảnh, bác thủ Đền mời tôi qua nhà uống nước. Bàn nước trong một góc nhỏ của ngôi nhà không rộng, xem ra cuộc sống của bác không được thoải mái lắm. Bác nhắc lại là do tuổi cao và trưởng họ nên được giao việc trông coi nhà thờ chứ bác cũng không am hiểu mấy. Bác kể về quá khứ của mình, đã theo “cách mạng” qua hai cuộc kháng chiến cho đến ngày về hưu. Bác chỉ cho tôi những bằng khen, những tưởng thưởng treo trên tường. Bác kể nhiều chi tiết những ngày sống trong quân ngũ, những ngày vào “giải phóng” miền Nam. Tôi ậm ự cho bác vui lòng. Càng lúc thấy càng nóng nực vì cũng đã trưa, tôi cảm ơn và xin cáo lui. Đã từng thăm nhiều đền thờ nhưng theo tôi có lẽ nơi thờ Tổ đúc đồng của phường Đúc là nhiều ý nghĩa và có một lịch sử rõ ràng hơn cả.
Trần Công Nhung
Tháng 6 - 2013
(1) Nguyễn Minh Không: Là một thiền sư giỏi về Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý, là ông tổ của nghề đúc đồng... Nguyễn Minh Không được tôn là đức Thánh Nguyễn bên cạnh chức danh Quốc sư triều Lý. Dân gian có câu:
Đại Hữu sinh Vương
Điềm Dương sinh Thánh
Vương ở đây là vua Đinh Tiên Hoàng, Thánh là Nguyễn Minh Không. Hai ông được sinh ra ở hai làng kề nhau thuộc huyện Gia Viễn.
(2) Cổ vật cung đình trang 101 QHQOK tập 15
(3) Dương Không Lộ (1016-1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm, pháp hiệu là Không Lộ, quê ở Hải Thanh Giao Thủy (Nam Định). Ông xuất thân làm nghề chài lưới, nhưng giỏi văn chương và mộ đạo Phật. Ông tu tại chùa Hà Trạch. Không Lộ là một Thiền Sư lớn triều nhà Lý được phong làm Quốc sư, đã từng tu ở các chùa: Nghiêm Quang (chùa Keo), Hà Trạch, Chúc Thánh. Dương Không Lộ cũng được coi là vị tổ nghề đúc đồng. Không Lộ vừa được coi là thiền sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông vừa được cho là thuộc thiền phái Thảo Đường.
UserPostedImage
Trâu đồng


(4) Điều này còn tìm thấy trong văn bia chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo (Hành Thiện - Nam Hà), chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều - Quảng Ninh), chùa La Vân Quỳnh Phụ - Thái Bình - (hanhthien.net).
(5) Tổ đúc đồng Phường Đúc theo cụ Nguyễn Văn Trai trưởng họ thủ đền cho biết "Tổ là dòng họ Nguyễn từ Kinh Bắc vào từ thế kỷ trước trước, tuy nhiên về sách vở thì cụ không có tài liệu gì. Sư cũng ghi: Khi Chúa Trịnh và Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân thì các công tượng đúc đồng bị tan rã. Riêng chỉ có họ Nguyễn ở Kinh Nhơn vẫn ở lại tại chỗ và tiếp tục nghề đúc của cha ông. Từ những lò đúc của các anh em trong dòng họ Nguyễn, nghề đúc vẫn được duy trì và phát triển cho tới ngày nay.Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kinh Nhơn thì thuỷ tổ của nghề này là ngài Nguyễn Văn Lương quê ở Kinh Bắc và nghề này đã được truyền thừa qua 13 đời, hiện nay đang là đời thứ 14.
(6) Điện Voi Ré trang 21 QHQOK tập 12.
(7) Có 5 đời Tổ, riêng đời thứ 5 có 4 Tổ. Tám Tổ đều có lý lịch rõ ràng.

Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 14, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Ảnh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng minh họa.
Độc giả muốn có sách nguyên bộ 13 tập (discount 50% + 20$ tập mới) xin liên lạc với tác giả qua:
PO.Box 163 Garden Grove, CA. 92842. Tel. (714) 657-2177. Website: www.ltcn.net – email: trannhungcong46@gmail.com

Bài và hình: Trần Công Nhung
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.134 giây.