logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/02/2014 lúc 10:24:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tác phẩm Đá Gà của Họa sĩ Lê Văn Hưởng. By Lê Văn Hưởng

Tranh của họa sĩ Lê Văn Hưởng không nhiều tuy anh bắt đầu vẽ từ những năm 60. Tốt nghiệp Mỹ thuật Gia Đình năm 1966 và sau đó bỏ cọ xuống gia nhập vào quân đội khiến anh không còn dịp vẽ nữa. Tám năm sau, Lê Văn Hưởng cùng với đồng đội buông súng cùng những ước mơ trai trẻ để vào trại cải tạo học tập những điều không liên quan chút nào tới hội họa.

Sang Mỹ tuy chỉ với vài bức sơn mài hiếm hoi còn giữ lại nhưng người xem tranh của anh chắc chắn không thất vọng với nét cọ tài hoa của một thủ khoa của ngôi trường Mỹ thuật Gia Định. Tranh sơn mài Lê Văn Hưởng lộ ra nét sáng tạo, bức phá và tìm tòi trong một giai đoạn sung mãn của nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Màu sắc, bố cục và có lẽ đường nét riêng của anh đã chạm đến cái sâu nhất của người xem Việt Nam tại Mỹ: nỗi nhớ nhà day dứt.

Xem và đọc
Đặc tính đầu tiên của sơn mài là sự bóng loáng trên mặt khi tranh được mài đi mài lại nhiều lần sau mỗi lớp sơn. Sự phẳng phiu của mặt phẳng đôi khi đã phản lại công trình tỉ mỉ của họa sĩ nếu tác giả cố lấy sự trau chuốt kỹ thuật đánh lừa cảm xúc người xem. Công phu đánh bóng ấy không có trong tranh của Lê Văn Hưởng mà chính vết đỏ của son, vàng kim của nhũ, xanh trong, đỏ cam ruộm lên từ nhựa sơn sống của cánh gián và then đã làm tranh của Lê Văn Hưởng sáng lên chất màu quá khứ.
Tranh Lê Văn Hưởng không những chỉ xem mà còn có thể đọc được.

UserPostedImage
Họa sĩ Lê Văn Hưởng.
Sắc độ trong tranh của anh không bị kềm hãm bởi truyền thống và chính đường nét đã kể lại câu chuyện truyền thống trên từng cách tạo hình, bố cục. Những con gà lông lá tơi tả giữa chiến trường được bao vây bởi những hò hét, hứng khởi của hàng chục mái đầu trẻ thơ trong “Đá gà” gắn liền với kỷ niệm của rất nhiều thế hệ. Những bàn chân lật nghiêng đầy ấn tượng trong “Múa rồng” chứa rất nhiều giai thoại về sự sinh động của một cộng đồng cư dân tuy trong chiến tranh vẫn toát niềm tin và hy vọng vào tương lai của dân tộc.

Buổi đưa dâu rộn rã sắc xuân trong “Đám cưới” của tranh anh có khoảng cách rất xa với hình ảnh mà người ta thường thấy trên tranh sơn mài của các họa sĩ khác. Cô dâu trong tranh anh không e thẹn nơi ánh mắt hay sặc sỡ trong trang phục. Cô bình thường như những cô gái ngoài đời và cái khác duy nhất là chiếc quạt được khảm vỏ trứng nói lên phần nào nét duyên trinh của cô dâu một cách tế nhị từ màu trắng nguyên sơ.

Đám cưới rộn ràng nhưng không che chắn những con thuyền trầm mặc lững lờ neo trong ký ức người xem. Bức “Thuyền” của anh khiến người xem “đọc” rất nhiều trang giấy kể lại một không gian bây giờ không còn nữa tại những làng quê hay ngay giữa lòng thị tứ nơi từng có những con thuyền nhỏ bé chứa đầy hoài niệm ấy
Có rất nhiều họa sĩ khi từ Việt Nam sang Mỹ không còn tiếp tục cầm cọ mưu sinh hay đơn giản chỉ tìm một thú vui trong những lúc rảnh rỗi. Thời giờ và công việc thúc sau lưng buộc họ phải làm việc mưu sinh cộng với bao nhiêu thứ đa đoan của đời sống không cho phép họ ngồi trước giá vẽ mơ mộng và ấp ủ những tác phẩm để đời.

Lực cản lớn và quan trọng nhất cho một họa sĩ tại Mỹ, ngay cả họa sĩ bản xứ, là độ dày tờ resume của các triển lãm mà họ đã qua có đủ khẳng định với giới xem tranh về tài nghệ và sự nổi tiếng qua giới thiệu của các Curator tới phòng triển lãm hay không.

Khó khăn thứ hai làm họa sĩ Việt Nam khó tiếp cận với mỹ thuật thế giới là cách trình bày tác phẩm của mình khi phong cách hiện đại của các phòng triển lãm lớn đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị công phu và các chi tiết làm cho buổi triển lãm thành công không được bỏ qua dù là rất nhỏ. Những thao tác ấy phải được học từ môi trường đại học và thực hành nhiều năm sau khi ra trường đã khiến hàng trăm họa sĩ Việt Nam chùn bước khi đặt chân xuống Mỹ hay châu Âu.

Kiếm sống tại môi trường yêu thích
Lê Văn Hưởng có cái may mắn được kiếm sống tại môi trường mà anh yêu thích. Những ngày làm việc tại Trường Đại học Creek khoa Mỹ thuật có lẽ rất hạnh phúc đối với anh, họa sĩ tiếp tục học thêm trong các lớp này khi là một nhân viên làm việc trong trường.

Nói với chúng tôi về sự may mắn của anh, Họa sĩ Lê Văn Hưởng cho biết:
“Đối với mình tiếp cận với những sinh hoạt của một sinh viên và nhất là về hội họa, mỹ thuật thì nó lại càng thích hợp với mình. Ngoài chuyện lao động thì những lúc nhàn rỗi hay lúc vừa làm vừa nhìn học trò nó học, thấy những người thầy họ dạy. Những lớp thực tập ngoài trời, những xưởng mộc, xưởng gốm, những lớp học vẽ khỏa thân, trang trí hay lý thuyết… những môi trường đó nó cũng giống hệt như mình đã từng học ở Việt Nam.

Cái lối học bên Mỹ phải nói là rất thực tế thầy hay trò đều như vậy. Người thầy khi làm bài của họ họ muốn show hay muốn trình bày tác phẩm của họ cho công chúng thì đích thân họ làm từ A tới Z họ không nhờ ai đâu. Tôi lấy thí dụ một người thầy hàng năm họ phải tổ chức triển lãm hoặc là phải tổ chức bày những thành tích của mình thì chỉ một mình họ cặm cụi làm từ sáng tối đến chiều khuya…. chỉ một mình mà thôi của một ông thầy vẽ tranh sơn dầu chẳng hạn. Rồi cái ông làm gốm còn “phê” hơn nữa! Ông lặn lội nhồi đất rồi bỏ vào lò nung, tuy nhiên ở trong trường nó không bê bối, phức tạp và dơ bẩn như lò gốm Lái Thiêu của chúng ta.”

Những giờ học đầy may mắn ấy đã mở ra một tầm nhìn mới và rộng cách tiếp cận hội họa trong con người họa sĩ để từ đó trên canvas của Lê Văn Hưởng đã có rất nhiều thay đổi.

Tranh của Lê Văn Hưởng sau thời gian này đã toát ra một không khí khác, không còn là những kỷ niệm của những ngày đã xa. Anh ghi lại những cảm nhận của một họa sĩ xa xứ, nhìn ngắm chốn định cư với đôi mắt lập thể, khái niệm và đôi lúc trừu tượng.


Đó là những bức mang cùng chung tên gọi trong serie: “Mảnh đời”. Lê Văn Hưởng đã chuyển hẳn sang một khoảng lặng khác với màu sắc ảm đạm của bầu trời nơi anh đang sống. Màu xám trắng đã thay thế gam màu nóng trong sơn mài của anh. Chất liệu mix-media tuy giúp họa sĩ nói nhiều hơn nhưng hình như Lê Văn Hưởng vẫn trung thành với acrylic và màu dầu hơn là cách nhấn đường nét bằng gel, bột hay các thứ keo công nghệ khác.

Tranh anh không còn trau chuốt cho những đường nét nhằm truyền đi thần thái của hình tượng nữa mà sâu hơn, chúng gợi cho ký ức phải làm việc bằng thông tin của những đường thẳng đâm chéo, xuyên tâm hay tấn công lẫn nhau trên một bảng màu chứa đầy bóng tối. Những hợp lưu màu sắc, biến dạng chủ thể hay phá cách bố cục đã làm tranh Lê Văn Hưởng như được treo nghiêng và khi nhìn chúng khách thưởng ngoạn buộc phải nghiêng đầu theo cái nghiêng vô thức cúa tranh anh.

“Mình là người tốt nghiệp trong trường mỹ thuật Việt Nam, nếu nhìn cho cùng cấp trung học hay cao đẳng cũng vậy phương pháp dạy đều theo chương trình Pháp. Còn ở đây vào Mỹ mình không đi học nhưng được thấy người ta dạy, thấy học trò làm bài rất thích thú.

Tôi nghĩ rằng một sinh viên học 4 năm ra trường thì tôi cùng là người theo dõi trong bốn năm ấy cũng như có một cái bằng hàm thụ! Tôi đã làm ở đó 11 năm rồi. Mười một năm học trò ra trường họ vô học rồi họ làm bài, góp bài rồi thi ra trường…tới chừng họ lấy bằng cấp đeo hia đội mão ra trường thì mình chứng kiến. Như vậy các bạn thấy rằng cái nhìn của tôi và sự học hỏi bằng ánh mắt, bằng tai nghe thì nó phong phú biết bao nhiêu. Tôi tự tin rằng mình có rất nhiều kinh nghiệm những cách thức làm về art và nhưng gì hay của bộ môn mỹ thuật trong đó nó có cả gốm hay mix-media.”

UserPostedImage
Tác phẩm Đám Cưới của Họa sĩ Lê Văn Hưởng.
Sự tự tin của họa sĩ khiến người vui lây cái vui của người đã vượt được chính mình. Không hể mặc cảm trước sự học mà lắm người cho là không chính quy ấy đã giúp cho anh tìm được sự hồn nhiên của chính anh. Cái hồn nhiên mà trước đây gần năm mươi năm khi những bức tranh sơn mài miêu tả nhân cảnh đồng nội đã khiến rất nhiều người yêu chuộng và anh đã đeo mang chúng từ những ngày rời quê từ 25 năm về trước cho tới bây giờ vẫn chưa về lại.

Nhìn ngắm tranh do chính mình tự vẽ có lẻ là niềm vui đơn giản mà nhiều họa sĩ Việt Nam ao ước nhưng chưa thực hiện được nơi xứ người. Lê Văn Hưởng đã và đang làm điều ấy nhưng tranh anh không những chỉ dành riêng cho anh nhìn ngắm mà còn chia sẻ chúng cho cả khách phương xa, khách khó tính người bản xứ và biết đâu cho cả những sinh viên mỹ thuật đồng lớp của anh vừa mới ra trường vào năm ngoái?
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.