VRNs (08.03.2014) – Sài Gòn – SỐ 7 THEO TỰ NHIÊN
Số 7 là số tự nhiên đứng ngay sau số 6 và ngay trước số 8. Số 7 là con số may mắn của người Nhật. Bình phương
của 7 là 49. Căn bậc hai của 7 là 2,645751311. Số 7 là số nguyên tố đặc biệt, nghĩa là nó chỉ chia hết cho 1 và chính
nó. Nó cũng là số nguyên tố Mersenne (*). Theo toán học cơ bản, số 7 là một số lẻ mà nếu lấy 999.999 chia 7 sẽ
được 142.187 (chữ số tận cùng lại là 7).
Thể thao cũng “dính líu” số 7. Trong môn bóng ném, mỗi đội hình gồm 7 người, họ cùng thi ném và chuyền bóng về
phía khung thành của đối phương để ghi bàn. Từ năm 1917 đến nay, bóng ném có luật phạt đền 7m, tương tự như
phạt đền trong bóng đá (túc cầu).
Giáo sư tâm lý học George Miller (Hoa Kỳ) nghiên cứu về não người thấy rằng trí nhớ con người trưởng thành gồm
khoảng 7 thành tố – nghĩa là một người trưởng thành chỉ có thể nhớ được khoảng 7 con số hoặc 7 chữ cái sau khi
xem qua một loạt số hoặc chữ cái ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, ông gọi “trí nhớ ngắn hạn” của
con người là “số 7 bí ẩn”. Số 7 xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống, ngay cả nghi lễ của Lão giáo cũng dùng 7
thanh gươm (thất kiếm) để trừ tà ma.
Về thuật phong thủy, số 7 được coi là có sức mạnh kỳ diệu. Nếu có 7 đồ vật được bài trí trong nhà thì sẽ tạo sức
mạnh kỳ bí khiến ma quỷ không thể xâm nhập hoặc gây “xúi quẩy” cho chủ nhà. Việt ngữ có từ “nội thất” để chỉ đồ vật
trong nhà. Phải chăng chữ “thất” (bảy, khác với chữ “thất” có nghĩa là “mất”) đó hàm ý 7 đồ vật trong nhà?
Về nghệ thuật, người ta sáng tạo ra 7 loại hình nghệ thuật nền tảng: Điêu khắc, Hội họa, Âm nhạc, Múa, Văn chương,
Sân khấu, Điện ảnh – do đó, điện ảnh được gọi là “nghệ thuật thứ bảy”.
Âm nhạc có 7 nốt nhạc: Đô, rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Văn học có những tác phẩm đặc sắc “liên quan” số 7: Những (7)
cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad, cổ tích nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn,…
Trong vật lý, triết gia Aristole (384 – 322 trước công nguyên, Hy Lạp) và giới nghệ thuật thời Phục hưng đều đồng ý có
7 màu cơ bản cho việc phối màu. Bác học Isaac Newton (thế kỷ 17), cha đẻ thuyết trọng lực và vật lý quang học, xác
định cầu vồng có 7 màu cơ bản: Đỏ, Cam, Vàng, Xanh lá, Xanh dương, Chàm, và Tím.
Theo “quy ước” chung, người ta đồng ý xác nhận có 7 kỳ quan thế giới cổ xưa gồm: Khu lăng mộ Giza, Vườn treo
Babilon, Tượng thần Zeus ở Olympia, Đền Artemis, Lăng mộ Mausolus, Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, Ngọn hải
đăng Alexandria; 7 kỳ quan thế giới mới được công bố vào thứ Bảy, ngày 7-7-2007 gồm: Bán đảo Yucatan (Mexico),
Tượng Chúa Kitô (Brazil), Vạn lý Trường thành (Trung Hoa), Pháo đài Machu Picchu (Peru), Thành cổ Petra (Gio-đan),
Đấu trường La Mã (Ý), Đền Taj Mahal (Ấn Độ); 7 đại dương, 7 ngày trong tuần, thậm chí là địa danh “Bảy Núi” (Thất
Sơn, An Giang) và phim “Bảy Tội Ác” (1995, đạo diễn David Fincher).
Sự xuất hiện của số 7 trong nhiều lĩnh vực đời sống như vậy không biết là sự ngẫu nhiên? Cũng có thể số 7 có một
sức “quyến rũ kỳ lạ” mang tính huyền bí nào đó mà phàm nhân chúng ta không thể biết được.
SỐ 7 THEO TÔN GIÁO
Theo truyền thống Công giáo, các Giáo phụ liệt kê “BẢY mối tội đầu”. Năm 604 (sau công nguyên), ĐGH Grêgôriô I
chính thức xếp thành 7 loại, tương ứng với tên của bảy con quỷ đầu sỏ trong Hỏa ngục, đối nghịch với BẢY Tổng lãnh
Thiên thần trên Thiên đàng. Năm 1589, tu sĩ Peter Binsfield (Dòng tên) liệt kê cụ thể như sau:
1. Lucifer – tội kiêu ngạo.
2. Mammon – tội hà tiện.
3. Asmodeus – tội dâm dục.
4. Satan – tội hờn giận, thù hằn.
5. Beelzebub – tội mê ăn uống.
6. Leviathan – tội ghen ghét, đố kỵ.
7. Belphegor – tội lười biếng thờ phượng Chúa.
Để đối lại “BẢY mối tội đầu”, chúng ta có BẢY nhân đức – gọi là “cải tội BẢY mối”:
1. Khiêm nhường chớ kiêu ngạo.
2. Rộng rãi chớ hà tiện.
3. Giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục.
4. Hay nhịn chớ hờn giận.
5. Kiêng bớt chớ mê ăn uống.
6. Yêu người chớ ghen ghét.
7. Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
Về nhân đức yêu thương (đức ái), chúng ta có “thương xác BẢY mối” và “thương linh hồn BẢY mối”. Toàn là số 7,
những con số 7 kỳ lạ thật!
Cựu ước nhắc đến số 7.
Khi Thiên Chúa nhắc nhở về việc dâng của lễ: “Phải dâng tinh bột lúa miến nhào với dầu làm lễ phẩm: khi dâng mỗi
con bò thì dâng mười ba lít rưỡi, khi dâng con cừu đực thì dâng chín lít; mỗi lần dâng một con chiên trong số BẢY
con, thì dâng bốn lít rưỡi” (Ds 28:20-21).
Hai lần nói thế này: “Anh em sẽ dâng như thế mỗi ngày trong suốt BẢY ngày: đó là lương thực, là hoả tế, là lễ vật nghi
ngút hương thơm, làm thoả lòng Đức Chúa, kèm theo lễ toàn thiêu thường tiến và lễ tưới rượu. Ngày thứ bảy, anh em
sẽ phải tập hợp để thờ phượng Đức Chúa, anh em không được làm một việc nặng nhọc nào” (Ds 28:24-25; Ds
28:28-29).
Và hai lần nói thế này: “Phải dâng tinh bột lúa miến nhào dầu làm lễ phẩm: khi dâng con bò, thì dâng mười ba lít rưỡi;
khi dâng con cừu đực thì dâng chín lít, và khi dâng mỗi con chiên trong số BẢY con, thì dâng bốn lít rưỡi” (Ds 29:3-4;
Ds 29:9-10).
Tân ước cũng nói đến số 7.
Trong Mt 22:23-33, người Xa-đốc không tin có sự sống lại nên họ “gài bẫy” Chúa Giêsu về việc MỘT phụ nữ lần lượt
lấy cả BẢY anh em trai mà vẫn không có con nối dõi tông đường. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Các ông lầm, vì không biết
Kinh Thánh, cũng chẳng biết quyền năng Thiên Chúa. Quả thế, trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng,
nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời. Còn về vấn đề kẻ chết sống lại, thì các ông không đọc lời Thiên Chúa đã
phán cùng các ông sao? Người phán: Ta là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của
Gia-cóp. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống”. Ai cũng kinh ngạc khi nghe Chúa Giêsu
dạy như vậy.
Sách Khải Huyền nói tới “BẢY thiên thần mang BẢY chén” (Kh 17:1a), rồi một vị đến bảo Thánh Gioan: “Lại đây, tôi sẽ
chỉ cho ông thấy Con Điếm khét tiếng, đang ngồi bên những làn nước mênh mông, bị xét xử như thế nào. Vua chúa
trần gian đã làm chuyện gian dâm với nó, và những người sống trên mặt đất đã say vì thứ rượu là sự gian dâm của nó”
(Kh 17:1b-2).
Nói về Con Thú và Con Điếm: “Bấy giờ thiên thần bảo: ‘Sao lại ngạc nhiên? Tôi sẽ nói cho ông hay ý nghĩa huyền bí
của người đàn bà và của Con Thú nó đang cỡi, là Con Thú BẢY đầu mười sừng. Con Thú ông vừa thấy, nó đã có
nhưng không còn nữa. Nó sắp từ Vực Thẳm đi lên và đang tới chỗ diệt vong. Các người sống trên mặt đất, mà từ thuở
tạo thiên lập địa không được ghi tên trong Sổ Trường Sinh, sẽ ngạc nhiên khi thấy Con Thú, vì nó đã có, nó không còn
nữa, nhưng sẽ trở lại. Đây là lúc cần phải có trí thông minh cùng với sự khôn ngoan. BẢY đầu là BẢY quả núi trên đó
người đàn bà ngồi. Năm vua đã đổ, một vua hiện còn, một vua khác chưa đến, và khi vua này đến thì phải ở lại ít thời
gian thôi. Còn Con Thú đã có và không còn nữa, nó là vua thứ tám, nó cũng thuộc số BẢY vua và đang tới chỗ diệt
vong” (Kh 17:7-11).
Thánh Gioan kể lại thị kiến: “Bấy giờ, trong số BẢY thiên thần mang BẢY chén đầy BẢY tai ương cuối cùng, một vị đến
bảo tôi: “Lại đây, tôi sẽ chỉ cho ông thấy Tân Nương, Hiền Thê của Con Chiên” (Kh 21:9).
Cuối cùng là BẢY lời nói của Chúa Giêsu trước khi Ngài rời cõi trần gian:
1. Cầu xin Chúa Cha tha cho kẻ thù: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).
2. Chấp nhận lời xin của tên trộm lành: “Hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23:43).
3. Trao gửi Thánh Gioan cho Đức Mẹ: “Thưa Mẹ, đây là con của Mẹ” (Ga 19:26).
4. Trao gửi Đức Mẹ cho Thánh Gioan: “Đây là Mẹ của anh” (Ga 19:27).
5. Than thở với Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con!” (Mt 27:46).
6. Phó thác linh hồn cho Chúa Cha: “Lạy Cha, Con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha” (Lc 23:46).
7. Sau khi được nếm chút giấm chua: “Thế là mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:30).
Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nói đến sự gian nan: “Ba chìm, BẢY nổi, chín lênh đênh”. Số 7 kỳ lạ thật đấy!
TRẦM THIÊN THU
Ngày 7-3-2014, kỷ niệm lần thứ 740 ngày về Nhà Cha của Thánh Thomas Aquinas Tiến sĩ (1225-1274).
_________________
(*)số có dạng lũy thừa của 2 trừ 1: 2n − 1, một số định nghĩa yêu cầu lũy thừa (n) phải là số nguyên tố) và là một số
nguyên tố: ví dụ 31 là số nguyên tố Mersenne vì 31 = 25 − 1, và 31 là số nguyên tố. Điều kiện để số Mn nguyên tố là n
là số nguyên tố, 24 -1 = 15 là hợp số vì 4 không là nguyên tố, nhưng ngược lại không đúng: ví dụ số Mersenne 2047 =
211 − 1 không là nguyên tố vì nó chia hết cho 89 và 23, mặc dù số 11 là số nguyên tố. Hiện nay, các số nguyên tố lớn
nhất được tìm thấy thường là số nguyên tố Mersenne.
Các số nguyên tố Mersenne có quan hệ chặt chẽ với các số hoàn thiện, nghĩa là các số bằng tổng các ước chân
chính của nó. Trong lịch sử, việc nghiên cứu các số nguyên tố Mersenne đã từng bị thay đổi do các liên quan này; vào
thế kỷ 4 TCN, Euclid phát biểu rằng nếu M là số nguyên tố Mersenne thì M (M+1)/2 là số hoàn thiện. Vào thế kỷ 18,
Leonhard Euler chứng minh rằng tất cả các số hoàn thiện “chẵn” đều có dạng này. Không một số hoàn thiện “lẻ” nào
được biết, và người ta nghi ngờ rằng chúng không tồn tại.