logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/02/2014 lúc 06:55:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trước giờ, khi nói đến “xe ôm”, người ta nghĩ ngay đến “anh xe ôm”, “ông xe ôm”, ít ai nghĩ đến chuyện chị xe ôm, bà xe ôm hay… em xe ôm. Giản dị là vì người ngồi sau xe, ôm người lái, thường đương nhiên phải là phụ nữ. Xã hội chưa thân thiện lắm với hình ảnh ôm phụ nữ giữa đường. Vậy nhưng lãnh vực xe ôm nay đã có các cô, các chị tham gia, thậm chí còn lập cả “đội” chạy xe.
Phần “ghi chép” sau đây là tổng hợp của Đoàn Dự về hiện tượng mới này…

I. Đội xe ôm nữ “thân thiện” ở Hà Nội
“Các cô xe ôm nữ xinh đẹp” đang là đề tài được dư luận trong nước quan tâm những ngày gần đây. Nhiều người tò mò bởi lẽ chuyện con gái chạy xe ôm đã là điều ít thấy mà ở đây những “tay lái” lại toàn là sinh viên các trường đại học hay cao đẳng ở Hà Nội. Đội xe ôm nữ mang tên Xe Ôm Thân Thiện đã hoạt động được hơn hai tháng nay, hiện có sáu thành viên tham gia trong nhóm này.

Khác với những “xe ôm” chuyên nghiệp, các nữ sinh viên này không phải đứng nắng hoặc đội mưa chờ khách, mà công việc của các cô đơn giản và nhẹ nhàng hơn, là đưa đón học sinh đã được hợp đồng trước với công ty, tới trường hay từ trường về nhà. Anh Phạm Văn Hiệp, Giám đốc công ty dịch vụ Xe Ôm Thân Thiện, cho biết nhiều phụ huynh học sinh muốn kiếm phụ nữ để đưa rước con em mình nên anh nảy ra ý định thực hiện nhóm xe ôm nữ thân thiện. Hiện nay, công ty đã nhận 10 hợp đồng đưa đón con em.
Khi đăng trên Internet thông tin muốn tuyển nhân viên, anh Hiệp đã nhận được nhiều lời xin tham gia của các bạn trẻ. Tuy nhiên, lúc được biết mình sẽ phải ăn mặc đồng phục, đội loại mũ có dấu hiệu của công ty, phía trước xe gắn tấm bảng lớn: “Xe Ôm Thân Thiện”, nhiều cô ngại ngùng rút lui vì cho rằng chạy xe ôm là nghề hạ tiện, không muốn cho mọi người biết.
UserPostedImage
Mai Nguyệt Ánh, sinh viên năm thứ hai Khoa Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội, cho biết: “Ngày đầu chạy xe, em có cảm giác mọi người đều nhìn mình chăm chăm vì thấy mình mặc bộ đồ đồng phục còn xe thì có chữ “Xe Ôm Thân Thiện” to đùng. Thậm chí, có ông đã đi qua rồi còn dừng xe, quay đầu lại để nhìn cho rõ. Lúc đó em lúng túng, thấy rất xấu hổ”. Cô cũng cho biết là rất e ngại nếu gặp bạn bè mà họ biết mình chạy xe ôm.

Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ, cô tự an ủi rằng nghèo thì phải vậy, đây là một công việc chính đáng, giúp mình trang trải phần nào chi phí trong khi còn đang đi học, cho bố mẹ ở quê đỡ phải lo. Cô nghe nói tại những xứ giàu có, như bên Mỹ chẳng hạn, các sinh viên sống rất tự lập. Họ đi rửa bát dĩa trong các nhà hàng, lau cửa kính trong khách sạn, đi cắt cỏ thuê v.v.., họ có mặc cảm gì đâu, trong khi nước họ rất giàu. Nghĩ như vậy nên cô thấy tự tin, không còn bị mặc cảm nữa. Chạy xe ôm đưa đón học sinh trong nhóm “Xe Ôm Thân Thiện” mỗi tháng cô cũng kiếm được từ 2 đến 3 triệu đồng (khoảng 100 đến 150 Mỹ kim), số tiền này rất lớn đối với bố mẹ cô làm nông ở quê.

Hoàng Thị Xuân, sinh viên năm thứ ba Đại học Sư Phạm Hà Nội, cho biết cô đã từng trải qua nhiều công việc làm thêm, như kèm trẻ tại tư gia, tiếp thị bia rượu trong các nhà hàng, v.v… Nhưng làm gia sư (kèm trẻ) lương rất ít, may mắn kiếm được chỗ dạy 2 hay 3 em, thì mỗi tháng được khoảng từ 1 triệu tới 1,5 triệu đồng. Còn tiếp thị rượu bia thì phải tiếp xúc với những ông khách ăn nhậu, nhiều ông thuộc loại thô lỗ, lúc say xỉn cứ lè nhè bắt mình uống với các ông ấy, không uống thì các ông ấy nổi giận, mắng vào mặt mình, mà uống thì đầu óc ngà ngà, choáng váng, tối về không học hành gì được. Riêng chạy xe ôm thì cô thấy “lại tốt, các em học sinh quý mình lắm. Nhất là các em gái, thân thiết với mình, coi mình như người chị ruột”. Phần bạn bè của cô, “Lúc đầu họ cũng trêu chọc nhưng trêu cho vui vậy thôi chứ không có ác ý, vì họ biết nhà mình nghèo, phải làm thêm để kiếm tiền ăn học”. Và Xuân giải thích: “Đối với mình, công việc nào cũng đáng quý miễn sao mình kiếm được tiền một cách chính đáng. Hơn nữa mình học về ngành sư phạm, ngành này đòi hỏi phải yêu mến trẻ em. Mà, lạ lùng một điều rằng khi chạy xe ôm đưa đón các em, mình thấy gần gũi và lo lắng cho các em nhiều hơn khi đi làm gia sư. Đậu xe ở cửa trường chờ các em ra, hôm nào trông thấy các em vui, nói cười tíu tít kể lại chuyện trong lớp được cô giáo khen thì mình cũng vui; còn trông thấy mặt các em ỉu xìu, hỏi chẳng buồn thưa vì bị điểm kém hay bị cô rầy, mình cũng thấy buồn và phải tìm cách an ủi các em. Chuyện “thông cảm” với các em như thế giúp ích cho mình rất nhiều trong nghề sư phạm. Sau này đi làm cô giáo chắc chắn mình sẽ thông cảm với học sinh nhiều hơn”.

Gần một tháng đưa đón bé Lộc, học sinh lớp 5 trường Lômônôxôp, Tâm – sinh viên năm thứ ba trường Luật – và cậu “khách hàng nhí” rất thân thiết với nhau. Chuyện gì ở nhà hay trường, lớp, cậu bé đều hào hứng kể cho “cô” nghe. Có lần, bị điểm kém, Lộc nhất định không chịu về nhà, cô phải cho em đi ăn kem và dỗ ngọt bé mới chịu về.

Do chỉ đi, về cùng một đường phố nên việc đưa đón trẻ đối với các “xe ôm nữ” không có gì là khó khăn. Các cô dậy từ 5 giờ sáng. Đối với các cháu nhỏ, cỡ 6 giờ 45 phút là phải đưa cháu tới lớp, giao cho cô giáo; buổi chiều, khoảng 15 giờ 45 có mặt tại trường, lên lớp đón cháu tận tay từ cô giáo. Giờ giấc đưa đón các cháu phải chính xác, không được chậm trễ, hễ chậm là công ty sẽ trừ lương và cảnh cáo ngay trong tháng đó, nên các “xe ôm nữ” phải là những người thận trọng, làm việc đúng giờ giấc. Sau khi phục vụ “khách hàng nhí” xong các cô mới trở về ăn bát cơm nguội, gói xôi hay miếng bánh mì, rồi tới trường lo việc học hành của mình.
Bố mẹ Xuân ban đầu phản đối kịch liệt chuyện con gái chạy xe ôm, nhưng sau khi cô thuyết phục và “đi làm thử”, thấy rất ổn nên phụ huynh cũng bằng lòng.
UserPostedImage
Trước khi các “xe ôm nữ” gia nhập nhóm “Xe Ôm Thân Thiện”, thì có khoảng hơn 20 nam sinh viên đã làm nghề chạy xe ôm rồi. Các chàng này cực nhọc hơn các cô gái vì phải tự mình đón khách hoặc chở thuê hàng hóa. Phạm Ngọc Thành, sinh viên năm thứ tư Đại học Công nghệ Hà Nội, kể rằng hồi đầu “liều mình” đi làm nghề chạy xe ôm, “chàng” đã phải bịt khẩu trang kín mặt vì xấu hổ. Bây giờ thì quen rồi, ngay bạn bè nếu cần muốn chở thì chàng cũng chở, không hề mặc cảm gì. Thỉnh thoảng, hễ rảnh, cánh sinh viên nam chạy xe ôm lại gặp gỡ, uống cà phê hay trà đá, cùng nhau chuyện phiếm, tán dóc những việc trên trời dưới biển. Chỉ một vài năm nữa thôi, sau khi ra trường họ sẽ trở thành những kỹ sư, bác sĩ, luật sư, v.v… không còn là những anh chàng chạy xe ôm tội nghiệp và nghèo mạt rệp nữa.

II. Đội xe ôm nữ ở miền Tây
UserPostedImage
Núi Cấm ở huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang (Long Xuyên) là “nóc nhà” của miền Tây, cao 705 mét, sách chữ Hán gọi là Cẩm Sơn (núi đẹp như gấm), không chỉ đẹp và huyền bí mà còn là nơi duy nhất có đội xe ôm nữ lên tới vài chục người. Mặc dầu thuộc phái nữ nhưng họ không “liễu yếu đào tơ” mà rất mạnh mẽ.
Mềm mỏng trong ăn nói, khỏe mạnh trong công việc
Chẳng cần phải hỏi thăm ai, vừa bước xuống xe ở khoảng đất dưới chân Núi Cấm thì đã nghe hàng chục “tài xế” xe ôm cả nam lẫn nữ xúm tới vồn vã mời chào: “Lên núi há anh Hai? Em chở anh Hai ngheng?”, tôi (nhà báo) nhìn lướt qua một lượt những gương mặt sạm nắng rồi tiến tới một phụ nữ khoảng ngoài 30 tuổi, mập mạp, khỏe mạnh: “Cô chở tôi được không?”. “Dạ, được chớ ạ”. “Đây lên chùa Phật Lớn cô lấy bao nhiêu?”. “Dạ thưa 150 ngàn đồng. Em cũng lấy bằng giá như những người khác vậy thôi”. Tôi bật cười: “Tưởng phái nữ thì phải mắc hơn chứ. Xin lỗi, tên cô là gì, tôi hỏi để lúc về sẽ nhờ cô chở luôn xuống cho tiện”. “Dạ thưa em tên Sương, bạn bè thường kêu Ba Sương. Anh coi số xe của em chớ ở trển đông, sợ lộn với các xe khác”. “Lộn sao được, trông cái xe Wave màu xanh mới tinh là biết liền”. Và tôi hỏi thêm: “Xuống núi cô cũng lấy cùng giá đó?”. “Dạ, xuống núi coi vậy chớ nguy hiểm hơn lên núi. Yếu tay lái một chút là té ào xuống dốc chết luôn thắng cũng hổng kịp”. Rồi cô nói tiếp: “Nếu anh đi “rờ-tua” em sẽ bớt anh 20 ngàn, còn 280 ngàn cả đi lẫn về”. Tôi cười: “Hỏi cho biết vậy thôi chứ công cô chạy xe, bớt của cô hai chục ngàn bạc làm gì. Thôi ta đi nghe cô”. “Dạ”.
UserPostedImage
Tôi ngồi lên xe. Chiếc Wave 100 phân khối của cô Sương nổ máy, rồ ga, rồi bắt đầu chạy.
Con đường chính lên núi rất rộng nhưng có những bậc đá, xe ôm không đi được nên phải chạy đường trong phía bên cạnh, nhiều chỗ gồ ghề, lởm chởm, thường có những tảng đá nằm chắn ngang, phải rành đường và vững tay lái lắm thì mới chạy nổi. Theo lời ông chủ tịch xã An Hảo vùng Núi Cấm, thì chung quanh khu vực Núi Cấm có cả mấy trăm người chạy xe ôm, trong đó có khoảng hơn 100 nữ, nhưng đa số họ chỉ chạy vào các ngày lễ mà thôi. Số nữ chạy xe chuyên nghiệp cỡ chừng hơn 30 cô, họ rất khỏe và rất thạo nghề, giàu kinh nghiệm nên mới dám chở khách lên núi kể cả những hôm thời tiết không được tốt.
Quả thật, mới bắt đầu cuộc hành trình, thấy con đường nhỏ hẹp cỡ chừng non một mét, ngoằn ngoèo, gồ ghề, lởm chởm, tôi không khỏi ớn lạnh, có những đoạn dốc nhiều đoạn quanh gắt, khiến tôi có cảm tưởng chỉ sơ sẩy một chút là té dập mặt hoặc gãy chân gãy cẳng.

Cô Sương gần như cúi sát xuống tay lái, hai chân duỗi thẳng, luôn luôn đạp thắng và hai cánh tay ghì lái rất vững. “Anh ngồi sát vô, ôm chặt lấy em đừng ngồi xích ra kẻo té”. Cô luôn miệng nhắc tôi vì thấy tôi giữ ý không muốn ôm chặt ngang bụng cô.
Ông Nguyễn Văn Bân, trưởng Ban quản trị chùa Phật Lớn, kể cho tôi nghe, ở khu vực Núi Cấm có khoảng 400 “tài xế” cả nam lẫn nữ mưu sinh bằng nghề xe ôm, trong đó có khoảng hơn 30 nữ chạy chuyên nghiệp, tức có tên trong nghiệp đoàn xe ôm. Nhưng vào các ngày lễ, khách từ các nơi đổ về tham quan, cúng vái rất đông mà khách phụ nữ lại thích thuê xe ôm nữ, số xe chuyên nghiệp không đủ nên có hàng trăm cô khác tham gia để kiếm ăn thêm. Tuy là nữ nhưng họ là dân nhà quê, rất khỏe mạnh không thua gì nam giới. Phái nữ luôn luôn thận trọng, chạy với tốc độ vừa phải nên phái nữ thích thuê xe của họ.
Xe của cô Sương còn mới song do suốt chặng đường phải chạy số nhỏ nên nó cũng gào rú và nhảy tưng tưng như mọi xe khác. Con đường lên núi khoảng chừng hơn 10 cây số nhưng rất khủng khiếp nên tôi im lặng không dám nói chuyện, mà giá có nói thì “tài xế” cũng chẳng nghe vì còn phải lo chạy xe.
Đến lưng chừng núi, như mọi người khác, tôi xuống đi bộ vì từ đoạn này trở lên đường rất dốc và rất nguy hiểm, xe không thể ngồi hai người. Lên gần đến đỉnh, tức khu vực chùa Phật Lớn, cô Sương đã tới từ trước và đang đậu xe đứng đợi rồi tìm chỗ dựng xe dưới bóng mát của một cây lớn. “Em chờ anh ở đây ngheng. Anh cứ đi coi cảnh chùa bao lâu rồi về cũng được, xuống núi lẹ hơn lên núi”. “Tôi tưởng cô xuống núi xong còn đi chuyến nữa?”. “Thôi chớ, ngày mần một chuyến đủ ăn rồi, mần nhiều “xấu gái” đi thì ai chịu đây”. “Ủa, thế ra cô chưa có gia đình hay sao?”. “Dạ, có rồi, hai con rồi, nhưng cũng phải giữ gìn nhan sắc đặng thi… hoa hậu xe ôm!”. Tôi bật cười trước câu nói đùa của cô “tài xế” vui tính này, “Vậy thì “hoa hậu” để tôi ngồi nghỉ chút đã, mỏi chân quá”. “Dạ”. Cô gỡ bình nước treo trên cái móc chỗ gạc-ba-ga xe, mở nắp rót một nắp đưa mời tôi: “Anh uống nước ?”. “Thôi, cám ơn cô, tôi không khát”. Cô uống hết nắp đó, uống thêm một nắp nữa rồi đóng lại, cẩn thận treo lên chỗ cũ. Những người chạy xe ôm đường xa ở nhà quê là như vậy, họ đem theo cả nước uống lẫn cơm ăn để tiết kiệm tiền bạc.

Sự tích Núi Cấm
Núi Cấm có độ cao 705 mét, chiếm chu vi 28.600 mét, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và cao nhất tỉnh. Núi nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90 cây số và cách thành phố Châu Đốc không xa.
Núi Cấm tức Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam Nhất Thống Chí được biên soạn vào cuối thế kỷ 19. Sách tả: “Thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong bảy núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót…”

Còn trước đó, theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này được gọi là núi Đoài Tốn. Và tác giả cho biết: “Núi có hình thể như cái đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đoài Tốn… Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi…”

Có nhiều giả thuyết về cái tên núi Cấm
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hầu, giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là thầy Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên núi cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng.
Một giả thuyết khác, vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích mình được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái để cấm dân chúng lên núi.
Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê ở Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân lên núi. Bàn về chuyện này, Giáo sư Nguyễn Văn Hầu viết: “Có người lại nói rằng sở dĩ tên Núi Cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất, cây cối mọc tràn lan dày bịt, đá nằm ngang dọc gồ ghề, khi trước không thấy khoảng trống, chẳng có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được. Cảnh hoang vu tịch mịch đó rất thuận tiện cho những tay “Lương Sơn Bạc” tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới ra lịnh cấm họ được ở trong vùng này. Còn cái thuyết nói tướng cướp Đơn Hùng Tín – bị Sở Mật Thám Mỹ Tho hạ sát năm 1926 – cấm dân bén mảng đến núi, nơi hùng cứ của y, chắc là không đúng”.
Thực tế, Núi Cấm còn có nhiều “vồ” (ngọn núi thuộc một dãy núi, ta thường gọi là “non”) như Vồ Chư Thần, Vồ Cây Quế, Vồ Mồ Côi, Vồ Đá Dựng, Vồ Pháo Binh v.v… Nhưng người ta thường chỉ nói năm non, bảy núi. Những con số bất dịch này, chắc do sự tác động của những quan niệm thần bí, siêu nhiên trong dân gian…

Danh thắng
Núi Cấm là nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ (trung bình 25 độ C), phong cảnh rất đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có các danh lam thắng cảnh như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, v.v…

Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm v.v… Dưới chân Núi Cấm, về phía đông là Khu Du lịch Lâm Viên với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái… Núi Cấm còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên thiên nhiên như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh và nước khoáng…
Kết luận
Dù sao chăng nữa, Núi Cấm cũng là nơi nuôi sống hàng ngàn gia đình nghèo làm nghề chạy xe ôm và là một khu du lịch rất nổi tiếng của tỉnh An Giang.

III. Người đàn bà 15 năm chạy xe ôm nuôi 3 con vào đại học
Một thân một mình với chiếc xe Honda cà tàng, 15 năm qua chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng nuôi 4 đứa con ăn học, 3 người con lớn đã học cao đẳng, đại học, người con út cũng chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông.
Tết 2014, chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng hay chị “Hồng xe ôm” là một trong những người được Hội Khuyến học Sài Gòn tặng giấy khen và trao phần thưởng .
Vất vả, khó khăn nhưng khi được hỏi về các con, đôi mắt chị Hồng ánh lên, sáng ngời, vui vẻ lạ thường. Chị kể: “Tôi có bốn đứa con. Đứa lớn là Phạm Lộc Hồng Minh, sinh năm 1989, hiện đang học năm cuối trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn. Đứa thứ hai là Phạm Lộc Hồng Vân, con gái, sinh năm 1991, sinh viên năm cuối trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Đứa thứ ba là Phạm Lộc Hồng Oanh, cũng con gái, sinh năm 1993, đang học năm thứ hai Khoa Anh văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Còn đứa con trai út tên Phạm Lộc Hồng Bá, sinh năm 1996, đang học lớp 12 trường PTTH Nguyễn Trãi, năm tới sẽ thi vào đại học”. Tên chồng chị Hồng là Lộc còn chị là Hồng nên cháu nào cũng lót hai chữ “Lộc Hồng”.

Duyên cớ mà chị phải “thân cò lặn lội bờ sông”, suốt 15 năm nay cố gắng nuôi bốn con ăn học rất… đương nhiên. Năm 1998, tai họa ập xuống khi chồng chị đau ốm phải vào bệnh viện. Xét nghiệm phát giác anh Lộc bị bệnh gan rất nặng. Lúc đó, chị phải bỏ nghề buôn bán tạp hóa để vào bệnh viện săn sóc chồng. Với chiếc xe Honda cà tàng, hằng ngày những lúc rảnh chị tranh thủ ra phía trước Bệnh viện An Bình, dựng xe đón khách. Một năm sau, chồng chị qua đời và chị cũng gắn luôn với nghề chạy xe ôm từ đấy.

Chị Tuyết Hồng nghẹn ngào kể trong nước mắt: “Lúc chồng tôi mất, đứa con lớn nhất mới 10 tuổi và đứa con út mới 2 tuổi. Muốn quay lại việc buôn bán tạp hóa nhưng tiền hết, có đồng vốn nào thì đã đổ vào việc chạy chữa, thuốc men cho chồng. Có chiếc xe cũ đấy, chạy xe ôm thì được tiền ngay để trang trải cuộc sống và đưa đón con đi học”.
Kể từ đó, trong căn nhà xập xệ rộng 20m2, chị Hồng đùm bọc, nuôi nấng các con ăn học. Từ khi chồng mất, mỗi ngày của chị bắt đầu lúc 3 giờ sáng bằng việc chạy xe qua chợ Tân Quy (Quận 7, Sài Gòn) đón những khách đi lấy hàng ở chợ đầu mối nông sản Bình Điền (Quận 8). Hôm nào không có khách đi lấy hàng thì chị vẫn đợi ở cửa chợ Tân Quy để đón khách từ chợ về nhà. Cứ thế, 15 năm qua, cuộc sống của năm mẹ con vẫn đều đều như vậy.
“Chạy xe ôm cả đời để con được đi học tôi cũng chịu”

Những chuyến xe ôm của chị Hồng không chỉ loanh quanh ở Sài Gòn mà khi nào khách cần đi về tận miền Tây chị cũng sẵn sàng chở. Chuyến xe vào một trưa ngày 30 Tết khiến chị không bao giờ quên. Do vị khách quen quê ở Cần Thơ không còn xe đò về nên nhờ chị chở về quê ăn Tết. “Tôi chạy đến Cần Thơ thì trời đã tối mịt. Đường vào nhà vị khách không có đèn mà hai bên lại là kênh rạch. Đúng lúc đó, đèn xe bị hỏng, bật không lên. Tôi lẫn vị khách đều lo, ai cũng mong về được nhà mình trước giờ giao thừa. Tôi chợt nghĩ ra cách, còn đèn xi nhan, bèn bật lên để những người đi đường nhìn thấy mà tránh, không tông vào xe tôi đồng thời tôi cũng có chút ánh sáng để khỏi bị té xuống kênh. Bữa đó, mãi gần 2 giờ sáng tôi mới về đến nhà nên không được đón giao thừa với các con”.

Trung bình mỗi ngày chị Hồng kiếm được khoảng 200.000 đồng, tức mỗi tháng được khoảng 6 triệu đồng (cỡ 300 Mỹ kim). Thấy mẹ vất vả quá, các con của chị Hồng đòi nghỉ học để đi làm, nhưng chị nhất định không cho nghỉ. Chị nói: “Tôi cực mấy, túng thiếu mấy cũng được, chỉ mong đừng ốm đau để các con được tiếp tục đi học”. Và chị tâm sự: “Ngày trước tôi chỉ được đến hết tiểu học là phải nghỉ để phụ với mẹ buôn thúng bán mẹt ở chợ, chữ nghĩa ít oi, nhiều lúc thấy mình rất kém cỏi. Bởi vậy, giờ đây dù có phải chạy xe ôm suốt đời để các con được đi học tôi cũng chịu”.

Đoàn Dự ghi chép

Sửa bởi người viết 27/02/2014 lúc 07:09:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.156 giây.