logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/02/2014 lúc 06:48:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Có lẽ bạn cho tôi sắp loạn trí, người ta nói đến ước mơ của tuổi trẻ chứ ai lại nói tới ước mơ của tuổi già? Nhưng mà

có đấy các bạn ạ. Còn sống là còn mơ ước, không mơ ước, mình là người-chết sao? Miễn là đừng mơ mọc cánh bay

lên sao chổi Ison là được.


Tuổi trẻ và ước mơ

Chúng tôi là bạn của nhau ngay từ năm đầu tiên đi học. Lúc đó chúng tôi cùng học lớp năm ở trường Gia Hội Huế. Tôi

không còn nhớ chúng tôi đã làm quen với nhau như thế nào? Có lẽ từ những trò chơi nhảy dây nhảy lò cò hay trò chơi

ô làng bằng những tờ giấy lịch...

Năm 1948, gia đình tôi bị cuốn theo cơn gió chia ly của thời cuộc, bỏ dở tình bạn không một lời hứa hẹn. Sau hiệp

Định Geneve 1954, gia đình tôi trở về Huế, chúng tôi lại gặp nhau ở trường Gia Hội. Ngôi trường vẫn đứng đó, dõi

nhìn chúng tôi lớn lên, chia tay rồi hội ngộ, lúc đó chúng tôi cùng học lớp Nhất. Nhưng rồi dòng đời vẫn chưa chịu yên,

tôi lại bị cuốn đi thêm một lần nữa. Gia đình chúng tôi lên Đà Lạt. Vậy là thêm một đoạn đường xa. Xa nơi chúng tôi đã

gặp nhau, xa những người bạn tôi đã từng quen. Tuổi thơ ngây khác gì nhà hiền triết, cứ vui với hiện tại mà quên hết

chuyện đời. Cứ sống hết lòng và bầu bạn với những người chung quanh, như những đóa hoa hồng cứ đến mùa xuân

là bung nụ, có bao giờ luyến tiếc những mùa xuân trước, tiếc nuối những nụ hoa đã héo tàn? Tuổi thần tiên ơi, có bao

giờ trở lại?

Huế là quê Ngoại của tôi, quê Ngoại hay quê Mẹ cũng là quê. Huế gắn kết với quá khứ, tôi gắn kết với Huế, với di tích

lịch sử, với sông núi cầu đường, với tính cách mơ mộng, khép kín trầm tư như sương mù buổi sáng.

Tôi lại trở về Huế vào độ tuổi hoang dại, bắt đầu vào cấp III của trường Đồng Khánh. Quả đất tròn quả đất quay. Tôi đi

rồi lại về. Tôi gặp lại những người bạn cũ thời xa xưa.

Chúng tôi cùng học với nhau hai năm ở trường Đồng Khánh và một năm ở trường Quốc Học. Trong lớp chúng tôi ngồi

gần nhau, ra chơi, chúng tôi đi cùng nhau, loanh quanh trong sân trường. Tôi không còn nhớ lúc đó chúng tôi nói với

nhau những gì, có lẽ bàn luận về bài học trong lớp, hoặc trao đổi với nhau về những bài thơ lãng mạn của Lamartine,

những chuyện tình của Emile Zola hay những truyện của Victor Hugo... Hay thổ lộ cho nhau nghe những ước mơ thầm

kín đầu đời. Ở tuổi mộng mơ, chúng tôi mơ nhiều thứ. Các cô gái Huế e ấp thẹn thùng, thường núp sau cánh cửa, mơ

một chàng hoàng tử đi trên chiếc thuyền buồm đỏ thắm mang hoa đến đón mình; các cô gái yểu điệu che nghiêng

chiếc nón bài thơ đi qua cầu Trường Tiền lộng gió, mơ gặp được mối duyên kỳ ngộ như Từ Thức gặp Tiên. Chiều thứ

bảy được tự do mặc chiếc áo dài màu tím thướt tha dạo bờ sông Hương trong ánh chiều tà, tưởng chừng mình sẽ

được bất tử trong tiếng nhạc của Hoàng Nguyên...


Tuổi trẻ hoang dại

Ngày nghỉ học chúng tôi thường rủ nhau đạp xe thám hiểm quanh thành phố. Chúng tôi thường đi một nhóm ba bốn

người, Thanh Trúc, Minh Minh, Phương Phương và tôi thường đi cùng nhau. Ngày chủ nhật chúng tôi rủ nhau lên Nhà

Ga xe lửa ăn chè trái cây. Đây là một loại chè khác với chè truyền thống của Huế. Chè trái cây mới du nhập vào Huế

nên được giới trẻ ưa thích. Có gì đâu: vài miếng táo cắt hột lựu, thêm vài miếng cam, bỏ vô ly nước đường, vậy là

thành chè. Lên chùa Thiên Mụ ăn chè đậu xanh đánh, rồi dạo xem mấy nhà vườn của Ông Hoàng Bà Chúa ở làng Kim

Long vừa mơ màng tưởng tượng mấy cô gái đẹp xưa kia từng làm vua Thành Thái tương tư:

Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi.

Núi Ngự Bình nổi tiếng có bánh bèo ngon. Bánh bèo đổ bằng chén lớn, ăn bằng chiếc đũa tre dẹp và nhọn. Núi Ngự

Bình ở phía Nam kinh thành Huế, cách kinh thành không xa. Chúng tôi đạp xe lên đến nơi, ngồi trong cái quán lợp tranh

vừa nhâm nhi chén bánh bèo vừa nhìn ngắm rừng thông xanh nghe gió thổi vi vu. Rừng thông xanh ở đây cũng như ở

Đàn Nam Giao, tương truyền do vua Gia Long đã ra lịnh cho mỗi vị quan trong triều đình, không phân biệt lớn nhỏ, mỗi

người phải trồng một cây thông, và chính nhà vua cũng tự mình trồng một cây ở Đàn Nam Giao, nơi hằng năm vua làm

lễ Tế Trời, cầu cho đất nước thái bình, con dân ấm no hạnh phúc.

Lên đàn Nam Giao, chúng tôi muốn thử nghiệm kỹ thuật âm thanh của người xưa, chúng tôi đứng giữa đàn, hai tay

giang rộng, mắt ngước lên trời, chúng tôi gọi tên mình, gọi tên nhau, gọi thật lớn, để nghe tiếng vang của mình dội lại,

rồi cười như chưa bao giờ được cười. Những ngày ngây thơ trong sáng ấy đến nay vẫn còn vọng lại trong tôi như một

điệu nhạc êm đềm, bí ẩn và xa xôi. Một hôm Thanh Trúc nói:
- Ở gần nhà mình có một cái hồ rất lạ, nước trong xanh đẹp lắm.

Chúng tôi tuy đã lớn nhưng nghe bạn nói “đẹp và lạ” cũng hiếu kỳ,vội rủ nhau đi xem. Tôi nhớ lúc đó là buổi trưa, sau

khi học xong, chúng tôi rủ thêm vài bạn cùng đạp xe đi thám hiểm hồ nước. Khi đến nơi thì có gì đâu, một cái hồ nhỏ

nằm giữa khoảng đất trống với một ít nước màu xanh, buổi trưa nắng chói chang chúng tôi cùng soi bóng xuống mặt

hồ yên tĩnh và tưởng như thấy được hình bóng chàng Narcissus đang ôm cái bóng của chàng ở dưới đáy hồ. Ra về

còn cãi nhau, nàng Echo vẫn còn quanh đây, không biết chàng Narcissus có được đầu thai lại hay không, hay chàng

cứ ở dưới đáy hồ, ôm lấy cái bóng của chính mình trong cõi hư vô?

Ba năm học rồi cũng qua nhanh. Sau khi thi xong bằng Tú Tài, chúng tôi chia tay. Mỗi đứa ra đi mang theo mộng ước

của mình. Ở thời đó chúng tôi thường mơ làm cô giáo, làm nhà văn nhà báo, ít ai có ước mơ làm bác sĩ hay nha sĩ...

như sau này. Quan niệm “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ “ vẫn còn được đề cao ở xứ sở của con cháu ông Hoàng bà

Chúa nên đa số các bạn của tôi đều làm cô giáo thầy giáo. Làm nhà giáo khi tan trường, cả trăm đứa học trò ngả nón

‘Chào cô chào thầy ạ” nghe thật sướng tai!

Nghĩ lại, những năm tháng xưa đã trôi qua như một giấc mộng dài. Một cuộc sống thần tiên đã khép lại, thỉnh thoảng

mơ màng nhớ tới thì cứ tưởng như mình đã từng sống trên một cõi Thiên Thai, và chúng tôi đã ra đi, để lại sau lưng

một cõi sương mù khép kín:

Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi...

(Tống Biệt –Tản Đà)
Mộng ước của tuổi trẻ đã đạt được. Chỉ sau khi qua Mỹ các bạn của tôi mới đổi công việc, và lúc đó họ truyền mộng

ước mới qua cho con cho cháu của họ, và họ ra sức xây dựng một tương lai mới cho gia đình. Rồi đến lúc nhiệm vụ

mới đã xong, bây giờ họ làm gì? Họ bắt đầu xây mơ ước cho tuổi già.


Tuổi già mơ ước gì?

Bạn tôi ở Hawaii, thường hay nói đến những công việc cuối đời của cô. Cô nói cô muốn về Việt Nam lần nữa, thăm lại

bà con, bạn cũ, thực hiện những lời đã hứa. Cô muốn tôi ra thăm ngôi nhà nhỏ bên chân núi của cô, nhất là cô muốn

dẫn tôi đi xem một bờ biển, nơi cô sẽ nằm lại vĩnh viễn. Cô nói cô muốn nằm lại nơi mà con trai cô vẫn thích ra đó bơi

lội, đùa với sóng biển ngay từ hồi còn nhỏ.

Cô nói: “Nó gan lắm, nơi này luôn luôn sóng to gió lớn rất nguy hiểm, vậy mà nó chẳng sợ gì cả. Mình muốn ở lại đó để

sau này nếu con cháu có gặp nguy hiểm thì sẵn sàng cứu ...” Ôi! Ước mơ của một người mẹ! Một người mẹ lúc nào

cũng là người mẹ. Cho tất cả vẫn thấy còn chưa đủ! Vẫn còn muốn trong cõi hư vô theo dõi, hỗ trợ và cứu nguy những

đứa con đứa cháu của mình. Ước mơ của cô đã làm cho tôi cũng muốn tuôn trào từng cơn sóng xúc cảm trong lòng.


Giấc mơ hồi hương

Một người bạn khác của tôi ở Texas, cô qua Mỹ từ lúc tuổi chưa tròn hai mươi, tính đến nay đã gần năm mươi năm, cô

học nhiều biết nhiều và có nhiều tài. Sau lễ Thansgiving, cái lạnh ùa đến nhanh hơn, tôi suốt ngày nằm trong chăn đọc

sách quên ăn quên ngủ, bạn tôi nói:

- Mấy hôm nay trời lạnh quá, ở đây ban ngày mà cũng mù mịt, không thấy mặt trời, buồn tái tê. Người ta làm thống kê,

cứ mùa lạnh đến thì số người bị bịnh trầm cảm lại tăng.

Ờ nhìn trời đất mù mịt như lúc Chúa chưa Giáng Sinh, ai mà vui cho được? Rồi cô rủ tôi:

- Thu Cúc ơi, sau này mình sẽ về Việt Nam sống ở làng Ba Thương ấy. Cúc sẽ về ở với mình. Mình sẽ bao Cúc tiền ăn

và tiền ở trong đó luôn. Mình nói thiệt đó.

Thấy bạn già của tôi xây mộng, tôi cũng bắt đầu xây mơ:

- Ờ mình nghĩ, lúc đó bạn sẽ dạy cho mọi người học vẽ này, học tiếng Anh này, bạn sẽ cắt tóc cho họ như bạn đã

từng làm trong Nursing Home ở đây. Ôi mình nghĩ cuộc sống về già như vậy sẽ vui lắm đó, chẳng già chút nào!

Hai đứa chúng tôi tha hồ vẽ ra cuộc sống mới của mình giữa những ngôi nhà ngói đỏ, giữa vùng cỏ cây hoa lá xanh

tươi cùng với những người cùng chung tiếng nói màu da. Bạn tôi nói thêm:

- Còn Thu Cúc thì dạy cho họ làm thơ.

Chúng tôi rất thích cuộc sống về già vui vẻ đầy hơi ấm tình người ấy, cao hứng tranh nhau nói cười ầm ĩ. Tôi bỗng

nhiên tốc mền đứng dậy tưởng như chúng tôi đang nắm tay nhau đi giữa hai hàng phượng vĩ ở sân trường Quốc Học

ngày nào. Tôi hào hứng nói:

- Phải, phải. Mình sẽ làm nhiều thơ và sẽ xuất bản, biết đâu tới chừng đó, tác phẩm của mình sẽ bán chạy như tôm

tươi. Bà Toyo Shibata ấy, 92 tuổi, thơ của bà bán chạy nhất nước Nhật đó. Còn bạn thì vẽ tranh, bán tranh. Ha ha ha. Ai

nói tuổi già không có ước mơ nào?


98 tuổi vẫn còn yêu

Bà Toyo Shibata bắt đầu làm thơ lúc 92 tuổi, lúc 99 tuổi bà tiếp tục viết chuẩn bị xuất bản tuyển tập thơ tiếp theo trước

ngày sinh nhật thứ 100 của bà. Tuyển tập của bà trước đó gồm có 42 bài thơ, đã được đưa vào danh sách 10 tác

phẩm bán chạy nhất của nước Nhật trong năm 2010. Bà thành công ngay tập thơ đầu tiên với đề tựa đề Don't Be Too

Frustrated (Đừng quá thất vọng). Những bài thơ của bà đã khích lệ, đem lại niềm hy vọng cho hàng ngàn hàng ngàn

độc giả. Một độc giả 70 tuổi đã viết thư cho bà: “Tôi nhận được lòng can đảm và nhiều ước mơ để tiếp tục sống từ

bà.”

Một người hâm mộ khác, một người đàn ông bị bạn đồng nghiệp bỏ rơi nói: “Tôi lấy thơ của bà ra đọc mỗi khi tôi bị

thất vọng.”

Bà Toyo Shibata, trong một bài thơ có tựa đề “Bí Mật” đã viết:

“Mặc dù đã 98 tuổi, tôi vẫn còn yêu, tôi còn nhiều mơ ước, có một ước mơ như là bay lượn trên một đám mây”.

(Although 98, I still fall in love. I do have dreams; one like riding on a cloud- Secret) “

Và một lần khác, bà đã tự nói về mình:

“Một bông hoa đã nở rộ từ một cây hoa đã già cỗi một thế kỷ”. (A flower bloomed from a century-old tree...)

Bà Toyo Shibata quả thật là một con người mạnh mẽ tràn đầy sức sống. Một đóa hoa anh đào đáng cho ta ngưỡng

mộ. Đóa hoa anh đào mềm yếu chịu đựng nhiều sương gió, vẫn muốn nở rực rỡ để phơi bày tất cả vẻ đẹp bí ẩn của

đời người.

Đó các bạn thấy chưa? Ai dám nói già không có ước mơ? Chín tám tuổi vẫn còn nhiều ước mơ. Những ước mơ bay

bổng chẳng khác nào một cô bé mười lăm mười bảy. Và tôi nghĩ sống già mà được như bà Toyo Shibata thật đáng

sống. Những người già nên thử cố gắng bắt chước. Ước mơ không tốn tiền mà, có sao đâu? Bà Toyo Shibata đã viết:

“Tất cả mọi người đều được tự do mơ ước như nhau.” (Everyone is equally free to dream).

Một người bạn của tôi đã viết:

Tôi muốn cuộc sống tràn đầy tiếng cười, đến lúc từ giã ra đi vẫn cười:

Cười cho đến lúc bạc đầu,

Xuôi tay nhắm mắt vẫn còn cười vang.

Có ai sống được như vậy không nhỉ? Chắc là có ông Phật Cười.


SJ 10/12/2013

Cao Thu Cúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.221 giây.