logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 10/03/2014 lúc 06:53:11(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
I. Đám cưới rước dâu bằng xe ngựa ở Hà Tĩnh
Hai nhân vật chính trong cái đám cưới gây xôn xao trong cộng đồng mạng thời gian qua, cô dâu Ngô Thị Thủy (24 tuổi) và chú rể Đoàn Trọng Nhất (26 tuổi) – đã tất bật trở lại với công việc thường ngày của mình thay vì được nghỉ ngơi đi du lịch thưởng thức tuần trăng mật. Chú rể làm nghề lái xe vận tải, ở công ty TNHH Quỳnh Lâm, tỉnh Hà Tĩnh. Cô dâu là nhân viên lễ tân (receptionist) của Khách sạn Bình Minh tại thành phố này, họ dùng xe ngựa rước dâu để đánh dấu năm… Con Ngựa!

Gia đình cô dâu Ngô Thị Thủy ở gần tỉnh lộ 17, thuộc loại khá giả nhất nhì trong làng. Tính đến nay, đã gần nửa tháng trôi qua nhưng chuyện đám cưới rước dâu bằng xe ngựa vẫn còn là đề tài tức cười tại địa phương. Bà Võ Thị Tuyết, mẹ của cô dâu, cho biết bà sinh được 4 người con (1 gái, 3 trai), Thủy là con đầu lòng và Nhất là cậu rể duy nhất trong gia đình.

Có mỗi một cô con gái nên việc cưới xin của con, gia đình rất quan tâm. Bà Tuyết kể rằng chuyện tình cảm giữa Thủy và Nhất ông bà đã biết từ lâu: “Hai đứa vốn thân với nhau từ hồi còn là học sinh cấp 3 trường huyện. Sau khi học xong trung học, con Thủy thi đậu vào trường Cao đẳng Du lịch Cửa Lò tỉnh Nghệ An, còn thằng Nhất có sức khỏe nên học nghề lái xe vận tải, rồi được nhận vào làm trong công ty Quỳnh Lâm tại thành phố từ 3 năm nay”. Về phần Thủy, học xong ngành du lịch, cô cũng may mắn được nhận vào làm nhân viên tiếp tân tại Khách sạn Bình Minh, một trong những khách sạn lớn rất nổi tiếng trong thành phố Hà Tĩnh. Bà Tuyết vui vẻ kể tiếp: “Tụi nó tìm hiểu nhau ra răng thì vợ chồng tui mô có biết, chỉ nhớ là cách đây khoảng chừng một năm, bên gia đình nhà thằng Nhất có qua xin phép cho hai đứa nó liên lạc với nhau tụi tui mới biết là tụi nó thương nhau”.

Ông Đoàn Trọng Thuận, cha của chú rể, kể: “Lúc bàn tính mần đám cưới tụi tui rất đau đầu. Tại vì hai gia đình ở cùng làng, cách nhau không bao xa, nếu mướn xe hoa thì quãng đường ngắn quá, lên xe xuống xe mất công. Còn nếu đi bộ lỡ bị trời mưa, đường trơn, cô dâu lại mặc đồ cưới, không tiện một chút nào hết. Lúc đầu có người bàn mướn xe xích lô nhưng tui thấy cũng không tiện nên lại thôi. Sau, thằng Nhất đưa ra ý kiến là thuê xe ngựa, ai cũng tức cười tưởng nó nói đùa. Nhưng nó nói năm nay là năm Con Ngựa, hơn nữa từ trước tới nay xe ngựa vốn là phương tiện mưu sinh chủ yếu của dân chúng thôn Vĩnh Cát này nên mọi người thấy cũng hợp lý. Quan trọng hơn nữa, cô dâu tuổi Canh Ngọ, năm nay Giáp Ngọ tức giáp thứ 2 của tuổi Ngọ nên nó đồng ý lắm và tụi tui cũng đồng ý luôn. Mọi người đều vui vẻ cả chớ không phải tụi tui lập dị muốn làm khác người hay hà tiện chi mô”.

Ngô Văn Huấn, em trai của cô dâu, được phân công đi mướn và lo việc bài trí chiếc xe, kể rằng xe ngựa tại địa phương rất nhiều nhưng cậu cũng phải lựa chọn thật kỹ. Đó là một con ngựa vừa mới lớn, to, khỏe và có bộ lông mượt mà. Trọn gói thuê cả xe lẫn ngựa chỉ tốn có 200 ngàn đồng (tức khoảng 10 đô la Mỹ), xà ích thì cậu tự đánh lấy vì ở làng này thanh niên ai cũng biết đánh xe ngựa.

Ngựa được tắm rửa sạch sẽ và dán hai chữ “song hỉ” hai bên cạnh sườn trong khi chiếc xe cũng được trang trí lộng lẫy, có ghế nệm cho cô dâu chú rể ngồi, ngoài ra ở phía trước cũng có hai chiếc ghế nhỏ dành cho hai em bé ngồi hai bên “phụ tá” cô dâu chú rể. Chung quanh xe treo bóng bay đủ màu sắc, nơ và các giải ruy-băng.

Lúc 11 giờ 30 ngày Mồng 10 tháng Giêng 2014 âm lịch, hàng trăm bạn bè, bà con họ hàng của cả hai bên đi đưa dâu, đón dâu, tưng bừng rộn rã khiến dân chúng trong thôn Vĩnh Cát rất bất ngờ trước cái đám cưới độc đáo và tức cười này. Mà cũng có nhiều chiếc “xế hộp” sang trọng của khách khứa từ trên thành phố xuống dự nữa chứ có phải không đâu. Khoái chí nhất là đám trẻ con trong làng, chúng chạy theo sau reo hò ầm ỹ.

Ông Lê Văn Hạ, một người hàng xóm của chú rể, cho biết: “ Đám cưới của cậu Nhất với cô Thủy coi vậy mà tưng bừng và hoành tráng nhất từ trước tới nay ở thôn Vĩnh Cát. Chính cái lạ và độc đáo trong cách rước dâu đã làm nhiều người chú ý, nhất là lớp trẻ. Hôm đó nhiều gia đình đã bỏ dở công việc chạy ra coi chiếc xe rước dâu lạ lùng nhất từ trước đến nay”.

Cũng có ý kiến cho rằng vì hoàn cảnh gia đình chú rể khó khăn, không đủ điều kiện thuê xe hoa nên phải đón dâu bằng xe ngựa. Không phải như vậy, gia đình cả chú rể Đoàn Trọng Nhất lẫn cô dâu Ngô Thị Thủy đều thuộc loại khá giả nhất nhì trong xã Thạch Vĩnh. Trong khi Nhất có người chú ruột là giám đốc Tập đoàn Phú Tài Đức, một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh, thì gia đình Thủy cũng thuộc hạng giàu có, làm chủ một đoàn xe vận tải chuyên chở vật liệu trên khắp địa bàn miền Trung. Họ thích thì đám cưới bằng xe ngựa cho vui vậy thôi, cái thích của họ không có gì là quá lố hay kệch cỡm.



II. Đám cưới rước dâu bằng xe trâu ở Nghệ An
“Lúc mới bước ra khỏi cổng, thấy rước dâu bằng xe trâu thật, em ngạc nhiên lắm. Lúc trước em cứ tưởng là anh Đức nói đùa vậy thôi, không ngờ anh ấy làm thiệt” – cô dâu Hồ Thị Hoa thuật lại đám cưới với màn đón dâu bằng xe trâu mới diễn ra cách đây ít bữa của cô và chú rể Đào Văn Đức.

Sau khi clip đón dâu bằng xe trâu được ai đó tung lên Internet và trở thành đề tài trong cộng đồng mạng, nhà báo trong nước đã nhờ dân chúng Nghệ An để tìm ra địa chỉ của cái đám cưới “xe trâu” hiếm có tại xóm 9, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An này.

Đám cưới của chú rể Đào Văn Đức (23 tuổi) và cô dâu Hồ Thị Hoa (25 tuổi) mới diễn ra vào ngày 11/2 vừa qua.

Căn nhà nhỏ của bố mẹ chú rể Đào Văn Đức nằm nép dưới chân đê. Các phóng viên tới đúng lúc vợ chồng Hoa và Đức đang chuẩn bị đi làm rẫy ở chân núi. Chú rể đỏ mặt: “Rầy (mắc cỡ) lắm, các anh đừng đăng chuyện đám cưới của bọn em lên báo”. Cô dâu thì chỉ cười coi bộ dễ dãi.

Đức và Hoa ở cùng một xóm, từ nhỏ đã là bạn chăn trâu cắt cỏ với nhau. “Bọn em chính thức yêu nhau chỉ mới 2 năm nay thôi nhưng yêu thầm nhớ vụng thì từ bao giờ em cũng không nhớ nữa. Nói thật là hồi đó còn trẻ con, Hoa lại lớn hơn em 2 tuổi nên em không dám hó hé chi hết. Không ngờ cô ấy cũng có cảm tình với em nhưng ngại lớn tuổi hơn nên cũng không dám nói”, Đức mở đầu câu chuyện tình yêu của mình như thế.

Cuối cùng thì tình yêu đã thắng sự e ngại về cách biệt tuổi tác. Lấy hết can đảm, Đức ngỏ lời và được Hoa đồng ý. Đức nói: “Thế nhưng để mọi người khỏi bàn ra tán vô, hai đứa tụi em quyết định giấu kín. Chỉ đến khi tình yêu đã chín mùi hai bên gia đình mới biết”. Bà Vương Thị Phương, mẹ của cô dâu, nói: “Cũng chẳng ai ngăn cản bởi thấy tụi nó thương nhau quá” – .

Tính ra, theo tục lệ, khi nhà trai đến chạm ngõ thì Đức mới 18 tuổi và Hoa 20. Ở cái làng quê nghèo khó này, có thể thiếu thốn đủ mọi thứ nhưng chàng trai trẻ thừa lãng mạn để thỉnh thoảng có chút quà tặng người yêu. Một chiếc bánh nếp, ít củ khoai lang…, cái tình nhiều hơn quà tặng.

Sau khi được hai bên gia đình đồng ý cho đi lại, Đức và Hoa lên đường vào Nam học nghề cắt tóc, trang điểm. Khi kinh nghiệm đã “hòm hòm”, hai đứa quyết định về quê lập nghiệp, tổ chức đám cưới.

Và cái đám cưới đó, không chỉ gây ấn tượng với mọi người bằng chiếc “xe hoa” đặc biệt mà ít ai biết rằng chú rể cũng chính là người đã tự tay trang điểm cho cô dâu. Bởi lẽ, theo lời Đức nói, dù không được như thợ chuyên môn ở trong Sài Gòn nhưng tự tay làm đẹp cho người mình yêu cũng là một điều hạnh phúc.

Trong những ngày hai gia đình họp bàn chuyện tổ chức đám cưới, Đức tuyên bố một câu khiến mọi người sửng sốt: “Con sẽ rước dâu bằng xe trâu”. Nghe con rể nói thế, ông bố vợ gật gù: “Ờ, xe chi cũng được, miễn hai đứa bây sống vui vẻ, hạnh phúc với nhau là được rồi”. Bà Hồ Thị Tư, mẹ của Đức, cho biết: “Lúc đó ai cũng tưởng nó nói chơi vậy thôi, không ngờ nó làm thiệt”.

Thế rồi đến hôm cưới, trong khi mọi người bận rộn chuẩn bị dựng rạp, làm mâm đãi khách thì chú rể lui cui đi tắm cho trâu và chùi rửa thật sạch chiếc xe cải tiến vẫn thường dùng chở nông sản để chuẩn bị… đưa nàng về dinh!

“Nói thật là nhà em với nhà Hoa gần nhau quá, đi bộ chỉ mất có 5 phút thôi. Rước dâu đi bộ thì cũng được nhưng em muốn đám cưới của mình thật ấn tượng, muốn Hoa hiểu rằng mình đặc biệt thế nào đối với em. Mọi ý tưởng trang trí xe đều do em nghĩ ra và hướng dẫn đám bạn làm, nhưng chúng nó không hiểu nên em tự tay làm luôn”, Đức chia sẻ. Chiếc xe đón dâu được trang trí một chuỗi hoa và lá dừa kết hình trái tim và bên trên che “lọng” hẳn hoi. Phải mất nửa ngày, “xe hoa” mới hoàn thành nhưng chú rể vẫn giấu kín. Cho đến hôm sau, khi nhà trai sang đón dâu, tất cả mọi người đều nghĩ rằng đám cưới sẽ đi bộ. Nhưng chú rể và một người bạn ung dung… dắt trâu ra. Đích thân Đức đánh xe sang nhà gái đón vợ. “Lúc bước ra khỏi cổng, thấy xe trâu thật em ngạc nhiên lắm, cứ nghĩ là anh Đức nói đùa, không ngờ anh ấy đón bằng xe trâu thiệt”, Hoa kể lại.

Mọi người đến tham dự reo hò cổ vũ khiến cô dâu ngượng ngùng không bước lên xe được mà phải nhờ chú rể “phụ tá”. Suốt quãng đường được đón về nhà chồng, miệng cô thì cười nhưng trong bụng rất lo, lỡ trâu thấy đông người quá, hoảng sợ mà lồng lên thì hư hết.

Cụ Hồ Viết Lợi (75 tuổi) ông nội cô dâu cứ cười suốt, kể với các phóng viên: “Sống chừng này tuổi rồi bây giờ tui mới thấy cái đám cưới bằng xe trâu. Nhưng cũng vui, nông dân mình sống nhờ con trâu, đám cưới cho con trâu kéo cũng hay”.



Vợ chồng hạnh phúc

Chia sẻ về chiếc xe đón dâu đặc biệt của mình, Đức cho biết: “Thiệt ra không phải em không đủ điều kiện mướn chiếc xe hoa đâu nhưng thấy như thế lãng phí quá. Mình nghèo thì cứ sống theo nghèo, sao lại phải giấu? Chắc chắn đám cưới “xe trâu” của tụi em có người chê, có người khen, mà thậm chí cũng có người cho rằng em lập dị, thích chơi khác người. Nhưng vấn đề là họ không nghèo nên không biết, tụi em để dành được đồng nào hay đồng nấy chứ, miễn sao sống với nhau có hạnh phúc là tốt rồi”.

Hiện nay hai vợ chồng Đức-Hoa vẫn còn ở nhờ nhà cha mẹ Đức và ngày ngày ra đồng cày cấy. Cặp đôi này đang dự định mở một cửa tiệm nho nhỏ cắt tóc và trang điểm cô dâu.

Cuộc sống hôn nhân đâu bắt buộc phải làm đám cưới thật rình rang như vợ chồng “vua thủy sản” ở Cần Thơ, làm đám cưới cho con trai định rước dâu bằng máy bay trực thăng, nhưng không mướn được vì nhà cô dâu không có chỗ đậu máy bay, đành phải thuê cả trăm chiếc xe hơi loại xịn nhất thay thế và tiệc tùng hằng tuần lễ cả ở Sài Gòn lẫn dưới Cần Thơ. Giữa lúc đang tiệc tùng “hoành tráng” như vậy thì dân Cần Thơ và các tỉnh miền Tây chăng biểu ngữ, kéo nhau tới… đòi nợ đông như chợ. Thì ra, bà “đại gia thủy sản” này còn nợ của họ cả mấy trăm tỉ đồng tiền cá không có để trả. Bà đã bị bắt, gia sản bị kê biên, phải đưa ông chồng ra giữ quyền giám đốc để thay thế bà trả nợ nhưng sự việc chưa giải quyết xong.

Thà đám cưới bằng xe trâu mà sống hạnh phúc còn hơn vung tay quá trán, rước dâu cho con bằng máy bay trực thăng sau đó vào tù vì quỵt nợ và bị mọi người chửi do không có tiền chi trả, làm khổ biết bao nhiêu gia đình nuôi cá.
UserPostedImage

III. Rước dâu bằng 40 chiếc xe Honda SS 67
Những năm gần đây, phong trào chơi xe cổ đang dần dần chiếm được cảm tình của đông đảo giới chơi xe trên toàn quốc, ví dụ xe Mobylette, xe Vespa, xe Lambretta v.v… của những kiểu cũ từ năm sáu chục năm trước, người ta mua rất mắc rồi đem về tân trang bóng lộn, chơi theo… đồ cổ, càng cổ lại càng hãnh diện. Nhất là những chiếc xe mô-tô hiệu Harley trong đoàn xe hộ tống của Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày trước. Năm 1976-77, mới chiếm được miền Nam, người ta không biết giá trị của nó, bán đổ bán tháo coi như vứt đi, giá chẳng đáng bao nhiêu, chỉ những tay chơi muốn giữ kỷ niệm đối với thời cũ mới mua mà thôi. Có hai anh em ông kia rủ nhau mua mỗi người một chiếc, đem về lau chùi bóng loáng chưng trong phòng khách. Nay, mỗi chiếc xe đó giá lên tới 100 ngàn đô la tức đắt hơn gấp đôi chiếc Toyota Camry mới tinh vừa nhập khẩu họ cũng không bán.

Trong số những loại xe cổ thì xe Honda SS 67 (tức những xe được nhập cảng từ Nhật tại miền Nam vào khoảng những năm 1967, 1968) là dòng xe được các tay chơi xe cổ ở ngoài Bắc ưa chuộng nhất không hiểu lý do tại sao. Họ thành lập các Câu lạc bộ xe Honda, Câu lạc bộ xe hơi v.v…, trong đó Câu lạc bộ Nghĩa Tân ở quận Cầu Giấy Hà Nội chuyên về xe Honda SS 67 rất xôm tụ, họ rất hãnh diện. Từ sự hãnh diện đó, nhiều đám cưới của con cái các thành viên trong câu lạc bộ này tổ chức rước dâu toàn bằng loại xe cổ đó.

Cuối tháng 12 vừa qua, ông Trần Ngọc Hải, thành viên Câu lạc bộ Honda SS 67 Nghĩa Tân, tổ chức đám cưới cho con trai của mình là chú rể Trần Hoàng Linh và cô dâu Nguyễn Ngọc Ly với một lực lượng hùng hậu gồm 40 chiếc xe Honda SS 67 đưa đón dâu. Gia đình ông đã giành được sự quan tâm của không ít dân chúng Hà Nội và ai cũng thấy tức cười, cho rằng ông là một trong những… ông già chịu chơi!



“Đại gia” tạc tượng 3 bà vợ để tỏ lòng căm ghét
Thưa quý bạn, không ai biết trong nước hiện nay có bao nhiêu “đại gia” và cũng không ai biết khi tài sản của họ lên tới cỡ chừng bao nhiêu thì được gọi là đại gia, bởi vì có những đại gia thứ thiệt nhưng cũng có những đại gia thứ “dỏm”, họ cố tình tung tin mình là đại gia để lừa đảo sau đó vào tù, lúc ấy thiên hạ mới trợn tròn mắt biết họ là đại gia… dỏm.

Tuy nhiên, trong số những đại gia thứ thiệt, có các vị mà tài sản “có thể nhìn thấy được” của họ lên tới hàng tỷ đô la, ví dụ các ông Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Lê Ân, Trầm Bê v.v… Bây giờ chúng ta thử coi thoáng qua về mấy ông này, mỗi ông có một tính chất rất lạ khác hẳn nhau, sau đó đặc biệt nói về ông Lê Ân với câu chuyện tức cười là ông thuê tạc 3 pho tượng về 3 người vợ cũ, đặt ngay trong Làng Du lịch Chí Linh ở Vũng Tàu của ông để nói lên lòng căm hận 3 bà vợ mà ông cho là quá quắt đó. Cách ngôn Tây phương có câu: “Không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa”. Ông Lê Ân không đánh nhưng ông mần như rứa thì còn quá hơn là đánh, không giống tác phong của một đại gia. Sau đây xin mời quý bạn coi qua cho biết.



- Phạm Nhật Vượng: Người Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, năm nay 46 tuổi. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ học giỏi, được chọn sang du học ở Nga về ngành Mỏ và Kinh tế địa chất. Học xong, ông tự ý sang Ukraine, thành lập công ty thực phẩm Technocom sản xuất hơn 100 sản phẩm khác nhau, từ mì ăn liền tới khoai tây chiên đóng hộp. Qua kinh doanh, vốn liếng của ông dần dần lên tới cả tỷ đô la nếu tính theo tiền Mỹ. Tập đoàn Technocom trở thành số một về sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ukraine và bán sang 29 quốc gia trên thế giới.

Năm 2000, ông về Việt Nam làm giám đốc Tập đoàn Technocom Việt Nam và giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam & Ukraine. Tập đoàn Technocom mở “hòn đảo du lịch” Vinpearl Land ở Nha Trang, mua có thời hạn khu đất “vàng” Eden ở đường Đồng Khởi (đường Catinat cũ) và khu đất “vàng” đường Lê Thánh Tôn, xây tại nơi đây hai đại siêu thị kiêm nhà hàng, kiêm khách sạn Vincom I, Vincom II, theo kiểu Pháp nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn, cùng nhiều cơ sở kinh doanh khác.

Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam làm ăn thành công tại nước ngoài, đã được tổ chức ở Hà Nội. Phạm Nhật Vượng được bầu làm chủ tịch hiệp hội này cùng 8 phó chủ tịch khác cũng là những tay có máu mặt.

Phạm Nhật Vượng có vợ là người Hải Phòng gần như không biết gì về chuyện kinh doanh của chồng, chỉ lo việc nội trợ, gia đình sống rất êm ấm.



- Đoàn Nguyên Đức: Năm nay 52 tuổi, mê bóng đá một cách kỳ lạ, mỗi năm bỏ ra hơn 10 tỷ đồng (khoảng 500 ngàn đô la) tài trợ cho các đội banh nên có biệt danh là Bầu Đức. Ông là người Việt Nam đầu tiên ở trong nước mua máy bay để đi và thuê Nguyễn Thành Trung (phi công VNCH bỏ bom Dinh Độc Lập trước hôm 30-4-1975 rồi bay ra ngoài khu cộng tác với CS) làm pi-lốt lái máy bay cho mình. Đoàn Nguyên Đức quê quán tại Bình Định, thi bốn lần không đậu vào cao đẳng hoặc đại học, nên khởi nghiệp bằng việc mở một phân xưởng mộc nho nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó, ông mở rộng hoạt động, kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất và nhiều lãnh vực khác.

Năm 1993, ông lập Xí nghiệp Tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Đến năm 2006, xí nghiệp này trở thành Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với các lãnh vực như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và… bóng đá. Hiện nay vốn liếng của ông khoảng hơn 22.500 tỷ đồng, tức khoảng 1 tỷ 200 triệu đô la. Năm 2007, ông bỏ tiền ra kết hợp với Câu lạc bộ bóng đá Arsenal bên Anh thành lập Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai-Arsenal JMG để tuyển sinh và đào tạo cầu thủ trẻ theo mô hình của Học viện Arsenal. Nay, các cháu đã 19 tuổi, trở thành đội U19 Hoàng Anh Gia Lai-Arsenal, nền tảng của đội tuyển U19 Việt Nam, do huấn luyện viên người Pháp của Arsenal điều khiển, đi đá với U19 các nước thường thắng nhiều hơn thua nên Bầu Đức rất được dân chúng Việt Nam quý trọng.



- Trầm Bê: Ông này là người rất kỹ tính, hiếm khi tiếp xúc hoặc phát biểu trước báo chí nên người ta chỉ biết “có lẽ” ông gốc là người Hoa, sinh tại Trà Vinh, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, giàu nhất Trà Vinh và “có lẽ” giàu nhất miền Tây, trong tay có hàng tỷ đô la với một trong những ngôi biệt thự mới xây cất “khủng” nhất Việt Nam nhưng cũng… xấu nhất Việt Nam vì quá lố lăng, không mỹ thuật. Ngoài ra không ai biết gì hơn.
UserPostedImage

Đại gia Lê Ân

Năm nay 76 tuổi, người Quảng Nam, sinh năm 1938, trong một gia đình nghèo khó, đông anh em và ông là người con thứ 5.

Vì nhà nghèo mà lại trốn quân dịch, năm 20 tuổi (1958, dưới thời TT Ngô Đình Diệm) ông bỏ nhà, trốn vào trong Nam, tới thị xã An Lộc tỉnh Bình Long, mưu sinh bằng cách mướn một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ, đặt trên vỉa hè phía trước một doanh trại quân đội VNCH để sửa quần áo cho lính. Ông “đắt hàng” tới độ làm không kịp và chỉ hơn một năm sau đã có đủ tiền mua lại chiếc máy may đó đồng thời mua thêm hai chiếc khác thuê thợ làm phụ với mình.

Một lần, do việc tiếp xúc tử tế với một vị khách lạ, ông được vị khách này truyền nghề may quần áo vest gốc ở Hà Nội.

Sau khi học lành nghề, với tấm giấy hoãn dịch giả mua tại Bình Long, ông gom góp hết vốn liếng, về Sài Gòn thuê một căn nhà ở ngoài mặt đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), mở một cửa tiệm chuyên may đồ vest đặt tên là Chiến’s Tailor.

Chỉ một thời gian ngắn, Chiến’s Tailor trở thành một trong những tiệm may đồ vest nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Có vốn, ông bắt đầu kinh doanh thêm các ngành nghề khác như lập xưởng sản xuất giày dép da mang nhãn hiệu “Italy” để nhập nhằng với giày dép “gin” của Ý; kinh doanh xe lam, xe buýt chạy tuyến đường Sài Gòn – Bảy Hiền – Bà Chiểu; thành lập công ty kinh doanh địa ốc; mua trái phiếu Người Cày Có Ruộng dưới thời ông Nguyễn Cao Kỳ; mua công khố phiếu quốc gia v.v… Ngoài ra, ông còn trúng thầu 5 năm liên tiếp trong việc độc quyền cung cấp thực phẩm và dụng cụ y tế cho toàn Vùng II Chiến thuật dưới chế độ cũ.

Đã thế, ông còn tung tiền ra mua đô la Mỹ từ nhiều nguồn khác nhau ở tỉnh rồi đem về Sài Gòn tiêu thụ. Chính vì việc này, ông bị CIA Mỹ tại miền Nam nghi là cơ sở kinh tài cho VC. Từ tin báo của CIA, chính quyền Sài Gòn khi ấy đã cử một đội biệt kích dùng máy bay trực thăng nhảy xuống Lai Khê tóm được ông khi đang điều khiển mua đôla tại đây. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng bị giam giữ, người ta thấy ông không phải CS nên ông được trả tự do để về… làm tiếp các công việc trái phép.

Lúc này ông đã có vợ con. Tết Mậu Thân 1968, trong khi cả nhà ông đang ngủ thì một quả đạn súng cối 175 ly rơi trúng tầng thượng của Chiến’s Tailor, nhưng cả gia đình ông đều thoát nạn.

Thế rồi, vừa sửa sang xong cửa tiệm thì ông bị tóm do… sử dụng giấy hoãn dịch giả và bị đưa ra Sư đoàn 5 Bộ binh làm lao công chiến trường.

Vừa đến Sư đoàn 5 buổi chiều thì ngay hôm sau, ông ta đào ngũ, quay trở lại Sài Gòn. Bằng tiền bạc của mình, ông hoàn toàn xóa bỏ được vết tích đào ngũ và tội dùng giấy tờ giả.

Tập trung toàn bộ tài sản, Lê Ân quyết định chơi canh bạc lớn nhất đời mình là thành lập ngân hàng tư nhân do ông làm chủ.

Tuy nhiên, khi ngân hàng của Lê Ân chưa kinh doanh có lời thì “giải phóng 30-4-75” diễn ra. Toàn bộ trái phiếu, công khố phiếu và các chứng từ có giá trị tiền bạc của ông đều được giải phóng, biến thành… mớ giấy lộn!



Trắng tay, nhưng cái may mắn của Lê Ân là được những người bạn tốt giúp đỡ. Họ cho ông mượn vốn để đấu thầu thu gom phế liệu thời hậu chiến. Đây là một nguồn lợi khổng lồ vì khắp nơi đâu cũng có phế liệu tàn tích chiến tranh.

Ngoài việc kinh doanh phế liệu, ông còn lao vào một lãnh vực hoàn toàn mới mẻ là thu mua thuốc tây. Thời điểm này, người Việt ở nước ngoài bắt đầu gửi quà về cho gia đình, và quà hầu hết là những thùng thuốc tây. Hợp tác với một dược sĩ tên là Gia theo phương pháp “anh bỏ chất xám, tôi bỏ vốn”, ông lập một hệ thống thu gom thuốc tây – trong đó đặc biệt là các loại thuốc “nằm” – là những thuốc đặc trị các bệnh ít gặp. Ông nói: “Chính vì là thuốc “nằm” nên khi thu vào, giá rất rẻ nhưng nếu có ai cần đến thì lại bán được với giá rất cao. Mới nghe qua thì thấy phi đạo đức nhưng cứ thử nghĩ, tôi bỏ ra 1 cây vàng chẳng hạn để mua 1 thùng thuốc “nằm” rồi 1 năm sau, không bán được cho ai, thuốc hết “đát” phải vứt bỏ là tôi mất luôn cả cây vàng đó”.

Từ khoản lợi nhuận rất lớn này, ông tiếp tục đầu tư xưởng sản xuất xe đạp và nhà máy chế biến xà bông, đồng thời thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang. Tuy nhiên, mỗi đêm tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim vàng từ nhiều nguồn khác nhau để bán lại cho những người vượt biên. Chính vì công việc này mà Lê Ân bị bắt và phải đi cải tạo suốt mấy năm trời.

Vừa ra tù, Lê Ân phải chịu một cú sốc khác khi nhà nước chủ trương đánh tư sản. Gia đình ông bị xếp vào hạng “tư sản mại bản”, bị đuổi đi kinh tế mới.

Được sự giúp đỡ của một người bạn thân tại Nha Trang, ông bỏ kinh tế mới, về Nha Trang mua nhà, lập cửa hàng bán đồ phụ tùng và sản xuất khung xe đạp. Ông lại phất lên như cũ.

Năm 1984, người vợ cả của Lê Ân đã có với ông 5 con, đâm đơn ra tòa xin ly dị do không chịu nổi tính ông “lăng nhăng”. Không chứng minh được tài sản trước đây đã giao cho vợ là do mình làm ra, lại một lần nữa ông bị trắng tay.

Chạy vạy từ bạn bè, Lê Ân làm lại cuộc đời bằng một shop buôn bán quần áo thời trang nhỏ tại quận 3, Sài Gòn. Từ shop thời trang này, ông phát triển thành một chuỗi cửa hàng thời trang tại nhiều quận khác nhau trên địa bàn Sài Gòn.

Có tiền, Lê Ân thành lập thêm các tiệm bán thuốc tây tại quận 1, quận 3, quận 10. Thời điểm này, ông kết hôn với một người vợ lai và có một người con chung. Về sau, người vợ này mang con sang định cư bên Mỹ nhưng ông không đi mà ở lại mở “quỹ tín dụng” lấy tên là Hòa Hưng theo kiểu Nước hoa Thanh Hương: trả lãi suất rất cao, tới 15%/tháng để thu hút tiền gửi của dân chúng rồi mua đồng Rúp đem về bán lại nhưng lời lãi chẳng được bao nhiêu. Ông mất khả năng chi trả, bị đưa ra tòa và bị đi tù nhưng vẫn còn tiền.

Về, ông lại mở ngân hàng, lấy tên là Đại Nam và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông bị chính những thành viên trong ban quản trị lừa đảo, coi như “quịt nợ” của dân, bị đưa ra tòa và bị tuyên án tử hình trong phiên sơ thẩm.

Tới phiên phúc thẩm, Lê Ân chứng minh được rằng mình bị lừa nên chỉ bị tù 7 năm về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” rồi được thả.

Nói chung, cuộc đời Lê Ân thăng trầm ngoài sức tưởng tượng của con người nhưng đến nay ông lại phất lên nhờ kinh doanh địa ốc, chứng khoán và nhiều thứ khác, giàu có hàng tỷ đô la ngang với các “đại gia” đã kể bên trên.

Cách đây hơn hai năm, ông cưới người vợ thứ 5 (tức thứ 6 nếu tính cả bà vợ bên Mỹ) tên Mai Thị Mai, sinh viên Cao đẳng ngân hàng, lúc ấy mới 19 tuổi, kém ông 55 tuổi. Đám cưới rất nổi đình đám.

Dưới đây mời quý bạn xem câu chuyện tức cười “không giống ai hết” về 3 bức tượng của 3 bà vợ “cơm không lành canh không ngọt” này.
UserPostedImage

Hận 3 người vợ cũ phụ bạc, Lê Ân dựng 3 bức tượng ghi mối thù hằn

Trong khuôn viên Làng Du lịch Chí Linh của mình tại Vũng Tàu, “đại gia” Lê Ân cho tạc 3 bức tượng 3 người vợ đã từng phụ bạc, ôm tài sản của ông ra đi gây cho ông những cảnh tù tội.

Ông tuyên bố: “Nhiều bạn bè, nhứt là mấy đứa con khuyên tui đập bỏ 3 bức tượng để quên đi chuyện cũ. Nhưng có chết tui cũng không đập. Đập làm sao được, mấy bả đã quá tệ bạc với tui…”

Ông kể: “Hồi xây dựng Làng Du lịch Chí Linh này, tui đã cho tạc tượng 3 bức tượng để khắc cốt ghi tâm những gì xấu xa mấy bả đã dành cho tui. Bao nhiêu lần tui mất trắng tài sản và ngồi tù cũng vì mấy bả. Nhìn thấy tượng mấy bả tui lại nhớ tới chuyện cũ. Mỗi bà có trang phục riêng, ngó là biết liền quê quán của mấy bả. Bà ở miền Bắc bận áo tứ thân, mang nón quai thao. Hai bà miền Nam bận áo dài theo kiểu trong Nam. Mặt mũi, vóc dáng đều giống y chang mấy bả”.

Ông dịu giọng nói về người vợ hiện tại của mình, cô Mai Thị Mai (mọi người thường gọi Mai Mai), kém ông 55 tuổi: “Tui may mắn cưới được Mai Mai. Hằng ngày Mai Mai lo lắng cho tui từng miếng ăn giấc ngủ, cùng tui trông nom khu du lịch Chí Linh. Cổ yêu tui, tui đi đâu cổ cũng đi theo”.

Chà, cái này còn phải xét lại ạ. Như Đoàn Dự tui đây, kém ổng nhiều tuổi mà có thấy ai yêu tui đâu ngoại trừ… dzợ tui, tại vì tui hổng có tiền. Nếu tui có vài trăm ngàn đô chớ không cần tới bạc tỷ, mấy cổ sẽ yêu tui không để đâu cho hết. Tui càng già nua lụ khụ cỡ… hơn 100 tuổi mấy cổ càng yêu nhiều hơn vì mong cho tui mau chết mấy cổ mau được xí phần. Than ôi, thời buổi này, sinh ta ra ấy là cha mẹ mà yêu thương ta thiệt tình thì chỉ có dzợ ta thôi. Hi hi hi!…”

Được hỏi đặt 3 bức tượng như thế ông có sợ bị mọi người cho là mình thù dai hay không? Ông trả lời: “Không, càng nhớ lại chuyện cũ tui càng có nghị lực để vươn lên và càng yêu Mai Mai nhiều hơn!…”.

“Đại gia” Lê Ân được cho là đã dành ra 1500 tỷ đồng tiền Việt Nam (tức khoảng 75 triệu đô la Mỹ) trong khối tài sản khổng lồ của mình để lập quỹ từ thiện “Lê Ân – Mai Mai”. Và đây là lý do khiến chúng ta hiểu tại sao một cô gái 21 tuổi lại yêu một “ông già” 76 tuổi như thế. Tài sản của ông lớn hơn con số đó rất nhiều, sau này cô sẽ được hưởng. Phụ nữ, khôn quá chừng chừng!…
Đoàn Dự ghi chép

Sửa bởi người viết 10/03/2014 lúc 06:55:41(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.302 giây.