logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/02/2014 lúc 06:28:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Gérard Paul Louis Mulliez
Trong một bài viết phóng sự về tài sản, sơ đồ tượng trưng so sánh, có khoảng 90 siêu phú thương trên thế giới đứng một bên với gia tài khổng lồ, gộp lại bằng bên kia là hơn mấy tỷ người thường. Một sự mất cân bằng lệch lạc kỳ lạ trong cõi nhân gian này! Dĩ nhiên, những vị cực kỳ giàu có này đều nằm trong khối kinh doanh, thật đúng với câu danh ngôn Việt Nam: "Phi thương bất phú". Gần đây, các doanh nhân triệu phú đã xuất hiện nhiều ở Việt Nam và cũng có nhiều tài năng trẻ Hoa Kỳ gốc Việt.

Riêng tại Pháp, dân chúng rất quen thuộc với các sản phẩm dùng thường ngày do phẩm chất tốt đẹp, và có thể biết được những khuôn mặt doanh nhân tiềm ẩn sau sản phẩm. Theo thứ tự giảm đi thì giàu nhất là:

Gia đình Mulliez

Gia đình Mulliez là chủ nhân dãy siêu thị Auchan khắp nước Pháp, với hình biểu tượng là con chim sẻ xinh xắn. Do sự cạnh tranh hợp pháp của các siêu thị lớn khác như Leclerc, Cora... chim sẻ đã hơi gầy đi chút xíu, nhưng gia đình ông cụ Mulliez vẫn còn quá giàu với các thương hiệu khác cũng được họ nắm trong tay. Đó là tiệm Décathlon (sản phẩm đa thể thao gồm các dụng cụ, quần áo mặc riêng biệt cho từng môn như cỡi ngựa, đi xe đạp, leo núi ...), Leroy Merlin chuyên bán đồ dùng trong công việc sửa chữa, xây dựng nhà cửa (bếp núc, phòng ốc), trang hoàng, sơn tường, đánh bóng v.v...

Tiệm Boulanger bán dụng cụ máy móc điện tử, như máy truyền hình tối tân mỏng dính hình chữ nhật (không là một khối bề bộn như xưa), điện thoại kiểu cổ điển đủ loại, các máy tí hon cầm tay thuộc thế hệ có chữ “i” (từ mẫu tự “e” của Mỹ thành “i” của Pháp và Việt đọc giống nhau) như i-Pad, i-Pod, i-Phone ; các đĩa hát và phim ảnh, các dụng cụ tối tân phục vụ nội thất (bếp, phòng khách, phòng ngủ...).

Ba tiệm chuyên về quần áo mà giới trẻ rất thích vào mua sắm là Pimkie, Kiabi và Jules. Ngoài ra, còn chuỗi dây chuyền tiệm bán thức ăn nhanh ban trưa và tối, theo lối tự phục vụ Cafétéria là Flunch trên toàn nước Pháp. Nhờ ảnh hưởng Mỹ, các món rau cải nấu chín được cho lấy không giới hạn ngoài món ăn chính, và được thay đổi phong phú.

Ông Gérard Paul Louis Mulliez (người Pháp cũng có tục lệ đặt nhiều tên kèm theo họ như xứ ta, ghi trên khai sinh đầy đủ nhưng ngoài đời thường, họ hay lấy cái tên đầu tiên cho gọn, đây là Gérard) sinh năm 1931 (83 tuổi), là con trai của một doanh nhân giàu có, kinh doanh sợi len dệt áo lạnh có tên là Philda ở Pháp. Ông hoàn toàn chịu ảnh hưởng người cha và tốt nghiệp đại học kỹ nghệ ngành tơ sợi may mặc.

Năm 1954, ông được nhận vào hãng Philda của bố và bắt đầu với chức vụ thấp là Trưởng toán điều khiển ê-kíp thợ. Sau đó, ông là Sếp sản xuất và lên chức Giám Đốc bán hàng. Ông tiếp tục học hỏi thêm ở Mỹ (và Anh trong quá khứ) và ở các vị trí Giám Đốc khác trong nghề làm chủ Siêu Thị. Vì bước đầu khó khăn, ông cố ý đặt tên siêu thị “Auchan” với chữ cái A để xuất hiện đầu tiên trong Niên Giám Thương Mại. Đó là năm 1961.

Nguyên tắc đã làm Auchan, siêu thị đầu tiên mở ra ở vùng Roubaix (phía Bắc nước Pháp, tỉnh lỵ lớn là Lille) thành công ngay lập tức, là “bán rẻ nên bán được nhiều hàng hóa”. Nguyên tắc này do chủ nhân các siêu thị Leclerc áp dụng và truyền lại cho Auchan. Sự liên đới giúp nhau, nếu chịu khó đến thăm hỏi.

Siêu thị thứ nhì Auchan mở ra ở cũng ở phía Bắc, vùng ngoại ô nhỏ hơn với 12,000 dân (Roncq) nhưng ông thiếu vốn và không mấy có thiện cảm với các nhà băng cho vay cắt cổ hay các thị trường tiền tệ. Thế là ông quay về phía gia đình và tạo dựng ra “Hội gia đình Mulliez” (AFM) gọi tắt cho gọn là “Nhóm Mulliez”. Nhóm này từ đây góp vốn gầy dựng thêm tất cả các siêu thị mang tên nói trên, để bành trướng ở quốc nội (Pháp) rồi ra khỏi biên giới thành ra quốc tế.

Họ giữ phần lớn vốn liếng trong đó. Ông chủ nhóm AFM theo đạo Chúa và chia thêm lời cho nhân viên dưới dạng cổ phần từ năm 1976. Đến năm 1981, phe tả lên cầm quyền và đánh “Thuế Tương Trợ trên Gia Tài lớn” khiến cho vài thành phần trong Nhóm AFM bỏ qua xứ Bỉ cư ngụ (“trốn” thuế), chuyện hợp pháp.

Khi đã lớn tuổi quá, ông Mulliez nhường cho con cháu vai trò lãnh đạo, nhưng vẫn còn giữ ghế chính trong Ủy Ban Chiến Lược. Một chuỗi siêu thị như vậy (và các tiệm buôn khác nói trên) hình thành từ người cha tài giỏi, cho con được đào tạo kỹ sư chính tông, con chịu khó học hỏi thêm và có sáng kiến xoay xở trong tinh thần Gia Đình Liên Kết. Các thành viên trong gia đình đều tài giỏi và hòa thuận với nhau. Con ruột hay cháu chắt đều được đặt đúng chỗ vai trò lãnh đạo (không phân biệt) do tài năng thích hợp. Tài sản của nhóm AFM được ước lượng lên đến khoảng 18 tỷ Âu Kim, ông chủ Mulliez được thưởng Huy Chương Danh Dự năm 2004.

Bà Liliane Bettencourt (mỹ phẩm Oréal).

Gia đình bà là chủ nhân của 10 thương hiệu sản phẩm làm đẹp cho nam nữ, trong đó có tiệm nổi tiếng Yves Rocher với các thứ dầu gội đầu, dầu thơm. Yves Rocher được ưa chuộng vì ông (đã quá cố, con cái tiếp tục thừa hưởng kinh doanh) chủ trương không dùng những chất chiết xuất từ gia súc, mà chỉ là cây cối lá hoa nguyên chất thơm lừng tự nhiên.

Những tiệm mang tên ông sống ghép vào các chuỗi cơ sở siêu thị, hay trong các thương xá lớn bán rất chạy. Lancôme là một hiệu son phấn cho phụ nữ cũng lừng danh thế giới. Nhãn hiệu xà bông tốt Cadum cũng của họ, Yves Saint Laurent với nhiều thứ thuốc nhuộm tóc bền lâu, dụng cụ sấy tóc, làm quăn tóc, trang điểm.

UserPostedImage
Một số tỷ phú của Pháp.
Bà Liliane B.

Bà Liliane B. cũng đã được thưởng Huy Chương Danh Dự như ông Mulliez. Huy Chương Danh Dự là tấm mề-đai tượng trưng phần thưởng tinh thần cao quý nhất dành cho chiến sĩ quân đội ưu tú, hay công dân phục vụ tích cực cho quốc gia (la Légion d'Honneur), do chính hoàng đế Bonaparte Napoléon tạo ra từ năm 1802. Có 5 cấp bậc theo tầm quan trọng, thấp nhất là “Quí Phái” và cao nhất là “Bắc Đẩu Bội Tinh”.

Có những công dân vô cùng hãnh diện khi được trao tặng Huy Chương này, sau khi Ủy Ban hành chính họp 3 lần mỗi năm và quyết định sự xứng đáng phục vụ tổ quốc (từ 20 năm trở lên). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp từ chối rất đặc biệt, thường khi do các danh nhân trong ngành văn chương, hội họa hay phim ảnh: những kẻ “ngông” nhất đời và quan niệm rằng, chính phủ là “Ai” mà có quyền trao Danh Dự cho họ.

Điều này có thể được chiêm nghiệm vì sau khi những vị Tổng Thống qua đời hay xuống chức lúc hết nhiệm kỳ thì dĩ vãng của họ bị báo chí khui ra cũng đầy tai tiếng. Tuy nhiên, số người chấp thuận vẫn đông hơn số người từ chối, vì sự chọn lựa rất tỉ mỉ và Danh Dự quốc gia vẫn cao quý hơn vài cá nhân cầm quyền tổ quốc dính vào xì-căng-đan (như vụ TT lấy kim cương do nguyên thủ quốc gia Phi Châu tặng cho nước Pháp làm của riêng...).

Vị nữ doanh nhân hiếm có, cực giàu trong một kim tự tháp đông đúc nam tử trên chóp đỉnh dường như được máu di truyền của mẹ để lại, sinh năm 1922. Chính mẹ bà cũng là một nữ phú thương từ thế kỷ thứ 19 (1885-1927), mẹ mất khi bà lên 5. Đặc biệt, như một truyền thống gia đình đã để lại dấu ấn sâu sắc, bà là con gái duy nhất trong gia đình thì con gái bà cũng vậy.

Phu quân bà là một công chức cao cấp trong chính quyền (Bộ Trưởng) và đồng thời cũng làm thương mại. Ngành nhuộm tóc với các chất nhuộm được cho là “vô hại” là mỏ vàng do cha ruột của bà để lại cho con gái, khi ông mất năm 1957 với nhãn hiệu Oréal danh tiếng. Tài sản của bà được ước lượng khoảng 15 tỷ Âu kim.

Theo báo chí Pháp và thế giới (có thay đổi theo thời thế) thì bà đã từng là người phụ nữ giàu hạng ba trên toàn cầu. Đối với dân chúng, có hai áp-phe càng làm bà thêm nổi tiếng : đó là vụ con gái ruột duy nhất kiện bà ra tòa, và nghi án tài trợ lén lút cho cựu TT Sarkozy lúc ông này chuẩn bị ứng cử dù theo luật pháp, bà có quyền làm việc này. Bà có riêng một cơ sở từ thiện hỗ trợ các công trình nghiên cứu về y khoa, văn hóa và nhân loại.

Trong vụ án hy hữu con gái đưa mẹ ra tòa, bà đã làm hòa lại với con sau khi giải quyết thỏa đáng người “tay ba” chen vào giữa hai mẹ con, chắc chắc chỉ vì tiền bạc quá nhiều. Theo cô gái, mẹ cô đã bị "dụ dỗ". Cuối vụ án, bà sẽ chia gia tài cho con, cháu là hàng đầu, và Tay Ba vốn là một nhiếp ảnh gia được chia "ké" theo thể thức quốc tế dù không là thành viên trong gia đình. Ông này sẽ lấy phần sau khi bà từ trần theo di chúc để lại. Còn áp-phe chính trị chìm dần vào đêm đen lịch sử.


Ông Bernard Arnault

Ông còn khá trẻ - 65 tuổi - trong nhóm 10 tỷ phú tại Pháp, là một kỹ sư tốt nghiệp đại học Bách Khoa, làm giàu trong thương mại hạng sang. Ông là chủ nhân doanh thương dầu thơm Christian Dior nổi tiếng thế giới, cửa tiệm buôn bàn ghế Conforama rất bình dân, thương hiệu rượu sâm-banh ngon có tiếng (Hennessy, Mercier ...). Ông điều hành một nhóm thương hiệu hạng sang nhất thế giới, nhờ chủ trương hoạt động theo chính sách Mẹ bảo dưỡng Con mới lớn lên, và Con sẽ hoạt động riêng rẽ sau khi trưởng thành nhưng vẫn còn liên hệ với Mẹ.

Trong địa hạt Mạnh Thường Quân, ông ủng hộ chính phủ xây dựng nhiều công trình đồ sộ về bảo tàng viện, trưng bày tranh vẽ Picasso... ; chính ông cũng là nhà sưu tầm đồ cổ và yêu thích nghệ thuật. Tài sản ông lên đến (theo ước lượng, con số thay đổi theo các báo cho biết) hơn 20 tỷ đồng Euros.


Ông Serge Dassault

Ông năm nay 89 tuổi, doanh nhân trong ngành hàng không và quân lực, đồng thời là chính trị gia (cựu nghị sĩ, thị trưởng) gốc Do Thái, gia sản ước lượng vào khoảng 13 tỷ đồng Euros. Tiểu sử ông đặc biệt quan hệ đến thời kỳ Đức Quốc Xã, lúc nước Pháp bị đại họa Nazi giáng xuống, nhất là dân gốc Do Thái. Cha mẹ, người anh và ông bị Gestapo bắt giam cầm một thời gian, bố ông tên Marcel - vốn có hiểu biết chuyên môn - đã từ chối hợp tác với người Đức trong ngành hàng không (chế tạo máy bay).

Tám tháng sau, cả gia đình được cứu thoát nhờ sự can thiệp của một nhân viên cao cấp trong Đảng Cộng Sản Pháp. Từ tên gốc Do Thái (Bloch), họ lấy tên mới Dassault và theo đạo Chúa. Serge D. tốt nghiệp đại học Hàng Không Vận Chuyển - Chế Tạo Máy Bay và Không gian. Từ đó, ông lên như diều gặp gió trong hãng chế tạo máy bay có sẵn của bố ông. Ông còn từng là chủ nhân báo chí một thời, tạo áp lực làm ký giả than phiền (báo Figaro, nhóm Expresse).

Qua lãnh vực chính trị, cấp bậc cao nhất ông đạt đến là Thượng nghị sĩ, Thị trưởng. Ông cũng lập ra tổ chức từ thiện giúp người tàn tật và ủng hộ nghiên cứu y khoa. Về mặt đạo đức, ông từng bị phạt tòa với tội danh hối lộ để nhân viên được bầu vào Tòa Thị Chính. Nhờ được quyền miễn trừ của Thượng Nghị Sĩ, ông thoát khỏi cuộc điều tra của thẩm phán, nhưng vết nhơ này hình như đã được chính ông thú nhận. Dù sao đi nữa, ông cũng được nhiều Huy Chương Danh Dự dành cho công dân xuất sắc phục vụ tốt đẹp tổ quốc.

Những tỷ phú còn lại làm chủ các thương hiệu may mặc quần áo theo mốt mới thời đại và nước hoa cực sang (Chanel). Đặc biệt trên mạng lưới toàn cầu có nhóm “Free. fr” do ông chủ Xavier Niel vừa vào top 10 là trẻ tuổi nhất ; còn lại, họ đều rất lớn tuổi, sống lâu. Học vấn cao, trí tuệ thông minh, xoay sở tài giỏi, truyền thống gia đình từng làm thương mại đều là những yếu tố rất quan trọng để trở thành tỷ phú.
Thêm một điều lạ lùng khác là dù cho kinh tế có thăng trầm, những tài sản đồ sộ này luôn luôn tăng dần lên chứ không giảm. Khoảng cách giữa 10 tỷ phú và 500 triệu phú trên đất Pháp càng xa hơn chút nữa, và khối người còn lại - với tầng lớp lãnh lương tối thiểu (Smic) - thì không có cách nào để họ với tới hay đám trẻ vừa bước vào thị trường kinh tế có gan mơ ước điều gì cao xa.

Sẽ còn rất lâu để những nhà tỷ phú này chịu khó nhìn xuống để theo gương Bill Gates: ủng hộ dân nghèo ra khỏi cảnh khốn khó và kêu gọi thêm nhiều tỷ phú khác tích cực góp thêm phần. Riêng về luật pháp trong chế độ tư bản thì không cấm làm giàu mà không dự đoán được là "quá giàu bất thường" nên sửa đổi rất khó, hầu như là vô khả kháng.
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.173 giây.