Mười ba năm trước, ông Linh Huỳnh là một tài xế tắc xi ở Saigon, đã được thân nhân ở thành phố Miami bảo trợ di dân qua Mỹ.
Ông Huỳnh đã làm 10 tiếng một ngày, sáu ngày một tuần trong một tiệm nails ở Miami từ khi đến Miami, và năm ngoái 2013, ông ta đã hùn hạp với một người bạn, mở tiệm Lovely Nails ở thành phố Kendall, Florida.
Ông Huỳnh năm nay 44 tuổi, đã cho biết là theo ông ở Hoa Kỳ, sự chênh lệch giàu nghèo không đáng kể: Những người giàu có nhiều xe hơi, còn tôi thì cũng có một xe hơi. Cái quan trọng nhất cho gia đình ông ta là tương lai cho đứa con gái: ông ta làm việc gắng sức cho tương lai của con, và đứa con gái của ông sẽ có những cơ hội đồng đều với các sinh viên khác ở học đường.
Những người di dân đến từ Việt Nam, cũng như những di dân từ Nam Mỹ hay Caribbean, đã tìm cho họ những ngành thương mại thích hợp. Tại tiểu bang Florida cũng như trên toàn nước Mỹ, những người Việt Nam đã dấn thân vào ngành làm móng tay.
Trường hợp bà Diệu Nguyễn và chồng đã làm nghề nails tại International Nails ở thành phố Doral trong ba năm qua, và đã dành dụm đủ tiền đặt cọc mua nhà. Bà Nguyễn cho biết hàng tháng, bà và chồng bà có thể để dành từ 2 ngàn mỹ kim cho đến 3 ngàn mỹ kim.
Hoa Kỳ có đến 14 triệu di dân đến từ khắp nơi trên thế giới, làm việc chăm chỉ, tạo một cuộc sống tốt đẹp cho họ và gia đình, thực hiện giấc mơ Mỹ quốc.Những người đến từ Dominican Republic làm chủ những tiệm tạp hóa ở thành phố New York, những người Nam Hàn làm chủ các tiệm giặt ủi ở thành phố Los Angeles, những người Ethiopian hành nghề lái tắc xi ở Hoa Thịnh Đốn.
Tương tự những di dân Việt Nam chiếm đa số trong ngành nails. Theo bản thống kê của Nail Magazine năm 2010, thì có 374,345 người Việt được chứng nhận là nail technicians, chiếm 40 phần trăm tổng số người làm trong ngành kỹ nghệ này.
Tại thành phố Miami có 279 tiệm nails của người Việt, và trên toàn tiểu bang Florida có 1,152 tiệm nails do người Việt làm chủ.
Theo ông Alfred Osborne, phụ tá cao cấp khoa trưởng trường thương mại Anderson, trực thuộc đại học California ở Los Angeles, thì những người Việt đến Hoa kỳ làm việc chăm chỉ, leo cao trên thang nghề nghiệp và sống với giấc mộng Mỹ quốc.
Những người Việt bước vào ngành nails từ năm 1975, khi nữ tài tử Hollywood Hedren đến trại tỵ nạn thăm viếng một nhóm 20 người phụ nữ Việt tỵ nạn, gần thành phố Sacramento.
Bà Hedren thấylà những phụ nữ Việt rất khéo tay, nên mới khuyến khích những người này làm nghề nails.Bà Hedren sau đó, đã gửi người làm móng tay cho bà, vào trại tỵ nạn mỗi tuần một lần, để dạy nghề làm nails cho những phụ nữ này. Bà Hedren cũng tìm cách kiếm việc cho những phụ nữ này.
Những tiệm nails của người Việt ở tiểu bang Florida tính tiền công làm nails cho khách hàng không đắt, so với các tiệm uốn tóc và tiệm thẩm mỹ:$10 cho việc cắt móng tay, $20 cho việc làm pedicure, và $30 cho việc làm bột móng tay
Theo Miamiherald.com