logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 09/03/2014 lúc 09:38:12(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Phi Khanh/Người ViệtLÀO CAI (NV) - Ðến ga Hà Nội, mua một vé tàu lửa đi Lào Cai với giá 600 ngàn đồng, sau một đêm nằm ngủ, sáng mai, phố núi Lào Cai hiện ra trước mắt với sông Nậm Thi, xe tút tút, núi non trùng điệp và mùi rau thì là...

Tiếp tục ngồi xe đi thêm vài giờ đồng hồ trèo đèo Hoàng Liên Sơn (còn gọi là đèo Ô Quí Hồ), con đèo dài nhất Việt Nam với chiều dài gần 50 km nối giữa Lào Cai và Lai Châu, thị trấn Sapa rõ dần phía trước với cái lạnh se sắt, sương mù và mùi mật ong rừng.
UserPostedImage
Tổ ong rừng vẫn còn lúc nhúc nhộng

Bây giờ đang là Tháng Giêng, tháng ong làm mật và những người bạn H. Mong băng rừng tìm mật ong.

Anh Giàng Hà Từ, 45 tuổi, người H. Mong ở bản Tả Van, mỗi sáng lội bộ gần mười cây số đường núi để lên thị trấn, ngồi cạnh nhà thờ Sapa bán mật ong rừng.

Anh Từ nói: “Mật ong rừng mùa này nhiều lắm, nhưng bây giờ khó lấy mật hơn trước đây rồi!”

“Vì khó lấy mật nên người ta làm giả mật ong rừng nhiều lắm, chính mình cũng không biết đâu là giả, đâu là thật. Chỉ tin là mật thật khi tự tay mình lấy mang về bán thôi. Thường thì trước đây, người ta phân biệt mật ong rừng và mật ong nhà bằng cách thả một giọt mật ong vào chai nước, nếu là mật ong rừng thì nó sẽ từ từ rơi xuống đáy chai mà không tan ra nước, nước vẫn trong veo, giọt mật nằm dưới đáy chai tròn vo.”

“Nếu là mật ong nuôi thì nó vẫn rơi xuống nhưng có tan một ít vào nước làm cho nước chuyển sang màu mật. Còn bây giờ, mật ong nhà, người ta cho vào chai, phơi nắng nhiều lần, sau đó bỏ vào tủ lạnh rồi lại mang phơi nắng, vài lần như thế mật bị già đi và khi thử cứ tưởng là mật ong rừng nhưng chất lượng thì kém xa!”

“Bây giờ người H. Mong cũng bị gian dối nhiều quá, trước đây, người H. Mong thật thà lắm cơ! Nhưng do nghe lời bậy bạ, ham tiền, người H. Mong cứ lấy mối mật ong của người Kinh về bán, mà thật ra đó là mật giả, không phải mật ong rừng. Làm như thế vô lương tâm lắm!”

Tiếp tục dạo quanh khu vực bán mật ong rừng, chúng tôi gặp nhiều người phụ nữ H. Mong ngồi bán mật ong, sáp ong vừa mới lấy vẫn còn nhiều con ong bò lúc nhúc trên đó. Chị Mùng, người H. Mong ở bản Lao Chải, rời nhà lúc 3 giờ sáng, đến nhà thờ làm lễ lúc 6 giờ và tiếp tục ngồi bán mật ong rừng ở bên tường rào nhà thờ cho đến chiều tối lại quay về nhà.

Chị Mùng kể: “Thường thì ngày thứ Bảy và Chủ Nhật mình đi bán mật ong rừng, còn những ngày khác trong tuần, mình vào rừng tìm mật. Tìm mật ong tuy dễ kiếm tiền nhưng rất nguy hiểm, nếu không có kinh nghiệm, có thể bỏ mạng trong rừng.”


UserPostedImage
Bán mật rừng ở thị trấn Sapa.


“Vì muốn lấy mật ong thì phải vào rừng già, phải theo dấu ong bay, đương nhiên chỗ này nói thì mấy anh cũng không thể hiểu, thuộc về bí quyết, theo dấu nó đến tổ của nó, và nguy hiểm bắt đầu từ chỗ tìm ra tổ ong.”

“Phần lớn các loài thú dữ như gấu, rắn độc lại rất ưa nằm gần tổ ong để đợi lúc có mật thì ăn, nhất là trăn, trước mùa động hớn, nó nằm đợi dưới tổ ong để chờ mật rớt xuống thì liếm, nạp đường. Lúc này mình sơ hở, không chú ý thì bị gấu tát, trăn siết, rắn cắn ... Ðủ các thứ nguy hiểm!”

“Nói thì nói vậy, nhưng cũng không đến nỗi quá nguy hiểm nếu như mình cẩn thận, đặc biệt, đàn ông đi lấy mật ong, có người còn bắt được cả trăn về, được một công đôi chuyện. Nhưng thú vị nhất vẫn là lấy tổ ong, mình đốt lửa, hun khói để nó bị ngạt, xong rồi mình lấy tổ. Nếu không cẩn thận, nó chích là chết, vì ong nó chích tập thể, cả chục ngàn con xúm vào chích thì chết là chắc!”

“Nếu như kiếm được tổ ong lớn, chuyện kiếm tiền triệu là nằm trong tầm tay. Thử hỏi, ở núi rừng như thế này, kiếm được một triệu đồng là cả một cái tài sản lớn, dễ gì kiếm ra. Nên có nguy hiểm cỡ nào cũng phải cố gắng mà vượt qua!”

Chị Cố, một phụ nữ người Thái Trắng khác cho biết thêm: “Mình đi bán mật ong rừng của người Kinh, giá nó rẻ hơn, chất lượng thì mình không rõ lắm, nhưng lâu nay vì bán đắt hàng nên mình cứ bán kiếm tiền cái đã!”

“Thì mật ong rừng của người H. Mong có giá tiền đắt gần gấp đôi giá mật ong mình bán, một lít mật ong rừng cả triệu đồng, có khi hơn triệu đồng, mật mình bán chỉ bốn trăm ngàn đồng một lít. Du khách họ mua nhiều lắm, mỗi lít mình kiếm được năm mươi ngàn đồng, một ngày bán mười lít là kiếm năm trăm ngàn đồng. Tính ra cũng tương đương đi vào rừng kiếm mật, mà không nguy hiểm.”

Chính vì sợ nguy hiểm rình rập, rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa, Bắc Hà, Lao Chải, Lào Cai đã mua lại mật ong của người Kinh để bán cho du khách. Nhưng họ không hiểu rõ nguồn gốc cũng như chất lượng của loại mật ong này.


UserPostedImage
Phụ nữ người Thái đi bán mật ong rừng trên đừng về.


Một người H. Mong tên Cang nói với chúng tôi: “Thật ra người Kinh cũng không có mật ong để bán đâu, vì ngoài Bắc này, số lượng mật ong nuôi không đủ bán cho các công ty, có mật là công ty dược và nhà máy bánh kẹo họ thu mua hết, có đâu ra thị trường, tôi nghĩ là mật của Trung Quốc.”

“Ngoài Bắc này, không có thứ gì là Trung Quốc không đưa qua, chẳng qua là mình không để ý, chứ người Trung Quốc họ làm mật giả, chỉ có đường và hóa chất làm dẻo, gây mùi như mật thật, uống vào đi Tây Thiên cũng không chừng!”

Câu nói của ông Cang làm chúng tôi thấy hụt hẫng khi nghĩ đến rồi đây sẽ có hàng triệu đồng bào dân tộc thiểu số sẽ mất đi tính thật thà bởi họ quá nghèo và người Trung Quốc quá biết rõ về cái nghèo, sự thiếu hiểu biết của họ để lợi dụng.

Phi Khanh/Người Việt

Sửa bởi người viết 09/03/2014 lúc 09:38:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.