logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 04:21:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đoàn Chuẩn và Từ Linh( 1942). Hoàng Hải Thủy
Cùng với Thơ Ðinh Hùng, Thơ Hoàng Cầm, Nhạc Ðoàn Chuẩn đến với tôi năm tôi tuổi đời bằng tuổi em Kiều Thúy, tức đôi tám, lại tức Một Bó lẻ Bẩy, Tám Que. Năm ấy là năm 1950, thời gian mắt tôi sáng, tóc tôi xanh. da thịt tơi thơm mùi phấn hoa niên. Và từ năm ấy đến nay đã bẩy mươimùa lá rụng trôi qua cuộc đời– hơn một nửa thế kỷ, gần trịn 100 năm –qua bao nhiêu tang thương biến đổi, tôi vẫn thấy Nhạc Ðoàn Chuẩn làm tôi rung động và tôi vẫn yêu Nhạc Ðoàn Chuẩn như ngày tôi còn trẻ, thời tôi chưa biết yêu..

Tôi không có khiếu về âm nhạc, tôi không có cái các nhà quân tải Tây gọi là “oreille musicale”. Tôi yêu nhạc, thích đàn nhưng tôi học nhạc hổng có dzô. Lần thứ nhất năm 1950 tôi học guitare espagnole Thầy Tạ Tấn ở Hà Nội, lần thứ hai năm 1960 tôi học Thầy Lâm Tuyền ở Sài Gòn–Thầy Lâm Tuyền đã qua đời ở Thành Hồ, tôi chắc Thầy Tạ Tấn cũng đã ra đi vĩnh viễn từ Hà Nội – nhưng hổng dzô là hổng dzô. Tuy có đủ điều kiện để học Nhạc– nói Học Nhạc cho có vẻ long trọng; thực ra chỉ là việc phừng phưng mấy accord đàn Espagnole, solo vài bản nhạc tủ. Trò vặt này nhiều anh chẳng cần phải học hành gì cả cũng mần được, nhưng tôi cũng mần không được và kết quả là tôi mù tịt về Nhạc. Như Sinclair Lewis, Văn sĩ Mỹ Giải Nobel Văn Chương, viết trong tác phẩm The Life of Dr. Arrowsmith:

“Những bản nhạc nói là tả cảnh núi cao, rừng sâu mà nghe như đấm vào tai..”

Nghe những bản nhạc cổ điển của những ông Bach, Mozart, Chopin tôi cũng chỉ thấy như tôi bị đấm vào tai.
Bởi vậy khi tôi nói tôi yêu Nhạc Ðoàn Chuẩn đó là tôi muốn nói tôi yêu Lời Nhạc của Nhạc Ðoàn Chuẩn. Những Lời Nhạc như Lời Thơ. Tuyệt đại đa số Thi sĩ ta mù tịt về Nhạc, nhưng nhiều Nhạc sĩ ta làm được Thơ. Không những chỉ làm được Thơ mà thôi, nhiều Nhạc sĩ ta làm Thơ rất hay. Như Văn Cao:

Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ,
Trầm trầm không gian mới rung thành tơ.
Vương vất heo may hoa yến mong chờ.
Ôi tiếng cầm ca.. Thu tới bao giờ…
Trương Chi

Như Ðặng Thế Phong:

Ðêm nay thu sang cùng heo may
Ðêm nay sương lam mờ trong mây.
Thuyền ai lờ lững trôi suôi dòng?
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng…
Con thuyền không bến
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày tôi cảm khái Lời Thơ Lá Thư của Vũ Hoàng Chương, tơi gọi bài Thơ này là bài Kiều Thu::
Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tay,
Hương mùa xuân mất ngậm ngùi bay.
Xa sôi trang giấy thơm mùi tóc,
Dáng chữ thanh tao gợi nét mày.
Em vẫn Kiều Thu tròn tuổi nguyệt,
Trần ai nào lấm được thơ ngây.
Trán nghiêng tâm sự môi còn mím,
Như thưở ban đầu mộng chớm xây.
Viết gửi cho ta niềm tưởng nhớ…
Hồn phong ân ái bức thư này.
Em ơi thăm thẳm mười năm cách.
Gập lại nhau rồi Em có hay?
Trong mộ thời gian chừng đã thấu
Tờ hoa kinh động, sắc hây hây…

Và đây là lời Thơ Nhạc Ðoàn Chuẩn, bài Lá Thư:

Nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau lá thư ngào ngạt hương,
Nét bút đa tình lả lơi…
Nhớ phút ngập ngừng lòng giấy viết rằng..
Chờ đến kiếp nào, tình đầu trong gió mùa.. Người yêu ơi..!
Em nay về đâu? Phong thư còn đây..
Nhớ nhau..Tìm nhau trong ánh sao..!
Nhớ tới ngày nào cùng bước đến cầu… Ngồi xõa tóc thề.. Hẹn lời ân ái..
Trôi tới bến nào.. Hình dáng thuyền yêu..!
Thời gian như xóa lời yêu đương. Thời gian phai dần mầu bao lá thư.
Anh quay về đây đốt tờ thư, quên đi niềm ân ái ngàn xưa.
Ái ân theo tháng năm tàn. Ái ân theo tháng năm vàng.
Tình người nghệ sĩ phai rồi.
Nhớ tới mùa thu năm nao một mình anh lênh đênh rừng cùng sông…
Chiếc lá thu dần vàng theo. Nhớ tới ngày nào cùng bước đến cầu..
Ngồi xõa tóc thề.. Còn đâu ân ái chăng..! Người xưa..!


Cám ơn bạn chịu khó đọc tôi đến những dòng này. Bạn thơm như múi mít, bạn hăng mùi tỏi tươi, tôi xin cám ơn. Bạn thơm như múi mít tôi cám ơn tám lạng, bạn hăng mùi tỏi tươi tôi cám ơn nửa cân. Tôi để dành bạn việc so sánh Lời Thơ Vũ Hoàng Chương, Lời Nhạc Ðoàn Chuẩn qua hai tác phẩm để đời hai ông viết về những Lá Thư Tình của hai ông. Tôi không lạm bàn. Tôi chân chỉ hạt bột, Tơi Cơm Nhà, Quà Vợ thuần thành. Cả đời tôi chỉ có một người đàn bà yêu thương tôi. Người đàn bà ấy là vợ tôi. Mà vợ tôi thì nàng sống liền tù tì bên cạnh tôi từ năm mươi mấy năm trời nay–tất nhiên trừ những năm bọn Việt Cộng ác ôn, côn đồ nhốt tôi trong tù–nàng sống bên tôi vảnh cát suya vảnh cát. 24/21. Cả đời nàng chẳng viết cho tôi bức thư nào. Những người yêu nhau, gần nhau vảnh cát suya vảnh cát mỗi ngày không còn thì giờ đâu để viết thư tình cho nhau. Người yêu, người tình thì tôi hổng có. Chẳng bao giờ tôi nhận được thư tình, thư ái gì của ai nên tôi thấy tôi không có thẩm quyền bàn tán vẩân vương về những lá Thư Tình của hai nhà nghệ sĩ chính cống Bà Lang Trọc.
Tôi chỉ có thể ca tụng thiên tài và tác phẩm của hai ông. Tôi đã viết về Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, hôm nay tôi viết về Nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn. Vũ Thi sĩ đã về ngôi cuối năm 1976 ở Sài Gòn: Sau Tháng Tư 1975 Thi sĩ bị bọn Cơng An Thành Hồ giam tù 10 tháng, tội “sáng tác thơ văn phản động.” Trở về với bà vợ ông trong căn nhà nhỏ ờ Khánh Hội khoảng mười ngày sau Thi sĩ qua đời.

“Ngày nào ta trở về ngôi. Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian. Ta van cát bụi bên đường. Dù trong, dù đục đừng vương gót này. “
Nhạc sĩ Đòan Chuẫn vĩnh biệt cõi đời ngày 16 tháng 11, 2001 ở Hà Nội. Tôi thầm gửi bài viết này đến Nhạc sĩ để bầy tỏ niềm cám ơn Người.

Thi sĩ Tản Ðà được người đời ca tụng vì có những câu, những tiếng gọi là: “câu thần, tiếng thần” trong thơ. Như hai tiếng “vèo trông” trong câu:

Vèo trông lá rụng đầy sân..
Công danh phù thế có ngần ấy thôi…
Tôi thấy Nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn xử dụng ngôn ngữ thật thần kỳ. Như lời Tình Nghệ sĩ:
Ðây khách ly hương mấy thu vàng ấm.
Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng.
Mơ tới bên em, em tô quầng mắt,
Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung…

“Mấy thu vàng ấm..” Mèn ơi.. Tôi chịu hai tiếng “vàng ấm” quá xá. Ta chỉ nghe nói “vàng phai, vàng úa, vàng võ, vàng khè”, đôi khi ta nghe nói “vàng óng.” Nhạc sĩ gieo hai tiếng “vàng ấm” làm tôi ngất ngư con tầu đi. Chưa cần nghe nhạc Ðoàn Chuẩn qua những giọng ca vàng Anh Ngọc, Duy Trác, Ngọc Long tôi từng nghe thời tôi hoa niên tôi vi vút giữa lòng thành phố Sài Gòn Ðẹp lắm Sài Gòn ơi, chỉ cần một mình thầm đọc Lời Thơ Nhạc Ðoàn Chuẩn thôi, tiếng thơ vang vang trong tim, trong hồn, một mình mình đọc, một mình mình hay, tôi đã loạng quạng con tầu không bến…
…Qua bao rừng núi.. anh về đây..
Nhớ nhau từng phút, yêu từng giây..
Ðường về miền Bắc
Và:
Chiều nay sao dâng nhanh mầu tím…
Và mây bay theo nhau về bến.
Thuyền cắm tay sào từ cuối thu…
Ngoài kia sông nước như đón chờ.
Thuyền ơi ! Sao mê say nhiều quá..?
Ðường mê không ai ngăn cản lối.
Một sớm thu về chuyển bến xuôi…
Về đâu đây nữa trời ? Bến nao?
Chuyển Bến

Bến nao? Tôi thở hắt ra vì những câu thần ấy. Thuyền cắm tay sào từ cuối thu… Nghĩa lý gì đây? Tôi tưởng tượng qua câu “Thuyền cắm tay sào từ cuối thu..” Nhạc sĩ muốn nói ông đã dừng bước giang hồ, đã cắm sào buộc chặt con thuyền phiêu lãng, đã vui cảnh cơm nhà, quà vợ. Nhưng một chiều thu đến, Nhạc sĩ thấy đất trời toàn một mầu tím ngắt– Than ôi.. Trời đất này là trời đất ngày Từ Hải bỏ Kiều ra đi và cũng là trời đất ngày Từ Hải quay gót lãng du trở về với Kiều–Nhạc sĩ cắm sào thấy.. ngoài kia sông nước như đón chờ..! Trái tim Người rạo rực nhưng thuyền của Người đã cắm sào, tầu của Người đã không những chỉ buông neo mà còn mắc neo, Licence Thuyền Trưởng của Người đã trả lại cho Nha Hàng Hải Thương Thuyền. Người than:

“Thuyền ơi..! Sao mê say nhiều quá.. Ðường mê không ai ngăn cản lối.. Một sớm thu về chuyển bến xuôi…”
Nhưng mà.. Về nơi đâu nữa trời? Bến nao? Nhạc sĩ đặt tên bản nhạc này là “Chuyển Bến”..Nhưng tôi thấy thuyền ông chẳng chuyển bến mà cũng chẳng nhúc nhích một ly ông cụ nào cả, thuyền ông đã cắm tay sào từ cuối thu…
Thế Phong, hiện ở Thành Hồ, được Trung Tâm Văn Hoá Pháp mời dự Tuần Lễ Sách–Semaine des Livres –ở Hà Nội, có đến thăm ông bà Ðoàn Chuẩn. Semaine des Livres tổ chức ở Hà Nội khỏang năm 1998. Ðây là đoạn Thế Phong viết trong Tập “Hà Nội 40 năm xa..”:

Trích “Hà Nội Bốn Mươi Năm Xa.” Người viết Thế Phong.

…Ðoàn Chuẩn đang nằm trên chiếc giường nệm, cạnh đó là bàn để TV, đầu máy Video, máy nhạc compact-disc. Ðạo diễn Ð.A.D mới thực hiện băng Video Nhạc Ðoàn Chuẩn. Anh nói ngay: bản quyền trả vào hạng cao nhất là ba triệu đồng. Nhưng anh vẫn thích nghe băng nhạc hải ngoại hát nhạc của anh hơn. Anh ngồi dậy tiếp tôi. Chị Chuẩn pha hai cốc cà-phê sữa cho chủ khách nhâm nhi, trò chuyện. Nhớ lại: cậu công tử Ðoàn Chuẩn, chủ hãng nước mắm Vạn Vân, Hải Phòng. Mỗi lần lên Hà Nội, cậu chơi ngông thuê riêng một chiếc máy bay bốn chỗ, hai cánh kép của hãng Autrex. Về xe hơi cậu chơi chiếc Buick 1952. Năm ấy cả Bắc Việt chỉ có hai chiếc Buick. Chiếc kia– Buick 1951– của Thủ Hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí. Cậu từng tham gia kháng chiến, khi vào Khu Ba, khi ra Khu Bốn. Nhớ vợ Cậu làm bản nhạc Ðường về miền Bắc, Tà Áo Xanh. Lan man cậu nhắc đến thời kỳ cậu mê Nữ ca sĩ Mộc Lan ở Sài Gòn. Lúc ấy nữ ca sĩ nổi danh đang sống chung với Nhạc sĩ Châu Kỳ. Cậu chơi trội, theo đúng tác phong con nhà giầu, đặt mua hoa tươi ở một tiệm hoa. Mỗi sáng người tiệm hoa mang hoa đến nhà tặng nữ ca sĩ nhưng người tặng hoa chỉ là một người vô danh. Sáu tháng ngày ngày được tặng hoa Nữ ca sĩ vẫn không biết người ái mộ tặng hoa mình là ai. Một sáng nàng ra tối hậu thư cho người mang hoa đến: nếu người tặng hoa không cho biết phương danh, nàng sẽ ngừng nhận hoa. Thế là cậu công tử nhạc sĩ đa tình đành lộ mặt. Sau đó một số bản nhạc trữ tình ra đời, bắt nguồn từ Nữ ca sĩ Mộc Lan.
Còn bây giờ? Nhạc sĩ tài hoa nay ra sao?

Ðoàn Chuẩn móm sều. Anh không mang hàm răng giả, người bủng mặc dầu vẫn mập mạp. Giọng nói thiếu hàm răng không còn chuẩn. Mùa thu năm nay anh đã bẩy mươi mốt. Anh cùng tuổi với chị. Tóc chị đã bạc phơ, chị nói đùa với tôi:

“Vợ chồng cùng tuổi, ngồi ruỗi mà ăn. Nhưng bây giờ thì hết rồi..”
Ðoàn Chuẩn đưa cho tôi xem tờ tạp chí có bài phỏng vấn anh, anh nói bây giờ anh ở vào tình trạng “Ba Tê”: Hết Tiền, hết Tình, và quan trọng hơn cả là hết Tài. Anh chỉ sống với dĩ vãng, với những đưá con tinh thần tản mác khắp muôn phương– Chuyển Bến, Tình Nghệ sĩ, Dang dở, Tà Áo xanh.. Những đưá con trở về thăm anh trong những băng nhạc vang động âm thanh trữ tình, tiếc nuối. Nhờ những âm thanh ấy mà từ hải ngoại Nữ ca sĩ Khánh Ly, người chưa bao giờ anh gập mặt, người ca sĩ anh chỉ biết qua giọng ca, gửi về cho anh 200 đô-la, tờ giấy bạc có in hàng chữ In God We Trust, gọi là để anh thuốc thang. Tự dưng tôi nhớ đến bản Tình Nghệ sĩ của anh. Thực đúng như hai câu thơ của Tchya):
Nghệ sĩ trót sinh giầu cảm lụy..
Dẫu tàn thân thế khó quên nhau !
Ngưng trích.

Ba Tê..! Hết Tình, hết Tiền, hết Tài..! Nhà nghệ sĩ tài hoa có thể hết Tiền nhưng ông không thể hết Tình, hết Tài được. Tình của ông tập kết–mượn chữ của Tầu Cộng, hổng phải của Việt Cộng– ở bà vợ ông và Tình Yêu của Bả. Tầm thường nhất nước như tôi đây tôi có tí tài hoa nào đâu. Một tí tỉ tì ti tài hoa tôi cũng hổng có. Dzậy mà trong oan khiên, trong hoạn nạn, tôi cũng sống được bằng Tình Yêu của vợ tôi. Một tối đen hơn mõm chó mực ở Thành Hồ cuối năm 75. Bốn mươi năm rồi đó, Nguyễn ơi—gặp nhau, Lê Trọng Nguyễn bảo tôi:

“Tao gập thằng S. ở khu nhà mày. Tao hỏi nó mày có đi được khơng? Nó nói mày đi không được. Tao kêu: “Rồi nó sống bằng gì?” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”

Tôi đưa ra bằng chứng đó để nói rằng Ðoàn Nhạc sĩ không bao giờ hết Tình. Ông có Tình Yêu Lớn của bà vợ ông, ông có cả triệu người Việt yêu ông qua tiếng Nhạc của ông, những người Việt biết ơn ông vì ông đã hát lên dùm họ Tình Yêu của họ, ông làm cho đời họ đẹp hơn. Họ cám ơn ông như người viết bài này ở Rừng Phong Xứ Mỹ buổi sáng đđầu năm, từ một thành phố cách xa Hà Nội của ông bà mười ngàn dặm, nơi quê người ở tận nửa bên kia trái đất, viết để cám ơn ông.
Ðoàn Nhạc sĩ vẫn còn Tài chứ. Người tài hoa là tài hoa suốt một đời. Ông chỉ không còn sáng tác nữa thôi. Chúng ta không đòi hỏi ở nhà Nghệ sĩ nhiều hơn. Ông sáng tác khoảng 10 bản nhạc. Tôi thấy bản nào cũng tuyệt diệu.
Qua Nhạc ông, qua những chuyện kể về đời tư ông, tôi phát hiện ra — chữ “phát hiện” này cũng của Tầu Cộng– Nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn là Hội viên Hội Cơm Nhà Quà Vợ. Ông cũng như các ông Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Lưu Trọng Lư… Ðọc thơ, nghe nhạc của mấy ổng ta tưởng mấy ổng yêu loạn cào cào, châu chấu, mấy ổng buông, bắt bà này, bà nọ như mấy ổng thay áo sơ-mi. Nhưng Thơ Nhạc của mấy ông dzậy mà đời thật của mấy ông thì hổng phải dzậy. Mấy ổng chỉ yêu vung tí mẹt trong Thơ Nhạc thôi. Trong đời thật mấy ổng là Hội Viên Hội Cơm Nhà Quà Vợ chân chính, thuần thành, trung kiên. tòng nhất nhi chung, trung thành với Chủ nghĩa Cơm Nhà Quà Vợ từ năm mấy ổng còn trẻ…

Tôi hãnh diện vì tôi có Nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn cùng là hội viên Hội Cơm Nhà Quà Vợ với tôi. Xin quí vị cho phép tôi nhân bài viết này gửi vài lời đến những bạn Cơm Nhà Quà Vợ của tôi trên cõi đời này:

– Ơi.. Các bạn đồng hội.. Từ lâu ta vẫn có mặc cảm tự ti vì ta cơm nhà, quà vợ. Nhiều lần chúng ta nghe những lời bỉ bác: “Thằng đó cơm nhà, quà vợ.. Cả quỷnh.. Chẳng biết cái mẹ gì..” Kể cả đàn bà đa tình cũng khinh thị chúng ta: “Anh.. cơm nhà, quà vợ.. Chán bỏ mẹ..!” Ta thấy người đời trọng thị những anh Thuyền Trưởng Hai, Ba Tầu mà coi khinh, coi rẻ những công dân chân chỉ, hạt bột Cơm Nhà Quà Vợ chúng ta. Làm như là chỉ có bọn Thuyền Trưởng Hai Tầu mới là đàn ông, mới tài hoa, chúng ta là đồ bỏ! Người đời có thành kiến đó là người đời sai lầm. Cơm Nhà Quà Vợ chúng ta không thua kém gì bọn Thuyền Trưởng Hai Tầu. Thuyền Trưởng Hai tầu có nhân vật tài hoa, Cơm Nhà Quà Vợ chúng ta cũng có những nhân vật tài hoa.
Cơm Nhà Quà Vợ chúng ta có Nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn!
Thơ Đoàn Chuẩn

Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian

Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi mà phung phí đời em không tiếc nhớ
Lá đổ muôn chiều ôi lá úa, phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta
Gió bay từ muôn phía tới đây ngập hồn anh, rồi tình lên chơi vơi
Thuyền anh một lá ra khơi về em phong kín mây trời, đêm đêm ngồi chờ sáng, mơ ai
Mộng nữa cũng là không, ta quen nhau mùa thu, ta thương nhau mùa đông
Ta yêu nhau mùa xuân, để rồi tàn theo mùa xuân, người về lặng lẽ sao đành?
Anh mong chờ mùa Thu
Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa Thu quyến rũ Anh rồi.

VÀNG PHAI MẤY LÁ

Sáng tác ở Hà Nội những năm 1960

Ai đốt Cô Tô thành vì đôi mắt giai nhân hề
Lửa cháy bao đêm ròng, thành quách tan
Ai trót nhấp men tình để Mỵ Cơ thương nhớ
Khi thác rồi, khi thác rồi, Tiêu Nhiễn vẫn còn mơ
Ai xui ta gặp nhau, để tình gây oán trái
Để tình anh bẽ bàng, và tình em lỡ làng
Và ngàn sau lá vàng khóc tình ta
Từ nay bèo trôi, cầu xiêu, con đò nát
Và mây đìu hiu cây rụng lá, thân mình về đâu?
Đàn chùng, dây phím lỡ, mái đổ nhà xiêu, nhẹ như tiếng khóc thầm.
Mây sầu vương chót núi, đường chia biên giới, người xa nhau mãi
Giấc chiêm bao đêm nào chìm trong sương khói thời gian.
Xưa có người Phù Sai rắc hoa vàng sau mỗi bước giai nhân
Đến bây giờ yêu không đành, mà ghét cũng không đành,
mà dứt cũng không đành
Rồi đây thời gian đổi thay con người mới
Bài ca tình yêu bay lộng gió trên đường về tim. (*)
Chịu được bao giông tố, cánh buồm mong manh, nhẹ như cánh bướm vàng
Khi mùa Thu đến báo, tình duyên đã dứt, đường chia đôi lối
Gió nâng mây về trời đời nào quên cánh diều bay
Em khác gì Quỳnh Dao lúc phát lầm phung phí hết xuân xanh
Lúc đêm về thương cho đời, và cũng ghét cho đời, và cũng chán cho đời
Mưa dồn trôi nước lũ xuôi dòng thả hết bụi nhơ, xuôi dòng trầm câu hát tương tư
Nhủ lòng thôi hết những mùa Thu
Lá thu bay, về anh, như những cánh hoa đời em
Còn đâu cành hoa màu tím – đường đi dệt gấm vàng son
Lòng anh chua xót. Cánh hoa vì đợi anh rã rời, héo tàn úa vàng, vùi sâu trong kiếp thời gian.
* CTHĐ: Tim tôi đập hụt vài nhịp mỗi lần tôi nghe Vàng Phai Mấy Lá.

Hoàng Hải Thủy


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.289 giây.