logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/02/2014 lúc 06:42:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Tôi ở lại Hội An mấy hôm, sau đó đi Quảng Ngãi. Phố Hội ngày nay tuy đã tấp nập du khách tới lui nhưng hầu hết theo con đường của Tours du lịch. Cá nhân muốn đi các tỉnh phải lên Vĩnh Điện đón xe ngoài vào hoặc trong ra. 5 giờ sáng, tôi trả phòng, mang ba lô thả bộ về phía chợ, vừa thể dục vừa ngó chừng tìm xe ôm. Thành phố đang ngủ yên, đường vắng tanh, trời mát lạnh, lâu lâu mới có chiếc xe đạp chạy qua. Phía trên nhà bưu điện, quán cà phê bên đường đang nhóm lửa, cạnh có quầy hủ tíu, tôi ghé vào ngồi chung với một hai người khách. Bún là món phổ thông dọc đường. Một tô bún, một ly cà phê, chỉ mấy nghìn đồng (chừng 20 cent) cũng xong bữa điểm tâm như khi ngồi ở Tài Bửu hay phở Nguyễn Huệ.
Xe ôm đi Vĩnh Điện 10 nghìn đồng, thêm 5 nghìn bù lúc chạy về không, anh xe vui vẻ đưa tôi lên ngã ba đón xe Đà Nẵng vào. Hội An lên Vĩnh Điện theo con đường mới mở, ngang qua trụ sở Huyện Điện Bàn, gần hơn đường cũ rất nhiều.
Trong khi chờ xe, tôi gạ chuyện với bác chủ quán tạp hóa bên đường:
- Đây là ngã ba Vĩnh Điện trước kia phải không bác?
- Xưa giờ cũng dậy.
- Tôi thấy nhà cửa không thay đổi ngoại trừ Nhà Bưu Điện.
- Dân không dám xây cất vì nhà nước lúc nào cũng hăm he mở đường.

Điện Bàn là thị trấn nằm trên trục lộ giao thông Bắc Nam, nhưng như một phố cổ, chỗ nào cũng lụp sụp. Bác chủ quán cho biết: “Ai cũng chờ giải tỏa để được bồi thường, nên mấy chục năm rồi không ai dám sửa sang chi”. Tôi hỏi thăm một vài người trước đây ở Điện Bàn, ông đều biết và tỏ ra rất có cảm tình, xem tôi như bạn cố tri. Tôi thấy vui vui, chuyện vãn giúp tôi đỡ sốt ruột trong lúc chờ đợi. Xe vào đã mấy chuyến nhưng toàn Daklac, Sài Gòn. Lát sau, có xe Qui Nhơn, tôi vội giã từ ông chủ quán. Xe 24 chỗ ngồi mà chỉ mới mấy người khách, qua các khu đông dân, xe chạy chậm như rùa và còi bóp liên tục, có ý mời khách. Anh phụ xe đến thu tiền:
- Chú xuống chỗ nào?
- Ngay thị xã Quảng Ngãi.
UserPostedImage
Quảng Ngãi có sông Trà Khúc, mỗi lần tàu hỏa ngang qua, cảnh thuyền bè sông nước lồng vào bóng ngọn núi Thiên Ấn đẹp làm sao, rất muốn dừng chân. Nhưng đã bao lần, chỉ ngắm cảnh, chụp hình từ trên tàu. Dân sống dọc đường tàu đa số nghèo, trái lại hai bên quốc lộ khá hơn. Nơi nào lưu thông dễ dàng, đông người qua lại thì cuộc sống tấp nập, kinh tế tất khá hơn, đó là điều tất yếu.

Thị trấn nào cũng nhà cao phố rộng, trường học ngày nay khang trang sáng sủa hơn, đẹp nhất là từng đoàn nữ sinh áo trắng đạp xe đến trường, hình ảnh gợi nhớ bài “Tuổi Ngọc” của Phạm Duy:

Xin cho em, một chiếc áo dài
Cho em đi, mùa Xuân tới rồi…

Những tà áo trắng trinh nguyên phập phồng theo nhịp đạp xe, hình ảnh đẹp một thời của học trò (1). Tuổi đời qua đi nhưng cuộc đời vẫn được làm đẹp từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác. Con người có muốn đổi thay cũng khó thay đổi những gì đã trở thành biểu tượng, nhất là biểu tượng của tuổi thơ, tuổi ngọc, tuổi thanh xuân…

Chiếc xe đò vào đến Tam Kỳ chạy vòng qua ngã Ba Tháp lấy hàng đón khách, bấy giờ mới chịu chạy mau một chút. Đoạn đường hơn trăm cây số phải mất gần 3 tiếng đồng hồ, vào Quảng Ngãi xe thả tôi xuống ngoài rìa thành phố. Đã hẹn với người quen tại ngã ba vào thị xã, nhưng lại hai ngã ba, ngã ba ngoài và ngã ba cầu Bàu Giang. Thành ra hai bên đứng hai ngã ba nên không cách nào thấy nhau. Hơn tiếng đồng hồ, tôi phải “chống đỡ” với cánh xe ôm cứ lượn quanh mời mọc. Mãi đến lúc có người cho biết đây là ngã ba “cầu Bàu Giang”, chúng tôi mới gặp được nhau.

Hơn 20 năm trước, Hà có người anh nguyên là dân Quốc Gia Hành Chánh, đã từng làm Trưởng Ty, Phó Quận, thông minh tháo vát, có lẽ nhờ thế mà anh “lách” khỏi dòng thác lôi cuốn bao nhiêu người vào trại cải tạo. Anh “đổi đời” đi làm công nhân. Anh hàn gió đá, hớt tóc, sửa xe, nghề nào cũng vất vả, người anh vốn đã gầy, ngày càng gầy hơn. Anh bỏ công nhân lên làm chủ, chủ tiệm cầm đồ. Anh chẳng phải ngọ ngoạy tay chân, suốt ngày thuốc lá cà phê. “Gu” của anh là Cotab, anh hút thuốc rất điệu nghệ, hít hà đúng cách chứ không chập choạng như tôi. Một hôm anh chạy đến vườn Bosanobo gọi một ly cà phê rồi gạ chuyện, anh đưa ra một chiếc máy ảnh:
- Anh xem giùm cái này bao nhiêu mua được?
Tôi hỏi lại:
- Người ta bán bao nhiêu?
- Họ cầm, 50 ngàn được không anh?
- Anh có tiệm cầm đồ? Pentax SP 2, bây giờ cũng phải trên 200 nghìn.
Chuyện vãn một lúc mới biết anh cũng là bạn thân với người tôi quen, nguyên làm nghề thầy ở Đại Học Huế, sau 75 chạy vô Nha Trang chuyển qua nghề lý số. Và kết thúc anh đã nhờ tôi hướng dẫn Hà chụp hình để sống qua ngày.
Chuyện “tình nghĩa” thời Quê Hương rách nát lại được việc. Phút đầu anh em nhìn nhau hơi ngờ ngợ, thế sự bao chuyện đổi thay, vậy là thường. Hà đưa tôi đi một vòng qua phố xá. Quảng Ngãi cũng như nhiều tỉnh thành khác đang trong thời kỳ xây dựng vươn lên. Các cơ quan nhà nước đều to lớn mới mẻ. Nhưng nhà dân thì không đồng đều.
- Bây giờ cũng đã trưa, em đưa anh đến một khách sạn, sau đó mình đi ăn rồi bàn tính chuyện chiều nay. Nhớ là khách sạn trung bình thôi.
Hà đưa tôi đến Central Hotel 3 Sao. Mỗi chuyện leo lên mười mấy bậc tam cấp tôi đã không thích rồi. Có lẽ Hà nghĩ chẳng mấy khi nên muốn tôi có một chỗ ở cho tươm tất. Tôi thì ngại kiểu cách quá chỉ tổ người ta để ý. Đi đường cứ xuề xòa cho qua chuyện. Khách sạn “Sao” nên đắt gấp đôi. Tiện nghi chỉ hơn tí, song nhân viên rất lịch sự, không có kiểu nhân viên khách sạn “Cửa Đại” ở Hội An. Khách sạn nằm ngay trung tâm thị xã đúng như tên “Central”. Khách vào ra toàn ăn mặc theo lối doanh gia, đại cán, chỉ mỗi tôi là kiểu “Tây ba lô”. Tuy thế mọi người đều tử tế, mấy cô Lễ Tân thì cứ thắc mắc “sao chú đi một mình”. Một mình đã mệt hết hơi, lại còn mấy mình.
Từ khách sạn qua con đường bên kia công viên thành phố, có quán cơm với những món ăn truyền thống của quê nhà. Canh chua, tôm ram, thịt kho tàu, cá kho kiểu Huế… Bữa cơm tuy không sang mà ngon, lại rẻ. Mỗi thành phố có một hai quán cơm hay hàng quà, chỉ người địa phương mới biết. Khách ở xa, không may vào phải quán “dở hơi” thì đành cố cho qua bữa mà thôi… Vừa ăn cơm, chúng tôi vừa bàn công việc:
- Chương trình chiều nay mình sẽ đi những nơi nào?
- Từ đây qua cầu Trà Khúc, lên núi Thiên Ấn, về khu chứng tích Mỹ Sơn, rồi ra bãi biển Mỹ Khê.
- Hay lắm, nếu kịp chiều nay, mình lấy vé máy bay mai đi Sài Gòn. Lát trở lại khách sạn hỏi xem.
- Máy bay ngày nào cũng có chuyến không biết còn chỗ không.
- Theo em, ngoài những nơi mình sẽ đi, Quảng Ngãi còn hình ảnh kỷ niệm nào nữa đối với một người xa quê lâu ngày?
- Kia, anh nhìn xéo qua góc đường Phan Đình Phùng và Phan Chu Trinh có bồn chứa nước (chateau d’eau) từ thời Tây, và ngôi nhà thờ cổ xây từ 1939 trên đường Trần Hưng Đạo, ai đã từng ở Quảng Ngãi, nhìn là biết ngay. Nhưng nói về Quảng Ngãi còn nhiều thứ khác nữa chứ anh.
- Chẳng hạn?
- Sản phẩm từ đường mía: đường phổi, đường phèn. Lại còn bánh tổ, bánh tro, mì Quảng…
Tôi không rõ lắm về tô mì Quảng, chỉ biết bánh lúc nào cũng màu vàng, có lẽ để phân biệt với bánh phở chăng. Hồi còn đi học, có anh bạn thường ví cuộc đời như tô mì Quảng. Hỏi ý nghĩa, anh bảo: “Mặn đắng chua cay lẫn ngọt bùi”. Một tô mì mà có bao nhiêu thứ như thế thì liệu có ngon không. Tuy nhiên thực tế mì Quảng là món ăn có tiếng mà không phải ai mở quán cũng nấu được.
Lễ tân khách sạn cho biết máy bay đi Sài Gòn không còn vé, sực nhớ người bạn đồng nghiệp cũ, có cô con gái làm ở Air Việt Nam Đà Nẵng, tôi gọi phone nhờ mua được vé ngày mốt, nhưng tối mai cứ ra sân bay đi vé chờ. Mọi việc vậy là tạm ổn theo dự tính.

Núi Thiên Ấn nằm bên tả ngạn sông Trà Khúc. Từ bên này sông nhìn qua, Thiên Ấn như một quả đồi dài, dạng mâm xôi, người xưa nhìn giống như con dấu (ấn) soi bóng xuống giòng sông (niêm), nên núi sông hợp thành tên “Thiên Ấn Niêm Hà”. Núi Thiên Ấn cây cỏ lưa thưa, nhưng giòng sông thì đẹp. Mùa này nước cạn, lòng sông bày lên những doi cát ngoằn ngoèo, những con thuyền nhỏ trống không, phơi mình dưới ánh nắng chiều. Cảnh vừa tĩnh lặng vừa buồn. Đường lên Thiên Ấn thoai thoải, từ lưng chừng núi nhìn về hướng Bắc, Quốc lộ 1 như con rắn màu xám trườn qua cánh đồng lúa xanh, một vài xóm nhà quanh mấy ngọn đồi lúp thúp, càng xa càng nhạt rồi mất hẳn trong sương chiều… Tôi dừng lại thật lâu để ngắm và chụp những “cảnh ngoại vi”. Khi lên chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Vô Vi… nhìn xuống mới phân biệt được trong đục những gì mình gặp hằng ngày và cả suy nghĩ trong tâm tư mình nữa. Đa số du khách chỉ lo vội vàng chạy xem di tích, chụp hình nơi này nơi kia, lo gom thu sự kiện mà quên đi cảm xúc, suy tư do cảnh trí mang lại cho mình.

Trên đỉnh Thiên Ấn, ngôi chùa cùng tên, do Hòa Thượng Pháp Hoa dựng vào thời Hậu Lê, được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch “Sắc Tứ Thiên Ấn Tự” vào năm 1716. Chùa có giếng nước sâu mấy chục mét. Tương truyền, lúc dựng chùa xong, Hòa Thượng khởi công đào giếng ròng rã 20 năm, khi giếng có nước thì Hòa Thượng viên tịch.
Không là ngày lễ, chùa khá yên tĩnh, nhưng trước chùa cũng có quán hàng kiểu tạm bợ. Trước khi vào chùa có một cổng chào:
“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Sắc Tứ Tổ Đình Thiên Ấn”.
có nghĩa là cơ sở không thuộc Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất như thường nghe. Ngày trước chùa chỉ có một cổng lớn, nay xây thêm tường và Tam Quan ở ngoài, mở rộng sân chùa. Cổng lớn 3 tầng mái chỉ một lối đi, bên trong, trước chánh điện có đài Quán Thế Âm đắp hai con Rồng dài chầu Pháp Luân với ngọn lửa từ bi. Tuy ngôi chùa có từ thế kỷ 17 nhưng đã bị hủy hoàn toàn năm 1947, xây lại năm 1959 và trùng tu nhiều lần nên nét cổ không còn. Bên hông chùa, ở phía sau có 7 tháp của 7 đời Tổ. Một tháp lớn 9 tầng đang xây, thợ thầy, vật liệu ngổn ngang mà không thấy vị Tăng nào. Có mấy thanh niên nam nữ cười đùa bên sân chùa tôi đến hỏi thăm.
- Các em ở tại đây hay nơi xa đến du lịch.
- Tụi cháu ở dưới thị xã.
- Ở đây mà cũng đi chơi Thiên Ấn?
- Dạ ngày nghỉ đi cho vui chớ biết đi mô chú.
- Cháu biết ngày hội lớn của chùa vào ngày nào?
- Dạ ngày 17 tháng Giêng, ngày đó đông người đi không nổi mô chú ơi.
- Vì thế mà các cháu đi trước!
Cả bọn cười hì hì rồi kéo nhau đi.
Chùa hiện có một đại hồng chung, mà tương truyền chuông đúc không có tiếng, nhà lò định nấu đúc lại, chùa biết được mua về và giộng lên thì có tiếng ngân vang. Trong khuôn viên chùa có cây Thiên Tuế, và cây Đa thuộc dạng cổ thụ hiếm thấy. Trước chùa có hai am nhỏ, một bên thờ hạt lúa lớn như cái nồi đồng, một bên thờ Tiêu Diện.
Trên đỉnh Thiên Ấn còn có mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Huỳnh người huyện Tiên Phước Quảng Nam. Cụ là nhà khoa bảng và yêu nước, cùng thời với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trấn Quí Cáp. Cụ bị Pháp đày đi Côn Đảo suốt 13 năm, từ 1908 đến 1921 mới được thả. Cụ sáng lập tờ Tiếng Dân ở Huế (1927-1943). Cụ qua đời tại Nghĩa Hành, Quảng Ngãi năm 71 tuổi (1947). Mộ cụ Huỳnh rất khang trang nhưng theo phong cách “Liệt Sĩ” nên tôi không thấy nét cổ kính. Đứng trước mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng nhìn xuống, thành phố Quảng Ngãi phía bên kia sông Trà Khúc, tựa lưng vào núi Thiên Bút mờ mờ sương khói như một bức tranh Tàu.

Người xưa vốn trọng chữ nghĩa quí trọng giống nòi nên “Rồng Tiên Nghiên Bút” thường thấy qua hình ảnh Sơn Hà Xã Tắc. Ngày nay, con người “khám, phá” mọi nơi để “làm đẹp” nhưng mục tiêu là tiền, nên Quê Hương vốn giàu đẹp, đất nước lại càng ngày càng nghèo.
Trần Công Nhung
————
(1) Có một thời gian dài sau năm 1975 tà áo dài bị coi như tội phạm, trốn hết, từ chợ búa đến học đường, toàn bà ba. Mấy chị giáo viên miền Bắc áo cánh quần đen, có khi ngồi co chân lên ghế giảng bài.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.