logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/03/2014 lúc 11:23:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ở Việt Nam đang có đề nghị bỏ hẳn việc luyện chữ đẹp cho các học sinh và bỏ luôn việc dậy cho trẻ làm tính nhẩm, vì theo các chuyên viên giáo dục trong nước, thì cả hai việc kể trên đều tốn rất nhiều thì giờ trong khi lại không thực sự hữu ích.

Một ý kiến cho rằng viết chữ đẹp là không cần thiết và việc làm tính nhẩm cũng không nên là chuyện bắt buộc vì học sinh vẫn có thể dùng máy tính để tính rất nhanh.

Máy tính thì nhất định tính nhanh và chính xác hơn tính nhẩm nhiều. Nhưng không phải lúc nào các em cũng có cái máy tính trong tay. Khả năng tính nhẩm vẫn rất cần thiết trong tất cả mọi sinh hoạt thường ngày của chúng ta.

Không biết làm tính nhẩm nên mới xảy ra chuyện “một quan tiền tốt mang đi/nàng mua những gì mà tính chẳng ra?” đành phải đi hỏi người biết tính nhẩm mới ra đáp số “chẵn thì một quan”. Tính nhẩm vẫn cần thiết trong các sinh hoạt bình thường của cuộc sống hàng ngày là vậy. Tại sao lại bỏ đi?

Thế còn chuyện viết chữ đẹp?

Chữ đẹp vẫn còn rất cần thiết. Không phải Lúc nào cũng có sẵn cái computer, cái laptop trong tay, cái điện thoại smart phone để text cho nhau. Vẫn cần cái bút và tờ giấy.

Tưởng tượng những hàng chữ như gà bới, thì lời thư có đẹp cách mấy, cảm tưởng về người có nét chữ xấu nhất định là những cảm tưởng không mấy tốt...

... Em ướp hương vào những giấy thư
Tôi hôn lên chữ một đôi tờ
Nghĩ rằng em gửi hồn thơm đấy
Là bởi lòng kia vẫn ước mơ

Mơ ước hiền như chuyện trẻ thơ
Hoài nghi từng nét mực phai mờ
Chữ “yêu” lượn nét hoa kiều diễm
Tưởng thấy nghìn đuôi mắt hẹn hò
(Ðinh Hùng)

Chữ đẹp vẫn là điều cần thiết trong đời sống của chúng ta.

Nhớ lại những bài tập viết ở những năm tiểu học, chúng ta biết ơn các ông thầy, các bà giáo biết là chừng nào. Những bài tập viết hồi ấy ngoài việc luyện cho bàn tay vụng về của chúng ta biết cầm cái quản bút gắn cái ngoài bút lá tre để viết xuống những bài học... bài tập viết còn kèm theo vài ba câu châm ngôn tục ngữ để chúng theo chúng ta suốt bao nhiêu năm sau khi ra khỏi lớp học, chẳng hạn như những câu “anh em như chân như tay”, “ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”, “công cha như núi Thái Sơn”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”...

Những đứa bé cúi trên tập vở, viết chữ “o” thì cái miệng phải tròn lại, viết chữ “c” thì phải có cái chống cho khỏi ngã, viết những chữ khác thì phải “xịt” mũi để kéo cái “ống bễ” cho mũi dãi khỏi chảy xuống vở. Ôi sao mà tôi nhớ cụ giáo Vũ Vĩnh Tuy, cụ Phạm thị Mão, cụ Bùi Ðình Côn, cụ Nguyễn Thị Nghĩa, cụ Nguyễn Thị Huyền (chị ông Nguyễn Cao Kỳ) biết là chừng nào.

Tại sao phải đề nghị bỏ những giờ tập viết ấy đi?

Tiết kiệm được một ít thì giờ để mà tung chưởng đánh nhau, tụt quần áo của nhau ra rồi lấy điện thoại cầm tay ra thu hình cho lên facebook chăng?

Nhân đọc bài báo nói về “đề xuất bỏ luyện chữ đẹp và tính nhẩm nhanh”, tôi thấy có một bức ảnh đi kèm với bài viết. Bức ảnh chụp trong một lớp dậy viết chữ đẹp có một ông giáo đang viết trên bảng cho các học sinh xem những hàng chữ đẹp của ông. Người đàn ông còn rất trẻ đang dùng phấn trắng viết lên tấm bảng xanh một bài thơ lục bát. Phải công nhận ông viết chữ rất đẹp. Dùng phấn trắng mà viết được những hàng chữ nét đậm nét nhạt hệt như dùng ngòi bút viết trên giấy.

Ông viết một bài thơ có 4 câu lục bát. Nét chữ chân phương với những dòng này:

Chiều trên đồng lúa
Trời xanh lồng lộng trên đầu
Mênh mông mặt đất một mầu lúa xanh
Nàng thơ thổi gió thênh thênh
Tiếng chim thấp thoáng như là hư không

Bài thơ không hay lắm, thôi thì cũng được, nhưng điều đáng nói ở đây là câu cuối là một câu lạc vận. Câu thứ ba vần hơi khiên cưỡng một chút nhưng có thể tha thứ được: XANH (câu thứ hai) mà phải vần với THÊNH thì hơi ép nhưng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, THÊNH thì không thể vần với chữ thứ sáu của câu cuối (câu tám) là “LÀ” được.

Vì thế, bài mẫu cho học trò viết theo lại là một bài lục bát không hiệp đúng vần của thơ lục bát. Tiếc biết là chừng nào!

Nhưng đó không phải là bài tập viết sai về âm vận, mà còn có một bài tập viết mẫu khác, chữ viết rất đẹp, nhưng cũng lại sai về cách hiệp vần. Bài viết được viết trên bảng nguyên văn như thế này:

Con yêu mẹ nhất trên đời
Ơn trời nhờ mẹ nên người hôm nay
Cưu mang chín tháng mười ngày
Ba năm ẵm bế đong đầy sữa ngon
Ngày con biết nói ê a
Ðầu đời tiếng gọi sẽ là “Mẹ ơi!”

Câu số bốn, chữ cuối “ngon” thì không thể vần với “a” ở cuối câu số năm được.

Có lẽ chi tiết hay nhất, đáng kể nhất trong bài lục bát để trẻ tập viết là câu cuối: “Ðầu đời tiếng gọi sẽ là “Mẹ ơi!”

Câu cuối đã minh oan cho những đứa bé Việt Nam, đó là khi học nói, “tiếng đầu lòng” chúng không bao giờ gọi tên cái thằng cha ác quỷ Liên Xô Sít ta lin bao giờ hết.

Còn những bài tập viết khác mà người ta có thể tìm thấy trong Internet thì toàn những bài như : “Bác là non nước trời mây/Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn...” hay “Ðến thăm nhà Bác...”

Thế thì bỏ những bài tập viết dốt nát và ngớ ngẩn như vậy là đúng. Chúng chỉ làm bẩn tâm hồn trẻ thơ đi mà thôi.
Bùi Bảo Trúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.