logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/02/2014 lúc 06:29:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Để biết bạn là người nói nhiều hay không, hãy thử chờ sau một cuộc chuyện trò với một người quen nào đó và đoán thử câu chuyện của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm cuộc đối thoại đó. Nếu bạn nghĩ rằng câu chuyện của bạn chiếm khoảng 50%, vậy là bạn đã tự đánh giá mình hơi thấp rồi đấy, ráng cộng thêm 10% – 20% nữa đi. Như vậy, câu chuyện của bạn chiếm mất khoảng 60% – 70% cuộc đối thoại rồi. Thế thì, bạn là người nói nhiều đấy.
Nhưng hãy khoan buồn đã. Bạn không phải là người duy nhất nói nhiều đâu. Phần lớn chúng ta ai cũng thích nói. Có người ví cảm giác được nói cũng tương tự như đang được uống một ly rượu đỏ vậy. Nếu đúng là cái cảm giác lâng lâng đó thì ai lại không thích, không ham. Vậy thì cứ tha hồ nói cho sướng chứ, tội gì im lặng để bị lỗ lã, thua thiệt. Thế nên, ở những nơi tiệc tùng hay những chỗ đông người lúc nào cũng ồn ào là vì vậy, ai cũng tranh nói vì nghĩ rằng trong đám đông ấy sẽ có người chịu lắng nghe.
Một câu hỏi khác: Giữa đàn ông và đàn bà, ai nói nhiều hơn?
Dễ ợt! Đàn bà chứ còn ai vào đây nữa. Chuyện chắc như đinh đóng cột. Thế mà cũng hỏi.
Và nhiều người cũng nghĩ như thế.
Ngạn ngữ Anh có câu: Lưỡi phụ nữ như đuôi con cừu – chúng không bao giờ yên cả.
Một ngạn ngữ khác của người Nhật: Đâu có đàn bà và ngỗng, ở đó có tiếng ồn.
Ngạn ngữ Trung Hoa cũng mỉa mai không kém: Cái lưỡi cũng tựa như thanh gươm của phụ nữ, nàng không bao giờ để nó bị han rỉ.
Đấy, hầu như mọi dân tộc trên thế giới đều có chung một suy nghĩ: đã là đàn bà thì phải nói nhiều.
Có nhiều cách để đo lường việc nói nhiều hay ít. Các nhà nghiên cứu có thể thí nghiệm bằng cách đưa cho những người tham gia cuộc nghiên cứu một đề tài nào đó để họ thảo luận và ghi âm cuộc nói chuyện đó. Hoặc, các nhà nghiên cứu có thể nhờ những người trên ghi âm những cuộc nói chuyện thường ngày của họ khi ở nhà. Sau đó có thể cộng lại để biết được tổng số những từ được nói và thời gian cho những lần chuyện trò trên, rồi tính ra số từ trung bình cho mỗi cuộc nói chuyện.
Trong kết quả tổng hợp của 73 cuộc nghiên cứu trên các trẻ nhỏ, các nhà nghiên cứu người Mỹ nhận thấy các em gái nói nhiều hơn các em trai, nhưng không nhiều lắm. Thậm chí sự khác biệt nhỏ này chỉ là khi các em nói chuyện với cha mẹ, mà không phải là những cuộc chuyện trò với bạn bè. Có lẽ phần quan trọng nhất là vì những cuộc nghiên cứu này chỉ dành cho các em nhỏ ở độ hai tuổi rưỡi trở lại, nghĩa là nó chỉ phản ánh tốc độ khác biệt ở lứa tuổi mà kỹ năng ngôn ngữ của các em trai và gái phát triển khác nhau.
Nếu sự khác biệt về khả năng nói giữa các trẻ nhỏ không là bao nhiêu, vậy còn người lớn thì sao? Một số cuộc nghiên cứu chứng minh cho thấy trong nhiều trường hợp đàn ông nói nhiều hơn. Nhưng lại một lần nữa, sự khác biệt rất nhỏ.
Trong một nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu người Canada, là Deborah James và Janice Drakich, xét nghiệm kết quả của 56 cuộc nghiên cứu khác nhau về khả năng nói chuyện của đàn ông và đàn bà. Kết quả cho thấy chỉ có hai nghiên cứu nói rằng đàn bà nói nhiều hơn đàn ông, trong khi đó có tới 34 nghiên cứu cho thấy đàn ông nói nhiều hơn.
Mặc dù nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại, dường như đa số chúng ta vẫn khư khư giữ lấy ý kiến cho rằng phụ nữ nói nhiều hơn. Mà thật ra đó chỉ là một trong nhiều khía cạnh của đời sống chúng ta cho rằng có nhiều khác biệt to lớn giữa hai giới tính, nhưng khi kết quả của những nghiên cứu được đánh giá nghiêm chỉnh thì giữa đàn ông và đàn bà lại có nhiều cái tương đồng hơn là nhiều người nghĩ.
Vào năm ngoái khi một số nhà nghiên cứu đưa ra kết quả một công trình nghiên cứu nói rằng những bé gái ở độ bốn tuổi mang trong người khoảng 30% nhiều hơn số chất đạm được cho là quan trọng đối với một khu vực não bộ dành cho chức năng ngôn ngữ và khả năng nói, thì ngay lập tức một số cơ quan truyền thông đã vội vã suy diễn ra rằng đó chính là bằng chứng cho thấy bản chất của phụ nữ là nói nhiều. Trên thực tế, nghiên cứu đó không nhắc gì về việc nói nhiều hay ít giữa hai giới tính mà chỉ đưa ra một con số và không có kết luận.
Trong cuốn The Female Brain, tác giả – bác sĩ tâm lý Louann Brizendine, nói rằng đàn bà nói nhiều hơn đàn ông. Mỗi ngày, đàn ông nói khoảng 7.000 từ, trong khi đó đàn bà nói tới 20.000 từ. Hơn nữa, vị nữ bác sĩ này còn cho biết thêm là khi nói, đàn bà nói nhanh hơn đàn ông và sử dụng nhiều tế bào não hơn đàn ông cho công việc của cái lưỡi.
Nhưng cũng chính nữ bác sĩ này sau đó nói rằng cuốn sách của bà dựa vào những tài liệu không có cơ sở và không đáng tin.
Gần đây, một cuộc nghiên cứu sâu rộng và có hệ thống hơn của hai nhà nghiên cứu – James Pennebaker thuộc Đại học Texas ở Austin và Mathis Mehl thuộc Đại học Arizona – kéo dài 20 năm từ 1984 đến 2004, đã thâu âm những cuộc chuyện trò của gần 400 sinh viên Hoa Kỳ và Mexico.
Hai nhà nghiên cứu sau đó phân tich những cuộc đàm thoại đã được thu âm đó, thấy rằng trung bình mỗi ngày đàn bà nói khoảng 16.125 từ, trong khi đó đàn ông là 15.669 từ. Sự khác biệt giữa hai nhóm tính ra không bao nhiêu, và nếu thu gọn lại thì có thể nói là cả đàn ông lẫn đàn bà đã sử dụng khoảng 16.000 từ mỗi ngày.
Nghĩa là khoảng 15 từ cho mỗi phút khi thức, nếu cho một người bình thường ngủ 7 tiếng một ngày.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận là có sự khác biệt rất lớn giữa các cá nhân với nhau so với con số trung bình. Ví dụ, trong những cuộc ghi âm, người nói nhiều nhất đã thốt ra tới 47.000 từ một ngày (gần một từ cho mỗi giây) so với người nói ít nhất chỉ có 400 từ mỗi ngày, và cả hai cá nhân này đều là đàn ông.
Vậy thì, với quan niệm cũ kỹ cho rằng phụ nữ là người nói nhiều là không những quá ư sai lầm mà còn đổ oan cho họ. Thật đúng là oan hơn Thị Kính.
Có nhiều bằng chứng cho thấy đàn ông thích nói chuyện trong những buổi họp, hội nghị, hay nhóm. Ngược lại, phụ nữ lại thích nói chuyện ở những nơi có môi trường thoải mái, đặc biệt là những nơi mà cuộc nói chuyện giúp xây dựng và duy trì những mối quan hệ xã hội.
Một bằng chứng khác ủng hộ cách giải thích cho rằng cách góp chuyện của đàn ông và đàn bà cũng khác nhau. Các nhà nghiên cứu phân tích ý nghĩa của những lời phát biểu khác nhau và thấy rằng đàn ông có khuynh hướng tham dự vào những cuộc nói chuyện có tính cách góp ý kiến và quan điểm, trong khi đó phụ nữ thích tham dự vào những câu chuyện có đồng quan điểm và có tính cách khuyến khích người khác cùng tham dự vào. Do đó, cách góp chuyện của đàn ông có khuynh hướng nghiêng về ý kiến hay kiến thức, trong khi đó phụ nữ lại nghiêng về khuynh hướng tạo cơ hội cho người khác nói.
Nói chung, phụ nữ dường như dùng câu chuyện để xây dựng quan hệ cá nhân và duy trì sợi dây liên lạc gia đình và bạn bè nhiều hơn là để xác định địa vị hay gây ảnh hưởng lên người khác.
Một nghiên cứu khác so sánh những cuộc nói chuyện giữa hai vợ chồng và thấy rằng với những cặp vợ chồng truyền thống có vai trò giới tính rõ rệt, người chồng là người chi phối hầu hết những cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng, nhưng khi người phụ nữ sinh hoạt với những tổ chức nữ quyền, họ có khuynh hướng nói nhiều hơn chồng của họ. Do đó, những phụ nữ hoạt động nữ quyền thì thường không chịu chấp nhận vai trò giới tính truyền thống trong mối quan hệ vợ chồng.
Để có một kết luận cho câu hỏi “Phụ nữ có nói nhiều hơn đàn ông không?” thì không thể có câu trả lời rõ ràng là có hay không. Mà câu trả lời là còn tùy, với nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm bối cảnh nơi mà cuộc nói chuyện diễn ra, câu chuyện về đề tài gì và người nói là loại người nào, rồi những yếu tố này lại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như vai trò xã hội của người nói (ví dụ như giáo viên, nội trợ, người được phỏng vấn) và họ có quen thuộc với đề tài của câu chuyện.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất chúng ta tự hỏi: Nói nhiều có tốt hay không? Ngạn ngữ có câu: Im lặng là vàng – và chắc hẳn là trong nhiều bối cảnh văn hóa nơi mà sự im Iặng thích hợp hơn là nói, nơi mà ngôn từ không được xem như một phương tiện thích hợp nhất để biểu lộ cảm xúc, hoặc nơi mà sự im lặng là cách biểu hiện sự cảm kích hay kính trọng. Đôi khi, cái người im lặng đó lại là người có tiếng nói mạnh nhất.
Và, há chúng ta chẳng nhớ rằng sử gia Will Durant đã để lại câu danh ngôn: To say nothing, especially when speaking, is half the art of diplomacy – (Không nói gì, nhất là khi cần lên tiếng, là một nửa của nghệ thuật ngoại giao).

Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.