logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/02/2014 lúc 06:47:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ngọc Nuôi-Thành Được-Út Bạch Lan trong khúc hát Phượng Hoàng của “Nửa Đời Hương Phấn”
-...Thì chị cũng ráng về với em. Trong ngày em xuất giá. Cho vui lòng của ba má.
Chị cũng nở mặt nở mày với lối xóm bà con (song lang)
Còn dượng ba đây... Là một thanh niên có học thức lại đàng hoàng
Chị vô cùng sung sướng. Thấy em có được một người chồng đúng như lòng chị ước mong.
-Chị hai ơi, chị nói chi câu ấy cho đau lòng. Ai kia cũng đau khổ muôn phần.
Chớ có phải đâu người ta phụ bạc. Tại số trời, biết nói sao hơn.
-Anh nói chuyện ai mà em đây không hiểu được.
Anh hãy nói rõ ngọn ngành. Kẻo mà em đây thắc mắc với mình.
-Nếu thương người thì, xin đừng có nói ra. Mà tội nghiệp cho em của người ta.
Thà khổ một mình đừng để sầu cho em.
-Đau đớn thay! Gọi em mà gọi chẳng có nên lời.
Diệu ơi, em hãy nghe đây là sự thật. Chị Hai đây là...
-Chị đây là chị ruột của em.


Gì nữa đây. Một bài thơ? Kiểu thơ mới không vần điệu? Đọc tựa bài thì chắc bạn đã hiểu đây là một bài hát cải lương. Mà lời hát như vậy thì chắc là phải cải lương rồi, vì quá éo le gay cấn chứ không phải vì cái gì khác, như người ta vẫn thường dè bỉu cải lương.

Đây không phải là một bài vọng cổ vì hơi ngắn, không đủ 6 câu, mà là một điệu hát gọi là Phượng Hoàng. Người không chú ý gì đến cải lương thì nghĩ là cải lương chỉ có vọng cổ mà thôi trong khi thực ra cải lương có rất nhiều điệu hát dài ngắn khác nhau, soạn giả các vở tuồng có thể tùy theo cốt truyện mà dùng các điệu hát và đặt lời cho phù hợp.

Không hiểu sao bài ca này dính trong đầu tôi từ hồi nào tôi cũng không rõ. Nhưng nhiều phần là nó vào đầu tôi trước khi tôi được 14 tuổi, năm ba tôi mất.

Ba tôi là thợ may, hạng thợ may “xịn”, biết cắt may đồ lớn, tức bộ veston cho các ông mặc những khi cần trịnh trọng. Ông mở một tiệm may nhỏ nơi con đường xuống dốc cầu Bông, đường đi tới Lăng Ông Bà Chiểu, và xoay xở làm sao có đủ khách để nuôi sống gia đình có tới 6 đứa con mà vẫn có vẻ ung dung nhàn nhã (theo óc tôi nghĩ lúc đó).

Ông có một cái bàn cắt thật to và cao, giang sơn bất khả xâm phạm của ông. Để làm việc ở cái bàn cao ấy, ông phải ngồi trên một cái ghế đẩu rất chắc chắn và cao. Ông vừa cắt may vừa hát ư ử cả ngày (hình như tôi thừa hưởng cái tính này của ông). Gần chỗ ông ngồi là một cái tủ cao đựng vải vóc ông nhận của khách hàng. Trên nóc tủ là một chiếc radio được mở hầu như cả ngày, nguồn giải trí duy nhất của những người thợ may trong tiệm và cả gia đình.

Từ chiếc radio trên nóc tủ đó, tôi ‘thấm nhuần’ văn hóa Việt Nam xuyên qua những câu chuyện vui, những vở tuồng cải lương, những vở kịch nói, những bài hát bolero, những trận túc cầu được “trực tiếp truyền thanh”... Chỗ ngồi thích nhất của tôi là cái thanh ngang ở phần dưới của chiếc ghế đẩu mà ba tôi ngồi, nơi tôi nghe ông hát:

Ngày xưa thời có anh Trương Chi
Người thời thật xấu, hát thời hay thật là hay, ư ừ ư...
Mỵ Nương (này) Tây ở lầu Tây...
Con quan (này) Thừa Tướng (chứ) ngày rày cô ta cấm cung, ư ừ ư...
Hay
Có ai xuôi Vạn Lý, nhắn đôi câu giúp nàng.
Lấy cây hương thật quý thắp lên thương tiếc chàng, ì ì i í i í ì...

Là Bắc kỳ di cư, thế mà ông lại sính cải lương. Mới lên 9, 10 tuổi, tôi đã được ba dẫn đi coi cải lương vài lần và vẫn còn nhớ hình ảnh cô sơn nữ Phà Ca Thanh Nga, kép Hữu Phước trong vai ông em ngang tàng trong vở tuồng “Con Gái Chị Hằng”...

Và dĩ nhiên là nhớ nhất cảnh gặp gỡ giữa hai chị em cô gái điếm tên Hương và người em tên Diệu cùng với anh chồng mới cưới của Diệu, cũng là người yêu cũ của cô Hương, những nhân vật trong bài cải lương bên trên. Éo le! Đúng kiểu cải lương. Đây là một cảnh trong vở tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” của soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng, có đoạn đầu gần giống vở opera “Trà Hoa Nữ” nhưng kết thúc “có hậu” hơn khi nhân vật chính đi tu thay vì thổ huyết chết.

Và bài cải lương kia “dính” trong đầu tôi từ bấy đến nay! Sức mạnh của văn hóa nhồi vào đầu từ những năm nhỏ tuổi thật đáng nể.
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.140 giây.